Tiết 7: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thông qua giờ ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức để trả lời các câu hỏi ôn tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.
- Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp đàm thoại – tái hiện kiến thức.
III. CHUẨN BỊ:
- GV : câu hỏi ôn tập.
- HS: ôn lại kiến thức đã học.
Ngày soạn: 01/09/2015 Ngày dạy: 15/09/2015 Tiết 7: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thông qua giờ ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức để trả lời các câu hỏi ôn tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. II. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi. - Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ. - Phương pháp đàm thoại – tái hiện kiến thức. III. CHUẨN BỊ: - GV : câu hỏi ôn tập. - HS: ôn lại kiến thức đã học. IV. TIẾN TRÌNH: 1.Ổn định: 2./ Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới. Hoạt Động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Ôn tập phần trồng trọt theo sơ đồ hướng dẫn trong SGK/ 52 GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ theo từng phần để ghi nhớ kiến thức Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ôn tập 1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? 2/ Đất trồng là gì? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng? 3/ Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính? 4/ Làm đất nhằm mục đích gì? Làm đất gồm những công việc nào? 5/ Độ phì nhiêu của đất là gì? 6/ Phân bón là gì? Gồm những loại nào? Bón phân vào đất có tác dụng gì? 7/ Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp? 8/ Hãy nêu tác dụng của biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng? HS: Nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, sữa chữa và rút ra kết luận I. ÔN TẬP THEO SƠ ĐỒ II. TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt: . Câu 2: Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Câu 3: Đất chua có trị số PH < 6,5. Đất kiềm có trị số PH > 7,5. Đất trung tính có trị số PH = 6,6 đến 7,5. Câu 4: - Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. - Các công việc làm đất gồm: Cày, bừa, đập đất, lên luống. Câu 5: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao thì phải có đủ các điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt. Câu 6: - Phân bón là thức ăn con người bổ sung cho cây trồng, trong phân có chứa các chất dinh dưỡng như N, P, K. - Gồm : + Phân hữu cơ + Phân hóa học + Phân vi sinh vật - Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Câu 7: Vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp: . Câu 8: Tác dụng của biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng: 4. Củng cố: Cho HS làm BTTN. Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Loại phân nào sau đây được dùng để bón thúc: A. Phân lân B. Phân chuồng C. Phân xanh D. Phân đạm Câu 2. Đất xám bạc màu là: A. Đất chứa nhiều chất dinh dưỡng C. Đất có nồng độ muối cao B. Đất nghèo chất dinh dưỡng D. Đất chua Câu 3. Phân lân, phân đạm, phân kali, phân NPK ... thuộc nhóm phân bón: A . Phân hóa học B. Phân vi sinh C. Phân chuồng D. Phân hữu cơ Câu 4. Phân chuồng, phân bắc, phân rác thuộc nhóm phân: A. Phân vi sinh B. Phân hóa học C. Phân hữu cơ D. Phân tổng hợp Câu 5. Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất: A. Đất đồi dốc B. Đất chua C. Đất phèn D. Đất mặn Câu 6. Ưu điểm của cách bón theo hàng là: A. Cây dễ sử dụng, dụng cụ đơn giản B. Tiết kiệm phân bón C. Cần dụng cụ phức tạp D. Sử dụng nhiều phân bón * GV tổng hợp lại các kiến thức, kĩ năng cần nắm vững. 5. Dặn dò Học bài ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: