Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ II - Phan Việt Anh

THỰC HÀNH ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG

I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

- Có ý thức thực hiện các quy trình về an toàn điện.

II. Chuẩn bị.

- GV: + Thiết bị: 1 đèn ống huỳnh quang 220V, loại 0,6m, 1 bộ máng đèn cho loại 0,6m, 1 chấn lưu, 1 tắc te,1 phích cắm điện.

+ Vật liệu:1 cuộn băng dính cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lõi.

+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít. Nguồn 220V lấy ở ổ điện.

- HS: Mỗi tổ chuẩn bị trước 1 báo cáo thực hành theo mục III/Tr. 142_SGK

 

doc 35 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2357Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ II - Phan Việt Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoặc Al) vòng ngắn mạch
+ Chức năng: Làm quay máy công tác.
2. Nguyên lý làm việc (SGK)
3. Các số liệu kĩ thuật. 
- Trên động cơ điện thường ghi điện áp định mức và công suất định mức.
4. Sử dụng. (SGK)
HĐ 2: Tìm hiểu quạt điện.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và quạt điện còn tốt
? Cấu tạo của quạt điện gồm có những bộ phận chính gì?
- GV kết luận
? Chức năng của động cơ là gì?
? Chức năng của cánh quạt là gì?
? Em hãy phát biểu nguyên lý làm việc của quạt điện 
- GV kết luận
? Để quạt điện làm việc tốt, bền lâu cần phải làm gì?
- HS quan sát, tiếp thu.
Động cơ điện và cánh quạt
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
-HS:Làm quay cánh quạt.
-HS: Tạo ra gió khi quay
- HS: Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo, tạo ra gió làm mát.
- HS: lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
Cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, không làm vướng cánh
II. Quạt điện
1. Cấu tạo
- Gồm: động cơ điện và cánh quạt.
2. Nguyên lý làm việc 
- Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo, tạo ra gió làm mát.
3. Sử dụng (SGK)
HĐ 3: Tìm hiểu máy bơm nước.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- Cho HS quan sát tranh vẽ máy bơm nước để giải thích cấu tạo: 1. Động cơ điện; 2. Trục; 3. Buồng bơm; 4. Cửa hút; 5. Cửa xả nước.
? Vai trò của động cơ điện trong máy bơm nước là gì? Vai trò của phần bơm là gì?
- GV rút ra kết luận
? Để máy bơm là làm việc tốt, bền lâu cần phải làm gì?
- GV kết luận
- HS chú ý quan sát và lắng nghe
- HS thảo luận và trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS dựa vào SGK và thực tế trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
III. Máy bơm nước.
1. Cấu tạo: (SGK)
2. Nguyên lý làm việc
- Khi đóng điện động cơ điện quay, cánh bơm lắp trên trục động cơ quay, hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng.
3. Sử dụng.
- Cần nối đất vỏ bơm, điểm đặt máy bơm hợp lý, tránh làm cho đường ống gấp khúc nhiều
IV. Củng cố - luyện tập
- GV: Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ.
? Cấu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận cơ bản nào?
? Động cơ điện được sử dụng để làm gì? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện trong quạt điện và máy bơm nước?
V. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 157 bài 45/SGK. 
VI. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 11/2/2007
Ngày giảng: 	
Tiết 41 - bài 45
Thực hành
Quạt điện
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được cấu trúc của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật.
- Sử dụng quạt điện đúng các yêu cầu quạt điện và đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình 46.1 -> 46.4 SGK phóng to, mô hình, mẫu các nhãn quạt phát cho các nhóm, đồng hồ vạn năng,
- HS: Mẫu báo cáo thực hành trang 157SGK, quạt bàn 220V, quạt bàn đã tháo rời vỏ, bút thử điện, kìm, tua vít, cờ lê.
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức: 	
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cấu tạo của động cơ điện gồm có những bộ phận cơ bản nào?
? Động cơ điện được sử dụng để làm gì? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện trong quạt điện và máy bơm nước?
3. Bài mới.
HĐ1: ổn định lớp và giới thiệu bài thực hành
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- GV: Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài thực hành và mục tiêu bài học.
- GV chia nhóm : 4-6 nhóm và kiểm tra báo cáo của các nhóm.
- 1 HS đọc các em khác theo dõi SGK.
- HS ổn định theo nhóm, để báo cáo đã chuẩn bị lên bàn.
HĐ2: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật của quạt điện.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Đọc số liệu và ý nghĩa của số liệu kĩ thuật : (SGK).
- GV phát cho các nhóm mẫu nhãn quạt điện, yêu cầu HS các nhóm đọc và điền vào mục 1 báo cáo TH (5 phút).
- GV kiểm tra, uốn nắn từng nhóm.
- Học sinh các nhóm tiến hành đọc số liệu KT.
HĐ3: Tìm hiểu quạt điện.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
2. Cấu tạo, chức năng của các bộ phận chính.
- Trả lời các câu hỏi về an toàn sử dụng quạt điện.
- Quan sát và tìm hiểu cách sử dụng quạt điện.
- Kiểm tra về toàn bộ bên ngoài của quạt điện.
- Kiểm tra về cơ: (SGK).
- Kiểm tra về điện: (SGK)
- Đóng điện cho quạt làm việc.
? Em hãy nêu cấu tạo và chức năng của quạt điện ?
- GV tiến cho HS quan sát 1 chiếc quạt đã tháo rời vỏ và chỉ các vị trí của từng bộ phận và tháo rời từng chi tiết + giải thích.
- GV phát cho các nhóm 1 chiếc quạt đã tháo rời vỏ và yêu cầu các nhóm tiến hành tháo, ghi tên và chức năng của các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo TH (10 phút).
- GV yêu cầu các nhóm ngừng thực hành và GV đặt câu hỏi:
? Trước khi cho quạt điện làm việc chúng ta cần làm gì?
? Để quạt điện làm việc an toàn và bền ta phải làm gì?
- GV tiến hành thao tác vận hành quạt điện + giải thích.
- GV nêu ý nghĩa của việc kiểm tra bên ngoài quạt: Lồng quạt, cánh quạt, hộp số, túc lăng có vướng hay hỏng không.
- GV yêu cầu HS các nhóm thực hiện kiểm tra về cơ của chiếc quạt của nhóm. Gọi các nhóm báo cáo kết quả. (3phút)
- GV sử dụng đồng hồ vạn năng và thực hiện đo thông mạch dây quấn, dây quấn với vỏ + giải thích
- GV nêu yêu cầu HS đóng điện và kiểm tra sự hoạt động của quạt 
- HS trả lời như SGK.
- Học sinh quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- Học sinh các nhóm tiến hành thực hành.
- Một HS trả lời như SGK
- Một HS trả lời như phần sử dụng quạt điện bài 44.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS các nhóm ghi kết quả vào mục 3 báo cáo TH
- HS tiến hành đóng điện cho quạt, ghi các kết quả thu được vào mục 3 báo cáo thực hành.
IV. Củng cố, nhận xét
- GV: Nhận xét về sự chuẩn bị của các nhóm, tinh thần, thái độ và kết quả thực hiện của các nhóm.
- GV có thể tiến hành thu báo cáo thực hành về chấm điểm.
V. Hướng dẫn về nhà.
- HS tìm hiểu máy biến áp sử dụng trong gia đình và tìm hiểu trước bài 46 SGK. 
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 25/2/2007
Ngày giảng: 	
Tiết 42- bài 46
máy biến áp một pha
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
- Hiểu được chức năng và cách sử dụng.
- Có ý thức bảo quản và sử dụng máy biến áp đúng theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- GV: H46.1- H46.4 SGK phóng to, các vật mẫu về lá thép kĩ thuật điện, dây quấn của máy biến áp, máy biến áp còn tốt.
- HS: Tìm hiểu máy biến áp sử dụng trong gia đình và tìm hiểu trước bài.
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Trong các loại đồ dùng điện đã học chúng ta đã học những loại đồ dùng điện loại nào? Cho ví dụ và nguyên lí hoạt động của nó?
3. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- Cho HS quan sát tranh và mô hình máy biến áp.
? Máy biến áp có mấy bộ phận chính.
- GV kết luận và giảng : Ngoài các bộ phận chính máy biến áp còn có các bộ phận phụ như  đồng hồ đo điện, rơle... GV đi vào từng bộ phận.
? Lõi thép được làm bằng vật liệu gì ? Vì sao ?
- GV kết luận và cho HS ghi.
? Dây quấn làm bằng vật liệu gì ? 
- GV kết luận và cho HS ghi.
? Máy biến áp có mấy dây quấn ? 
- GV dùng vật mẫu và phân biệt dây sơ cấp và dây thứ cấp
- GV treo tranh vẽ Hình 46.3 và 46.4 để giới thiệu cho học sinh các kí hiệu của máy biến áp.
- HS quan sát.
- Một HS trả lời : có hai bộ phận chính lõi thép và dây quấn.
HS trả lời như SGK.
HS trả lời như SGK.
- HS: Có hai dây quấn : Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp :
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
1. Cấu tạo.
+ Lõi thép: Làm bằng các lá thép kĩ thuật điện có lớp cách điện bên ngoài ghép lại thành một khối. Dùng để dẫn từ nhằm giảm tổn hao năng lượng.
+ Dây quấn: Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.
- Dây sơ cấp : nối với nguồn điện U1 và có số vòng dây N1.
- Dây thứ cấp : nối với nguồn điện U2 có số vòng dây N2.
HĐ2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV dùng hình 46.3 SGK để giảng về nguyên lý làm việc của Máy biến áp.
- GV rút ra tỉ số điện áp và số vòng dây của dây sơ cấp và dây thứ cấp.
- GV cho HS thảo luận nhóm để tìm U1, N1, U2, N2 => gọi 1 nhóm trình bày, 1 nhóm khác nhận xét, bổ xung.
* GV: Trên cơ sở đó, hướng dẫn HS chọn kí hiệu phù hợp (> ; <) điền vào chỗ trống (...) trong câu hỏi về quan hệ giữa N1 N2
- HS lằng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả :
- Một HS hoàn thiện vào chỗ trống.
2. Nguyên lý làm việc 
- Nguyên lý làm việc (SGK).
- Tỉ số điện áp và số vòng dây của dây sơ cấp và dây thứ cấp
k : hệ số máy biến áp.
HĐ3: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và cách sử dụng.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu các đại lượng điện định mức, yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa.
- GV giải thích thêm về khái niệm công suất định mức (Đơn vị VA, kVA) là đại lượng cho ta biết khả năng cung cấp công suất cho các tải của máy biến áp.
? Để máy biến áp làm việc ổn định, bền lâu khi sử dụng cần chú ý điều gì ?
- GV kết luận.
- Một học sinh giải thích ý nghĩa của các đại lượng điện định mức như SGK.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời như SGK
3. Các số liệu kĩ thuật.
- Công suất định mức : đơn vị là VA, kVA.
- Điện áp định mức.
- Dòng điện định mức.
4. Sử dụng (SGK)
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? Mô tả cấu tạo và công dụng của máy biến áp một pha?
V. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 3 trang 161/SGK.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành bài 47 trang 163/SGK
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 4/2/2007
Ngày giảng: 	
Tiết 43 - bài 47
Thực hành Máy biến áp
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được cấu tạo của Máy biến áp.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật.
- Sử dụng được Máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ, mô hình máy biến áp, các mẫu vật, lõi thép, dây quấn.
Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ: Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện.
Thiết bị cho các nhóm: (1 biến áp 1 pha, 1 bóng đèn sợi đốt (6V - 15 W), 1 vôn kế, 1 am pe kế, 1 công tắc, 1 đồng hồ vạn năng.
Dụng cụ: Tua vít, kìm.
HS: Mẫu báo cáo thực hành SGK/ Tr. 163, tua vít, kìm.
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức: 	
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Mô tả cấu tạo và công dụng của máy biến áp một pha ?
3. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Đọc số liệu KT: (SGK).
2. Cấu tạo, chức năng của các bộ phận chính.
3. Trả lời các câu hỏi về an toàn sử dụng máy biến áp.
4. Quan sát và tìm hiểu cách sử dụng máy biến áp.
+ Kiểm tra về toàn bộ bên ngoài của quạt điện.
+ Kiểm tra về điện: (SGK)
- GV giới thiệu lại cách đọc số liệu (giao cho mỗi nhóm một vài nhãn của máy biến áp)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu qua mẫu và lí thuyết bài trước để tìm hiểu.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Trước khi cho máy biến áp làm việc chúng ta cần làm gì?
? Để máy biến áp làm việc an toàn và bền ta phải làm gì?
- GV tiến hành thao tác mẫu vận hành máy biến áp.
- GV nêu ý nghĩa của việc kiểm tra bên ngoài máy biến áp - GV sử dụng đồng hồ vạn năng và thực hiện đo thông mạch dây quấn, dây quấn với vỏ + giải thích.
- HS quan sát, tiếp thu, và ghi vào báo cáo thực hành.
- HS tìm hiểu và ghi vào báo cáo thực hành.
- HS trả lời câu hỏi vào báo cáo thực hành.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính theo mẫu báo cáo.
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
5. Kiểm tra máy biến áp.
Sơ đồ: 
- GV cho HS quang sát mạch điện như hình 47.1 SGK.
A
? Em hãy cho biết cách mắc của Ampe kế, bóng đèn?
- GV nhận xét và yêu cầu HS các nhóm ghi vào mục 4 báo cáo thực hành.
 - HS trả lời : Mắc nối tiếp.
- Các nhóm điền vào báo cáo
- Các nhóm thực hành, ghi kết quả vào mục 4 báo cáo theo nội dung của thầy phổ biến.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
* Thực hành
- GV phát thiết bị cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thực hiện những nội dung sau :
+ Lắp mạch điện.
+ Đóng khóa k nhận xét trạng thái của đồng hồ và bóng đèn.
+ Cắt khóa k nhận xét trạng thái của đồng hồ và bóng đèn.
+ Ghi nhận xét vào mục 4 báo cáo TH.
* GV theo dõi, uốn nắn thao tác của HS, chú ý an toàn cho HS (Trước khi đóng điện phải để GV kiểm tra)
- HS thực hiện theo nhóm thực hành theo nội dung trên.
HD3: Hướng dẫn kết thúc
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- GV nhắc nhở các nhóm vệ sinh dụng cụ, vệ sinh lớp học và hoàn thiện báo cáo.
- HS thực hiện hoàn thiện báo cáo, vệ sinh khu vực thực hành, vệ sinh lớp học
IV. Củng cố – nhận xét.
- GV: Nhận xét về sự chuẩn bị của các nhóm, tinh thần, thái độ và kết quả thực hiện của các nhóm theo mục tiêu bài học.
- GV có thể tiến hành thu báo cáo thực hành về chấm điểm.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu Bài 48- Sử dụng hợp lí điện năng.
VI. Rút kinh nghiệm.
-----------------------------------***---------------------------------------
Ngày soạn: 4/3/2007
Ngày giảng: 	
Tiết 44 - bài 49 
Thực hành
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Biết cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và tiết kiệm điện năng trong gia đình.
- Có thái độ nghiêm túc, khoa học khi tính toán thực tế và say mê học tập môn công nghệ.
II. Chuẩn bị
- GV: Biểu mẫu tính toán tiêu thụ điện năng trang 169/SGK (số liệu khác).
- HS: Mẫu báo cáo thực hành trang 168/SGK (không ghi số liệu ở mục 1)
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải tiết kiệm điện năng?
? Gia đình em có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: 
? Trong gia đình em thường sử dụng loại đồ dùng điện gì? (HS trả lời)
- Để tính điện năng tiêu thụ trong ngày em cần biết các đại lượng gì? (HS thảo luận trả lời)
GV: Rút ra kết luận: Các đại lượng cần biết để tính điện năng tiêu thụ là:
t: Thời gian làm việc của đồ dùng điện.
P: Công suất của đồ dùng điện.
HĐ1: Tìm hiểu điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện (HDBĐ)
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
- GV gọi 1 HS đọc nội dung bài thực hành và mục tiêu bài thực hành
* GV phân nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV hướng dẫn:
+ Điện năng là công của dòng điện được tính là:
A=P.t
Trong đó:t là thời gian, P là công suất của đồ dùng điện, A là điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t.
+ Đơn vị của điện năng là: Wh hoặc kWh. 
 1KWh = 1000Wh.
- GV nêu ví dụ như SGK để HS tiếp thu và biết cách tính.
? Quạt bàn nhà em sử dụng mấy cái? Công suất sử dụng là bao nhiêu và nhà em sử dụng mấy tiếng/ ngày. Hãy tính điện năng tiêu thụ của nó trong một ngày.
1 HS đọc các em khác lắng nghe, theo dõi, tiếp thu.
- HS tập chung theo nhóm và trình bày sự chuẩn bị của mình. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép
- HS cùng GV phân tích và tính kết quả của ví dụ.
- 1 HS lên bảng trả lời và thực hiện tính toán điện năng tiêu thụ. (Các em khác dưới lớp làm bài cá nhân và nhận xét).
HĐ 2: Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. (HDTX)
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
2. Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- GV hướng dẫn HS thống kê đồ dùng điện của gia đình mình và ghi vào mục 1 của báo cáo thực hành.
- GV cho HS tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình theo nội dung bài thực hành (chú ý quan sát, hướng dẫn lại nếu cần thiết).
 - HS thống kê cá nhân đồ dùng điện của gia đình vào mục 1 của báo cáo thực hành.
- HS thực hiện tính toán điện năng tiêu thụ và hoàn thành vào bản báo cáo thực hành.
HĐ3: Tổng kết bài học (HDKT)
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình theo mục tiêu bài học.
- HS tự nhận xét chéo nhau theo cá nhân theo mục tiêu và ý thức thực hành.
IV. Củng cố - luyện tập
- GV: Cho HS thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học.
- GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm bài thực hành sau đó có thể thu bài tập thực hành về chấm 
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập trước ở nhà từ Bài 32- Bài 48 SGK ( theo hệ thống câu hỏi SGK và nội dung đã học)
VI. Rút kinh nghiệm:
--------------------------------***---------------------------------
Ngày soạn: 11/3/2007 
Ngày giảng:	
Tiết 45 
Kiểm tra 
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hệ thống hoá được kiến thức chính về đồ dùng điện trong gia đình.
- Rèn luyện tốt tư duy học bài theo mục tiêu của từng chương, từng bài học.
- Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp án + biểu điểm.
- HS: Ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra.
* GV phát đề kiểm tra và hướng dẫn cách làm bài cho HS. 
Đề bài ( Đề kiểm tra lấy trong hệ thống câu hỏi kiểm tra CN 8/KT_HKII
).
3. Đáp án + biểu điểm.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài kiểm tra sau đó hướng dẫn cách trả lời bài làm theo hệ thống câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc trước Bài 50 - Đặc điểm cấu tạo mạng điện trong nhà.
VI. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 18/3/2007
Ngày giảng:	
Chương VIII - Mạng điện trong nhà
Tiết 46 - bài 50 
Đặc điểm của mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, chức năng của một số phần tử của mạng điện trong nhà.
- Có ý thức tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
II. Chuẩn bị.
- GV:Tranh vẽ cấu tạo của mạng điện trong nhà, tranh vẽ hệ thống điện.
- Đọc và tìm hiểu trước bài học.
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới.
Giới thiệu bài:
- Qua việc hướng dẫn học sinh quan sát tranh về: “Hệ thống điện quốc gia”. Giáo viên giảng giải: Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện 1 pha, nhận điện từ mạng phân phối 3 pha điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị điện, đồ dùng và chiếu sáng.
GV thực hiện hỏi:
? Theo em mạng điện trong nhà (mạng điện sinh hoạt) có cấp điện áp là bao nhiêu? (220 V).
? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? Và được cấu tạo như thế nào? GV và HS cùng tìm hiểu để trả lời câu hỏi này, GV kết luận: Để hiểu rõ đặc điểm và cấu tạo cảu mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. GV ghi lên bảng “Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà”.
HĐ 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
? Điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta là bao nhiêu vôn?
?Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu? Tại sao tất cả các đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?
* GV nhận xét và kết luận.
? Theo em đồ dùng điện trong mỗi gia đình có giống nhau về số lượng không?
? Theo em công suất đồ dùng điện có giống nhau không?
- GV rút ra kết luận: Nhu cầu dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà cũng rất đa dạng.
? Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn có đúng không?
- GV kết luận => lấy VD và giải thích về sự phù hợp điện áp giữa đồ dùng và lưới điện (bếp điện 1000W - 220V; nồi cơm điện 800W - 220V)
- GV tổng kết: Các đồ dùng điện trong nhà dù có công suất khác nhau nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp định mức của mạng điện.
- GV cho HS làm bài tập SGK, gọi 1 HS trình bày (3 phút)
? Theo em mạng điện trong nhà cần đảm bảo yêu cầu gì? hãy giải thích?
- GV nhận xét, kết luận 
- HS: 220V
- HS: 220V, vì tất cả các đồ dùng điện trong mạng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp
- HS: Số lượng đồ dùng điện rất khác nhau giữa các gia đình.
- HS trả lời như SGK
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: Không, điện áp định mức của thiết bị phụ thuộc vào điện áp lưới điện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
(HS trả lời: Đồ dùng điện phù hợp với mạng điện 220V: Bàn là điện, công tắc điện, phích cắm điện)
- HS theo SGK trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu.
I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
1. Điện áp của mạng điện trong nhà.
- Mức điện áp của mạng điện trong nhà là 220V.
2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà
- Đồ dùng điện rất đa dạng.
- Công suất của đồ dùng điện rất khác nhau.
3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện.
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà. (SGK)
2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạng điện trong nhà.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV vẽ hình lên bảng, mạch điện đơn giản gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn. Đặt các câu hỏi.
? Mạch điện trên được cấu tạo từ những phần tử nào? Chức năng, nhiệm vụ của những phần tử đó trong mạch điện?
? Từ sơ đồ đơn giản em hãy hoàn thiện cấu tạo của mạng điện trong nhà?
* GV kết luận
- Từ đó giáo viên rút ra nhận xét và kết luận về yêu cầu mạng điện trong nhà.
A
O
- HS: Cầu chì để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện; Công tắc để điều khiển bóng đèn; bóng đèn để thắp sáng.
- HS: Dựa vào hình vẽ và SGK trả lời.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà. (SGK)
- Mạng điện trong nhà gồm mạch chính và mạch nhánh, thiết bị bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện.
* Yêu cầu của mạng điện trong nhà:
- Mạng điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng cần thiết.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng ngôi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa
- Sử dụng thuận tiện, bền chắc, đẹp.
IV. Củng cố - luyện tập
- GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?
? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
V. Hướng dẫn về nhà
- Tìm hiểu các thiết bị đóng và cắt điện trong gia đình nhà
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 51/SGK Tr.176
VI. Rút kinh nghiệm.
------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 25/3/2007
Ngày giảng: 	
Tiết 47 - bài 51
Thiết bị đóng - cắt và lấy điện 
của mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điệ

Tài liệu đính kèm:

  • docCông Nghệ 8 kỳ II- Phan Việt Anh.doc