Giáo án Công nghệ 8 - Năm học 2009-2010 (Chương trình chuẩn)

- Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp dũa kim loại :

1/ Khái niệm : dũa là phương pháp gia công tin, dùng để tạo độ nhẵn bóng cho các bề mặt kim loại

2/ Kĩ thuật dũa :

a. Chuẩn bị ;

- Chọn chiều cao êtô

- Gá kẹp vật cần dũa cao hơn êtô từ

 10-20mm

 b. Tư thế và thao tác :

 - Đứng thẳng, thoải mái

 - Tay thuận cầm cán, tay kia đặt lên đầu dũa

 - Động tác :

 + Đẩy dũa : đè dũa cân bằng .

 + Kéo dũa : khong đè dũa .

 3/ An toàn khi dũa :

- Kẹp vật dũa phải đủ chặt

- Không dùng dũa không có tay nắm hoạc tay nắm bị vỡ

- Không thổi phôi.

- Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương pháp khoan kim loại :

 1/ Khái niệm : khoan là phương pháp gia công tạo lỗ hoặc làm rộng lỗ

 2/ Dụng cụ : mũi khoan , mái khoan .

 3/ Kĩ thuật khoan máy :

- Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan

- Chọn mũi khoan

- Lắp mũi khoan .

 

doc 41 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Năm học 2009-2010 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sống?
	Em hãy kể tên các hình biểu diễn đã học?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật
*/ Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo các qui ước thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
*/ Bản vẽ gồm hai loại chính :
-Bản vẽ cơ khí: là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp sử dụngmáy và thiết bị.
-Bản vẽ xây dựng: là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng các công trình xây dựng, kiến trúc. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình cắt.
 */ Cách tạo hình cắt:
-Cắt vật thể bằng mặt phẳng cắt, chia vật thể thành hai phần (nửa trước và nửa sau) 
-Chiếu nửa sau của vật thể lên mặt phẳng chiếu , ta dược hình cắt.
*/ Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
*/ Hình cắt thể hiện hình dạng bên trong của vật thể.
*/ Các loại hình cắt:
-Hình cắt toàn phần
-Hình cắt kết hợp
-Hình cắt cục bộ (riêng phần)
*/ Chú ý: 
-Trên hình cắt, phần vật thể bị cắt được thể hiện bằng đường gạch gạch (vẽ nét mảnh, song song,cách đều và nghiêng 45 độ)
-Mặt cắt là hình biểu diễn thể hiện hình dạng phần vật thể bị cắt.
-Gv cho Hs quan sát một số bản vẽ kĩ thuật, từ đó nêu câu hỏi: 
Như thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
Bản vẽ kĩ thuật có những loại nào?
- Hs nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi của gv gọi em khác nhận xét bổ sung .Gv kết luận ghi lên bảng .
- Gv cho Hs quan sát hình 8.2 SGK(phóng to) và hướng dẫn Hs cách tạo hình cắt của vật thể. Từ đó đặt câu hỏi:
Hãy trình bày cách tạo hình cắt?
Hình cắt là như thế nào?
Hình cắt thể hiện phần nào của vật thể?
- Hs thảo luận đưa ra câu trả lời em khác nhận xét bổ sung , gv kết luận 
- Gv lưu ý một số loại hình cắt thường gặp.
-Gv đặt câu hỏi:
Em hãy phân biệt hình cắt và hình chiếu trên bản vẽ?
- Gv giải thích cho hs biết đường gạch gạch là đường liền mảnh các đường này song song với nhau và có độ nghiêng 45 độ 
 -Gv cho Hs biết thêm về mặt cắt.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1/Củng cố kiến thức bài học (07 ph)
 -HS đọc phần ghi nhớ 
 	-GV hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp (02 ph)
 	-GV lưu ý HS học bài ở nhà
 	-Chuẩn bị bài 9: “Bản vẽ chi tiết”
 ___________&________
 PPCT 8: Bài 9. BẢN VẼ CHI TIẾT.
 ______˜1™_______
Ngày soạn: 16/09/2009.
Ngày dạy 20/09/2009
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1-Kiến thức: Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết.
2-Kĩ năng: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.
3-Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian, làm việc theo qui trình.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK; tài liệu tham khảo, bản vẽ ống lót (phóng to).
	Mẫu vật :ống lót
2-Học sinh: SGK; Vở ghi dụng cụ học tập .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Có những loại bản vẽ nào?
	Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).	
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1:
Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
1/ Hình biểu diễn: 
-Gồm : hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
-Thể hiện hình dạng và kết cấu của chi tiết
2/ Kích thước:
-Gồm: 
Kích thước đo độ dài (đơn vị:mm, không ghi trên bản vẽ)
Kích thước đo góc (đơn vị: độ, phút, giây)
-Thể hiện độ lớn của chi tiết và từng kết cấu.
3/ Yêu cầu kĩ thuật:
-Gồm các yêu cầu : 
Gia công(làm tù cạnh), 
Xử lí bề mặt(mạ kẽm), 
Nhiệt luyện(tôi cứng)
-Thể hiện chất lượng của chi tiết.
4/ Khung tên:
Gồm các nội dung 
-Tên gọi của chi tiết
-Vật liệu chế tạo chi tiết
-Tỉ lệ bản vẽ
-Để quản lí bản vẽ và sản phẩm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết.
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
Xác định: Tên gọi của chi tiết; Vật liệu chế tạo; Tỉ lệ bản vẽ
2/ Hình biểu diễn
Xác định hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
Hình dung được hình dạng của chi tiết và từng kết cấu.
3/ Kích thước
Xác định kích thước chung; kích thước từng phần của chi tiết .
4/ Yêu cầu kĩ thuật
Xác định các yêu cầu về gia công, nhiệt luyện
5/ Tổng hợp
-Mô tả hình dạng của chi tiết.
-Xác định công dụng của chi tiết.
-Gv treo bản vẽ ống lót lên bảng để Hs quan sát và hướng dẫn Hs tìm hiểu các nội dung của bản vẽ chi tiết. 
-Gv đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết các nội dung của bản vẽ chi tiết?hs thảo luận trả lời nội dung của bản vẽ chi tiết gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên, nhóm khác bổ sung ,gv kết luận ghi lên bảng .
- GV hình biểu diễn gồm các loại hình gì? Thể hiện cái gì về chi tiết?hs thảo luận trả lời gv kết luận ghi lên bảng .
- GV + K ích thước cho biết cái gì về chi tiết?
 + Có những yêu cầu kĩ thuật nào?
 Hs thảo luận trả lời các câu hỏi gv kết luận ghi lên bảng và giải thích các nội dung .
- GV trong khung tên gồm có những nội dung gì? Hs trả lời, gv kết luận và giải thích các nội dung.
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc bản vẽ ống lót, từ đó rút ra cách đọc bản vẽ chi tiết 
- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung của khung tên
- Gv hướng dẫn Hs đọc tên các hình biểu diễn.
- Gv hướng dẫn Hs đọc các kích thước có trên bản vẽ bằng các câu hỏi:
 + Em hãy xác định chiều dài và các đường kính của ống lót?
 + Gv yêu cầu Hs đọc các yêu cầu kĩ thuật.
 + Gv hướng dẫn Hs mô tả hình dạng của ống lót và xác định công dụng của nó.
Hs trả lời các câu hỏi của gv đưa ra, gv kết luận 
 IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 9 phút )
1/Củng cố kiến thức bài học 
 	-HS đọc phần ghi nhớ 
 	-GV hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp 	
 -GV lưu ý HS học bài ở nhà
 - GV dặn hs đọc và chuẩn bị trước bài 11 “ Biểu diễn ren “
 ___________& ________
 PPCT 9: Bài 11. BIỂU DIỄN REN
______˜1™_______
Ngày soạn: 20/09/2009.
Ngày dạy : 25/09/2009
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1-Kiến thức: Biết được qui ước vẽ ren.
2-Kĩ năng: Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
3-Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK; tài liệu tham khảo, tranh vẽ (phóng to) 
	Mẫu vật : Bulông, đai ốc
2-Học sinh: SGK; Vở ghi, vở bài tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
	Trả bài thực hành
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1:Tìm hiểu chi tiết có ren.
*/ Một số chi tiết có ren:
-Chai, lọ;
-Đuôi bóng đèn – Đui đèn;
-Bulông – Đai ốc;
-Vít
*/ Ren là kết cấu dùng để lắp ghép hoặc truyền lực.
Hoạt động 2:Tìm hiểu qui ước vẽ ren.
1/ Ren thấy (ren trục, hình cắt ren lỗ) 
-Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
-Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
-Vòng tròn đỉnh ren vẽ kín và nét đậm.
-Vòng tròn chân ren vẽ hở(chỉ vẽ ¾vòng) và nét mảnh.
*/ Trên hình cắt đường gạch gạch vẽ đến đường đỉnh ren.
2/ Ren khuất:
Đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt
3/ Ren ăn khớp:
Trên hình cắt phần ăn khớp của ren trục được xem là che khuất ren lỗ.
-GV cho Hs quan sát tranh các vật có ren và các chi tiết có ren. Từ đó nêu câu hỏi:
Em hãy kể tên một số chi tiết có ren và nêu công dụng của ren? Hs quan sát trả lời câu hỏi của gv.Sau khi Hs trả lời, Gv kết luận.
-Gv đặt vấn đề: Tại sao khi biểu diễn ren phải vẽ theo qui ước? Hs trả lời gv nhận xét và kết luận: Ren được vẽ theo qui ước vì ren có kết cấu phức tạp. Từ đó dẫn dắt Hs quan sát cách biểu diễn ren trên bản vẽ và đặt các câu hỏi:
- GV Hãy nhìn hình 11.2và 11.3 và hoàn chỉnh các câu SGK hs điền gv nhận xét và kết luận.
- Gv cho học sinh quan sát cách vẽ ren khuất và hỏi:
 + Hãy nêu các qui ước khi vẽ ren khuất? Hs trả lời gv kết luận .
-Gv lắp bulông với đai ốc và hỏi: Khi nào thì có ren ăn khớp?hs trả lời gv kết luận ghi lên bảng
 IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 9 phút )
1/Củng cố kiến thức bài học 
 	-HS đọc phần ghi nhớ 
 	-GV hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập SGK
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp 
 	-GV lưu ý HS học bài ở nhà
 	-Chuẩn bị bài 10 và 12 “TH: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt và bản vẽ chi tiết đơn giản có ren”
 ___________& ________
 PPCT 10: Bài 10. Bài tập thực hành
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT VÀ CÓ REN
 ________˜1™__________
Ngày soạn: 20/09/2009.
Ngày dạy : 27/09/2009 
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/ Kiến thức : Biết được bản vẽ chi tiết có hình cắt, có ren .
2/ Kĩ năng : Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt, có ren .
3/ Thái độ : Phát huy trí tưởng tượng không gian, làm việc theo qui trình.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
	 Bản vẽ vòng đai (phóng to),bản vẽ côn có ren , mô hình vòng đai.
2-Học sinh: SGK; Vở ghi, vở thực hành.
	Dụng cụ vẽ,bút chì
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
	- Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
 - Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
 - Hãy nêu cách vẻ ren thấy và ren khuất ?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành.
 Bước 1: Đọc kĩ nội dung bài tập thực hành 
Bước 2: Làm bài trên khổ giấy A4 (trong vở bài tập)
Bước 3: Kẻ bảng theo mẫu :
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
 Bước 4: Quan sát bản vẽ vòng đai và bản vẽ côn có ren đọc bản vẽ theo trình tự 
Trình tự đọc
 Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
Xác định: Tên gọi của chi tiết; Vật liệu chế tạo; Tỉ lệ bản vẽ
2/ Hình biểu diễn
Xác định hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
Hình dung được hình dạng của chi tiết và từng kết cấu.
3/ Kích thước
Xác định kích thước chung; kích thước từng phần của chi tiết .
4/ Yêu cầu kĩ thuật
Xác định các yêu cầu về gia công, nhiệt luyện
5/ Tổng hợp
-Mô tả hình dạng của chi tiết.
-Xác định công dụng của chi tiết.
-GV chia nhóm và chỉ định nhóm trưởng của mỗi nhóm,hs ôn định theo nhóm đả được phân công
- GVnêu mục tiêu, yêu cầu và nội qui của 
tiết thực hành.
- GV nêu tiêu chí đánh giá tiết thực hành
Gv nêu rõ các bước tiến hành làm bài thực hành
- Gv lưu ý trình tự đọc bản vẽ chi tiết.
- Gv cho hs đọc bản vẽ vòng đai có hình cắt hình 10-1 và bản vẽ côn có ren hình 12-1 sgk
Hs thực hành đọc các bản vẽ và ghi vào vở bài tập 
- Gv theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở,giải thích các thắc mắc của hs 
- Gv cho gọi hs đọc bản vẽ vòng đai và bản vẽ côn có ren,gv cho hs nhận xét và sửa sai cuối cùng g kết luận ghi lên bảng theo trình tự tùng nội dung như bảng mẫu . 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 9 phút )
1/Củng cố kiến thức bài học 
	-HS tự đánh giá bài làm của mình.
 	-GV nhận xét giờ thực hành.
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp 
 	-Hoàn thành bài thực hành.
 	-Chuẩn bị bài 13: “Bản vẽ lắp , bản vẽ nhà”
___________&________
 PPCT 11: Bài :13 ,15 :BẢN VẼ LẮP . BẢN VẼ NHÀ 
 ______˜1™_______
Ngày soạn: 20/09/2009.
Ngày dạy : 9/10/2009
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1-Kiến thức: Biết được các nội dung , công dụng của bản vẽ lắp , bản vẽ nhà 
2-Kĩ năng: Đọc được bản vẽ lắp ,bản vẽ nhà đơn giản.
3-Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian, làm việc theo qui trình.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: : SGK; tài liệu tham khảo, tranh vẽ (phóng to) 
 Mẫu vật bộ vòng đai 
	Tranh vẽ: Bản vẽ nhà một tầng; bảng qui ước một số kí hiệu trong bản vẽ nhà.
2-Học sinh: SGK; Vở ghi chép , dụng cụ học tập .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 - Nêu nôïi dung của bản chi tiết ? trình tự đọc bản vẽ chi tiết ? 
 - Quy ước vẽ ren ngoài và ren trục khác nhau điểm nào?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (35 phút).	
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1:
 *Tìm hiểu nội dung,công dụng của bản vẽ lắp.
1/ Hình biểu diễn: 
-Gồm : hình chiếu, hình cắt . 
-Thể hiện hình dạng và kết cấu của sản phẩm và từng chi tiết
2/ Kích thước:
Gồm: 
-Kích thước chung của sản phẩm.
-Kích thước của từng chi tiết.Thể hiện độ lớn của sản phẩm.
3/ Bảng kê:
 - Bảng kê nằm trên khung tên.gồm: 
Số thứ tự của từng chi tiết 
Tên gọi của từng chi tiết
Số lượng của từng chi tiết
Vật liệu của từng chi tiết.
4/ Khung tên:
Gồm các nội dung 
-Tên gọi của sản phẩm 
-Tỉ lệ bản vẽ
-Kí hiệu bản vẽ
-Để quản lí bản vẽ và sản phẩm.
 Hoạt động 2 
 * Tìm hiểu cách đọc bản vẽ lắp :
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
- Tên gọi của sản phẩm; Tỉ lệ bản vẽ
2/ Bảng kê
 -Số thứ tự, tên gọi, số lượng, vật liệu của từng chi tiết.
3/ Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu, hình cắt .
4/ Kích thước
- Kích thước chung; kích thước lắp giữa các chi tiết ,kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết .
5/ Phân tích chi tiết 
- Vị trí, của các chi tiết.
6/ Tổng hợp
-Trình tự tháo , lắp
- Công dụng của sản phẩm.
- Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà 
1/ Mặt đứng 
- Mặt đứng là hình chiếu mặt ngoài của mặt chính hoặc mặt bên ngôi nhà.
Thể hiện hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
2/ Mặt bằng 
- Mặt bằng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt sàn nhà và cắt qua các cửa sổ.
 Thể hiện vị trí, kích thước các bộ phận của ngôi nhà.
3/ Mặt cắt 
Mặt cắt là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc mặt phẳng chiếu đứng. 
Thể hiện các bộ phận và kích thước theo chiều cao.
- Hoạt động 4 Tìm hiểu kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà. 
-Cửa đi đơn một cánh
-Cửa đi đơn hai cánh 
-Cửa sổ đơn
-Cửa sổ kép
-Cầu thang trên mặt cắt
-Cầu thang trên mặt bằng
Hoạt động 5 Tìm hiểu trình tự đọc bản vẽ nhà
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
-Tên ngôi nhà
-Tỉ lệ bản vẽ
2/ Hình biểu diễn
Tên gọi các hình biểu diễn
3/ Kích thước
-Kích thước chung
-Kích thước từng bộ phận
4/ Các bộ phận
-Số phòng
-Số cửa đi và cửa sổ
-Các bộ phận khác
- Gv treo bản vẽ BỘ VÒNG ĐAI lên bảng để Hs quan sát và hướng dẫn Hs tìm hiểu các nội dung của bản vẽ lắp.
- Gv đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết các nội dung của bản vẽ lắp ? Hs tìm hiểu trả lời câu hỏi gv kết luận 
- Gv hình biểu diễn gồm các loại hình gì? Thể hiện cái gì về sản phẩm?
Kích thước cho biết cái gì về sản phẩm ?
Trong bảng kê gồm có những nội dung gì ?
- HS thảo luận tìm hiểu và trả lời các câu hỏi gv đã đặt ra .Gv kết luận và giải thích các nội dung , ghi lên bảng 
- Gv trong khung tên gồm có những nội dung gì? Hs tìm hiểu trả lời .Gv kết luận và giải thích các nội dung.
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc bản vẽ Bộ Vòng Đai , từ đó rút ra cách đọc bản vẽ lắp 
- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung của khung tên
Gv hướng dẫn Hs đọc các nội dung của bảng kê.
- Gv hướng dẫn Hs đọc tên các hình biểu diễn.
- Gv hướng dẫn Hs đọc các kích thước có trên bản vẽ bằng câu hỏi:
Em hãy xác định kích thước của Bộ vòng đai?
- Gv hướng dẫn Hs cách tìm hiểu và phân tích từng chi tiết.
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu trình tự tháo, lắp và xác định công dụng của Bộ vòng đai.
- Gv treo bản vẽ nhà một tầng lên bảng để Hs quan sát và hướng dẫn Hs tìm hiểu các nội dung của bản vẽ .
- Gv đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết các nội dung chính của bản vẽ nhà ? Hs nhìn hình tìm hiểu trả lời câu hỏi của gv .Gv kết luận và giải thích các nội dung về hình biểu diễn.
- Gv treo bảng kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà và hướng dẫn Hs quan sát , tìm hiểu, hs tìm hiểu các kí hiệu 
- Gv yêu cầu Hs nêu trình tự đọc bản vẽ nhà 
- Gv hướng dẫn Hs đọc tên các hình biểu diễn.
- Gv hướng dẫn Hs đọc nội dung của bản vẽ nhà một tầng(SGK).
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 4 phút )
1/Củng cố kiến thức bài học 
 	-HS đọc phần ghi nhớ 
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp 
 	-GV lưu ý HS học bài ở nhà.Chuẩn bị bài 14 : “TH: Đọc bản vẽ lắp đơn giản”
 ___________& ________
PPCT 12: Bài 14: THỰC HÀNH :ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN 
________˜1™__________
Ngày soạn: 22/09/2009.
Ngày dạy : 9 /10/2009
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/ Kiến thức : Biết được bản vẽ lắp đơn giản.
2/ Kĩ năng : Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
 3/ Thái độ : Phát huy trí tưởng tượng không gian, làm việc theo qui trình.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
	 Bản vẽ Bộ ròng rọc (phóng to), mô hình Bộ ròng rọc
2-Học sinh: SGK; Vở ghi, vở thực hành.
	Dụng cụ vẽ,bút chì
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ:(7 phút)
	Thế nào là bản vẽ lắp? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
	Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành.
 Bước 1: Đọc kĩ nội dung bài tập thực hành 
Bước 2: Làm bài trên khổ giấy A4 (trong vở bài tập)
Bước 3: Kẻ bảng theo mẫu :
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
2/ Bảng kê
3/ Hình biểu diễn
4/ Kích thước
5/ Phân tích chi tiết
6/ Tổng hợp
 Bước 4: Quan sát bản vẽ Bộ ròng rọc
 (SGK) và đọc bản vẽ theo trình tự 
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
Xác định: Tên gọi của sản phẩm; Tỉ lệ bản vẽ
2/ Bảng kê
 Xác định số thứ tự, tên gọi, số lượng, vật liệu của từng chi tiết.
3/ Hình biểu diễn
Xác định hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
Hình dung được hình dạng của sản phẩm.
4/ Kích thước
Xác định kích thước chung; kích thước của từng chi tiết .
5/ Phân tích chi tiết
Xác định vị trí, hình dạng,
kích thước của từng chi tiết.
6/ Tổng hợp
-Trình tự tháo , lắp
-Xác định công dụng của sản phẩm.
- GV chia nhóm và chỉ định nhóm trưởng của mỗi nhóm, hs ổn định theo nhóm đã được phân công .
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu và nội qui của tiết thực hành.
- GV nêu tiêu chí đánh giá tiết thực hành
- Gv nêu rõ các bước tiến hành làm bài thực hành , hs tiến hành kẽ bảng theo mẫu vào vở bài tập và tiến hành thực hành 
- Gv theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở.
- GV lưu ý Hs cách đọc bản vẽ lắp.
- Gv giải đáp các thắc mắc của Hs
- Gv gọi hs đại diện đọc bản vẽ , nhóm khác nhận xét bổ sung , gv kết luận .
- Hs hoàn thành bài thực hành vào vở 
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 7 phút )
1/Củng cố kiến thức bài học :
 	-HS tự đánh giá bài làm của mình.
 	-GV nhận xét giờ thực hành.
2/Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp :
 	-Hoàn thành bài thực hành.
 	-Chuẩn bị bài 16 Thực hành : “ Đọc bản vẽ nhà đơn giản ” 
 ___________&________
 PPCT 13 : Bài 16 : Bài Tập Thực Hành
 ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN 
________˜1™__________
Ngày soạn: 1/10/2009.
Ngày dạy : 16/10/2009
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/ Kiến thức : Biết được bản vẽ nhà đơn giản.
2/ Kĩ năng : Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
 3/ Thái độ : Phát huy trí tưởng tượng không gian, làm việc theo qui trình.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
	 Bản vẽ Nhà ở (phóng to)
2-Học sinh: SGK; Vở ghi, vở thực hành.
	Dụng cụ vẽ,bút chì
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Tổ chức và ổn định lớp: Điểm danh (1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ:(7 phút)
	Thế nào là bản vẽ nhà? Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào?
	Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ nhà?
3-Nghiên cứu kiến thức mới (30 phút).
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành.
 Bước 1: Đọc kĩ nội dung bài tập thực hành 
Bước 2: Làm bài trên khổ giấy A4 (trong vở bài tập)
Bước 3: Kẻ bảng theo mẫu :
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
2/ Hình biểu diễn
3/ Kích thước
4/Các bộ phận
 Bước 4: Quan sát bản vẽ Nhà ở (SGK) và đọc bản vẽ theo trình tự :
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
1/ Khung tên
Xác định: Tên gọi của ngôi nhà ; Tỉ lệ bản vẽ
2/ Hình biểu diễn
 Xác định tên gọi hình chi

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.doc