BÀI 18 : THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I/ Mục tiêu cần đạt
Học song bài học này học sinh cần đạt được :
1/ Kiến thức
- Học sinh trình bày được các khái niệm thời tiết và khí hậu.
- Học sinh trình bày được nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
- Học sinh phân tích và đánh giá được sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
2/ Kỹ năng
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, và làm việc nhóm.
- Rèn luyện cho học sinh cách khai thác tranh ảnh ( hình 47, 48 , 49 SGK ).
- Rèn luyện cho học sinh phát hiện mối quan hệ nhân quả địa lí giữa thời tiết và khí hậu.
3/ Thái độ
- Giúp học sinh có thái độ bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh yêu thích môn học và có thái độ học tập đúng đắn.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người soạn : Nguyễn Hồng Hải Ngày soạn : 10/1/2017 Lớp dạy : BÀI 18 : THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I/ Mục tiêu cần đạt Học song bài học này học sinh cần đạt được : 1/ Kiến thức Học sinh trình bày được các khái niệm thời tiết và khí hậu. Học sinh trình bày được nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. Học sinh phân tích và đánh giá được sự thay đổi nhiệt độ của không khí. 2/ Kỹ năng Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, và làm việc nhóm. Rèn luyện cho học sinh cách khai thác tranh ảnh ( hình 47, 48 , 49 SGK ). Rèn luyện cho học sinh phát hiện mối quan hệ nhân quả địa lí giữa thời tiết và khí hậu. 3/ Thái độ Giúp học sinh có thái độ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh yêu thích môn học và có thái độ học tập đúng đắn. 4/ Phát triển năng lực cho học sinh Năng lực phân tích, hoạt động nhóm, quan sát khai thác thông tin tranh ảnh. Tổng hợp nhận xét ý kiến. II/ Phương tiện, phương pháp 1/ Phương tiện 1.1/ Giáo viên : sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, Ao, tranh ảnh bài 18, Powerpoint 1.2/ Học sinh : Vở ghi, sách giáo khoa, vở soạn, hình 47. Lều khó tượng, hình 48 sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao, Hình 49. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ. 2/ Phương pháp Phương pháp vấn đáp. Phương pháp nhóm. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp khai thác tranh ảnh. III/ Tiến trình bày dạy 1/ Ổn định lớp ( 1 phút ) 2/ Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút ) Câu 1 : Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? nêu vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu ? Đáp án : Lớp vỏ khí gồm 3 tầng : Tầng đối lưu Tầng bình lưu Tầng cao của khí quyển Vị trí : từ 0km đến 16km. Đặc điểm : Tầng đối lưu luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra rất cả các hiện tượng mây, mưa , sấm, chớp Các hiện tượng này có ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh vật trên Trái Đất. Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao. Trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ lại giảm đi 0.6 độ C. 3/ Dạy bài mới ( 35 phút ) Khởi động : Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của con người, từ ăn mặc, ở cho tới các hoạt động sản xuất. Để nghiên cứu và có hiểu biết sâu sắc hơn về thời tiết và khí hậu chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Bài 18 : Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Hoạt động 1 : Cá nhân (7 phút ). GV : Dựa vào hiểu biết của em hãy nêu các đối tượng mà họ thống báo qua chương trình dự báo thời gồm những gì ? HS : Lắng nghe và trả lời. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. ( Khu vực địa phương, nhiệt độ trung bình, cấp gió, hướng gió, độ ẩm, thời gian). GV : Vậy một bạn bãy cho thầy biết thời tiết là gì ? HS : Lắng nghe và trả lời GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. ( Mở rộng : Khí tượng là chỉ những hiện tượng vật lí của khí quyển phát sinh trong vũ trụ, như gió mây mưa, tuyết, sương mù, cầu vồng, sấm chớp). GV : Trong một ngày thời gian biểu hiện ở các địa phương có khác nhau không ? HS : Lắng nghe và trả lời. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. GV : Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa một bạn hãy cho thầy biết khí hậu là gì ? HS : Lắng nghe và trả lời. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. GV : Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ? HS : Lắng nghe và trả lời. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. Thời tiết Khí hậu Khác nhau Diễn ra thời gian ngắn. Diễn ra trong thời gian dài. Không mang tính quy luật. Mang tính quy luật. BÀI 18 : THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. 1/ Thời tiết và khí hậu. Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định. Thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn thay đổi. Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm cặp (13 phút ). GV: Các em thảo luận theo nhóm cặp 2 đến 4 người hãy thảo luận các nội dung trong phiếu học tập và cử đại diện lên trình bày? Thời gian các nhóm thảo luận là 3 phút. Nhóm 1 : Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của đất và không khí ? ( Bức xạ Mặt Trời qua lớp không khí. Trong không khí có chưá bụi và hơi nước nên hấp thụ phần nhỏ năng lượng nhiệt từ Mặt Trời. Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ do đó đất nóng lên tỏa nhiệt vào không khí, không khí sẽ nóng lên. Đó là nhiệt độ không khí). Nhóm 2 : Nhiệt độ không khí là gì ? Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là gì ? Nhóm 3 : Người ta đo nhiệt độ không khí một ngày ít nhất mấy lần ? vào những khoảng thời gian nào ? Tại sao lại vào những khung giờ đó ? Sau đó người ta làm gì về nhiệt độ đo được ? ( Mở rộng : Đó là lúc bức xạ Mặt Trời yếu nhất, mạnh nhất, khi đã chấm dứt. Tính nhiệt độ trung bình, ghi vào sổ nhật ký, báo về trung tâm khí tượng thủy văn). Nhóm 4 : Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ? ( Để đo được nhiệt độ thực của không khí. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời và ở độ cao 2M để không bị ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất ). Nhóm 5 : Gỉa sử có một ngày ở phường Kim Liên – Đống Đa – HN người ta đo được nhiệt độ lần lượt lúc 6 giờ là 10 độ, lúc 13 giờ là 15 độ và 21 giờ là 11 độ . Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu ? Mở rộng : *) Công thức đo nhiệt độ trung bình ngày : Tổng nhiệt độ đo được các lần trong ngày / số lần đo được. *) Công thức đo nhiệt độ trung bình tháng : Tổng nhiệt độ đo được các ngày trong tháng / số ngày trong tháng. *) Công thức đo nhiệt độ trung bình năm : Tổng nhiệt độ trung bình đo được các tháng / số tháng. HS : Lắng nghe và thực hiện yêu cầu. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. Tuy nhiên nhiệt độ không khí có sự thay đổi ở nơi này nơi khác chúng ta cùng nhau tìm hiểu Phần 3 “ Sự thay đổi nhiệt độ của không khí”. 2/ Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí. Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế. Đo nhiệt độ không khí 3 lần 1 ngày . Vào các giờ 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ. Hoạt động 3 : Nhóm ( 15 phút ). GV : Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa một bạn hãy cho thầy biết nhiệt độ không khí thay đổi theo những phương diện nào ? HS : Lắng nghe và trả lời. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. (- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ). GV : Các nhóm thảo luận các nội dung sau trong vòng 5 phút, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ xung. Nhóm 1 : Tại sao những mùa hè người ta thường ra biển nghỉ ngơi và tắm mát ? Ảnh hưởng của biển đối với nhiệt độ không khí vùng ven biển như thế nào? (- Vì mùa hè ở vùng ven biển có không khí mát mẻ, khí hậu ôn hòa, hơi nước từ biển vào các vùng ven biển giúp điều hòa khí hậu, đồng thời có khối khí hải dương thống trị ở khu vực này. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của mặt đất và mặt nước nên nhiệt độ không khí của vùng xa biển và gần biển khác nhau). Nhóm 2 : Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ? Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của em hãy giải thích sự thay đổi đó ? Nhóm 3 : Quan sát hình 49 SGK nêu nhận xét về sự thay đổi giữa góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ từ xích đạo lên cực ? HS : Lắng nghe và thảo luận, nhận xét các nhóm. GV : Nhận xét và củng cố kiến thức. 3/ Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển. Miền gần biển và xa biển sẽ có khí hậu khác nhau. Sự khác nhau đó sinh hai loại khí hậu : Khí hậu lục địa, khí hậu đại dương. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, độ ẩm càng tăng. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực ( càng gần xích đạo nhiệt độ càng tăng). Không khí ở các vùng vĩ độ thấp, nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. IV/ Củng cố và dặn dò ( 5 phút ). 1/ Củng cố. Câu 1 : Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm : Thời tiết là sự biểu hiện các ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định. ( hiện tượng khí tượng). Khí hậu là của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. ( sự lặp đi lặp lại ). Câu 2 : Có mấy sự thay đổi nhiệt độ không khí nào ? 2 3 4 5 2/ Dặn dò Về nhà làm bài tập trang 57. Về nhà học bài và chuẩn bị bài 19 : Khí áp và gió trên Trái Đất. _____________________________ PHIẾU HỌC TẬP NHÓM . Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của đất và không khí ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM . Nhiệt độ không khí là gì ? dụng cụ đo nhiệt độ không khí là gì ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM . Người ta đo nhiệt độ không khí một ngày ít nhất mấy lần ? vào những khoảng thời gian nào ? Tại sao lại vào những khung giờ đó ? Sau đó người ta làm gì về nhiệt độ đo được ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM . Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM . 1/ Gỉa sử có một ngày ở Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C , lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? 2/ Gỉa sử có một ngày ở phường Kim Liên – Đống Đa – HN người ta đo được nhiệt độ lần lượt lúc 6 giờ là 10 độ, lúc 13 giờ là 15 độ và 21 giờ là 11 độ . Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu ?
Tài liệu đính kèm: