Tiết 50 Bài 56 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa vủa việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
2- Kĩ năng:
Bảo vệ được môi trường thủy sản.
3- Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:
Tìm hiểu bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Theo nhóm, cá nhân.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: Tiết 50 Bài 56 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa vủa việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. 2- Kĩ năng: Bảo vệ được môi trường thủy sản. 3- Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Tìm hiểu bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Theo nhóm, cá nhân. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá? - Đánh tỉa thả bù là thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung tôm, cá giống để đảm bảo mật độ nuôi. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là cách thu hoạch triệt để. 6 đ 4 đ 3- Giảng bài mới: (1’) a/Giới thiệu bài: Môi trường nước ô nhiễm có ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản. Bài học này giúp ta hiểu được những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 8' Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I/ Ý nghĩa: - Bảo vệ môi trường để nguồn nước không bị ô nhiễm, nghề nuôi thuỷ sản được phát triển. * Để biết bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa gì? - Các em đọc phần I. - Tại sao phải bảo vệ môi trường? - Các thuỷ vực bị ô nhiễm do nguồn nước thải nào? - Vậy bảo vệ môi trường có ý nghĩa gì? - Đọc bài. - Để nguồn nước không bị ô nhiễm, tôm cá phát triển tốt. - Nước thải sinh hoạt và nước thải nông, công nghiệp. - Để nguồn nước không bị ô nhiễm, phát triển được nguồn lợi thuỷ sản. 15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường II/ Một số biện pháp bảo vệ môi trường: 1- Các phương pháp xử lí nguồn nước:- Lắng (lọc): dùng hệ thống ao (bể chứa) có thể tích từ 200 đến 1000m3 để chứa nước.- Dùng hoá chất để diệt khuẩn.- Nếu đang nuôi tôm, cá môi trường bị ô nhiễm xử lí ngừng cho cá ăn, xử lí nguồn nước.2- Quản lí:- Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng. - Quy định nồng độ tối đa của hoá chất. - Sử dụng phân hữu cơ đã ủ. * Để biết cách bảo vệ môi trường như thế nào? * Để nguồn nước không bị ô nhiễm ta phải làm gì? - Nêu các phương pháp xử lí nguồn nước? * Để nguồn nước không bị ô nhiễm ta làm như thế nào? - Để giảm bớt độc hại cho thuỷ sinh vật ta phải làm như thế nào? - Lắng (lọc): dùng hệ thống ao (bể chứa) có thể tích từ 200 đến 1000m3 để chứa nước. Dùng hoá chất để diệt khuẩn. Nếu đang nuôi tôm, cá môi trường bị ô nhiễm xử lí ngừng cho cá ăn, xử lí nguồn nước. - Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng. Quy định nồng độ tối đa của hoá chất. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ. 12’ Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản III/ Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: 1- Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước: Các loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 2- Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản: - Khai thác với cường độ cao. - Phá hoại rừng đầu nguồn. - Đắp đập, ngăn sông. - Ô nhiễm môi trường nước. 3- Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: - Sử dụng tối đa diện tích mặt nước. - Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thuỷ sản. - Chọn cá nuôi lớn nhanh. - Ngăn chặn đánh bắt cá không đúng kĩ thuật. * Để biết bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như thế nào? * Ta xét phần 1. - Các em đọc phần 1. Thảo luận nhóm điền các từ đã cho vào các câu ở phần 1. - Gọi vài nhóm trả lời, giáo viên nhận xét. * Để biết do nguyên nhân nào? - Các em xem sơ đồ 17, cho biết nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản? * Vậy khai thác như thế nào là hợp lí? - Để đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản ta khai thác và bảo vệ như thế nào? - Các loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu. Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng. Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với trước. - Theo chuẩn bị. - Khai thác với cường độ cao. Phá hoại rừng đầu nguồn. Đắp đập, ngăn sông. Ô nhiễm môi trường nước. - Sử dụng tối đa diện tích mặt nước. Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thuỷ sản. Chọn cá nuôi lớn nhanh. Ngăn chặn đánh bắt cá không đúng kĩ thuật. 3’ Hoạt động 4: Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nêu biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Ôn lại các bài đã học ở phần thuỷ sản. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: