Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 46 bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá)

Tiết 46 Bài 52 THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (tôm, cá)

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Biết được các loại thức ăn của cá, tôm và phân biệt được sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.

- Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá

2- Kĩ năng:

Chọn được thức ăn cho động vật thủy sản.

3- Thái độ:

Có ý thức tìm hiểu về thức ăn của cá.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.83 SGK

Tìm hiểu về thức ăn của cá.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.

2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học.

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 3556Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 46 bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 46 Bài 52 THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (tôm, cá)
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được các loại thức ăn của cá, tôm và phân biệt được sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.
- Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá
2- Kĩ năng:
Chọn được thức ăn cho động vật thủy sản.
3- Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về thức ăn của cá.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.83 SGK
Tìm hiểu về thức ăn của cá.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Nêu cách đo nhiệt độ của nước?
Đo nhiệt độ của nước:
Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để 5-10 phút.
Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả.
2 đ
4 đ
4 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Các em đã biết về tôm, cá. Vậy thức ăn của cá là gì?
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thức ăn của cá
I/ Những loại thức ăn của tôm, cá:
1- Thức ăn tự nhiên:
Gồm có vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
2- Thức ăn nhân tạo:
- Thức ăn tinh có: ngô, đậu tương, cám
- Thức ăn thô có: phân hữu cơ, phân đạm.
- Thức ăn hỗn hợp trộn nhiều thành phần đảm bảo lượng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn.
* Để biết thức ăn của cá gồm có loại nào?
- Các em đọc bài phần I.
- Thức ăn của cá gồm có những loại nào?
* Ta xét về loại thức ăn tự nhiên.
- Thức ăn tự nhiên có những thức ăn gì?
- Các em xem hình 82. Thảo luận nhóm sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của tôm, cá theo các nhóm:
Thực vật phù du
Thực vật đáy
Động vật phù du
Động vật đáy.
- Gọi vài nhóm trả lời giáo viên nhận xét.
* Còn thức ăn nhân tạo như thế nào?
- Thức ăn nhân tạo được chia thành những nhóm nào?
- Quan sát hình 83, cho biết thức ăn tinh gồm có những loại nào? Thức ăn thô gồm những loại nào? Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì so với thức ăn tinh và thức ăn thô.
- Đọc bài.
- Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Gồm có vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du, động vật đáy.
- Thực vật phù du: tảo khuê, tảo xanh...
Thực vật đáy: rong đen lá vàng, rong lông gà...
Động vật phù du: trùng túi trong, bọ vòi voi, trùng hình tia...
Động vật đáy: ốc củ cải, giun mồm dài.
- Theo chuẩn bị.
- Thức ăn tinh, thức thô và thức ăn hỗn hợp.
- Thức ăn tinh có: ngô, đậu tương, cám
Thức ăn thô có: phân hữu cơ, phân đạm.
Thức ăn hỗn hợp trộn nhiều thành phần đảm bảo lượng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ thức ăn
II/ Quan hệ về thức ăn:
Các sinh vật sống trong nước: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ về thức ăn.
* Để biết các sinh vật trong nước có quan hệ với nhau như thế nào?
- Các em đọc phần II và xem sơ đồ 16.
- Các chất dinh dưỡng là thức ăn của gì?
- Thực vật phù du và thực vật đáy là thức ăn của gì?
- Động vật phù du và động vật đáy là thức ăn của gì?
- Chất vẩn là thức ăn của động vật phù du, tôm, cá.
- GV: Giới thiệu và ghi:
Các sinh vật sống trong nước: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ về thức ăn.
- Đọc bài và xem sơ đồ.
- Các chất dinh dưỡng là thức ăn của thực vật phù du, thực vật đáy, vi khuẩn.
- Thực vật phù du và thực vật đáy là thức ăn của động vật phù du, động vật đáy, tôm, cá.
- Động vật phù du là thức ăn của động vật đáy. Động vật phù du, động vật đáy là thức ăn của tôm, cá.
- Chú ý nghe.
- Ghi bài.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nêu các thức ăn tự nhiên của tôm, cá?
- Nêu các thức ăn nhân tạo của tôm, cá?
- Từ mối quan hệ thức ăn, em cho biết làm thế nào để tăng lượng thức ăn cho tôm, cá?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
- Bón phân hữu cơ và phân hoá học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Tìm hiểu các loại thức ăn của tôm, cá.
- Đọc bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 46.doc