Giáo án Đại số 6 - Năm học 2014-2015

I.- Mục tiêu :

 - Kiến thức cơ bản : Hiểu được thế nào là một tập hợp , viết đúng ký hiệu của một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử và bằng cách chỉ ra tích chất đặc trưng của các phần tử .

- Kỹ năng cơ bản : Biết viết đúng ký hiệu của một tập hợp .

- Thái độ : Nhận thức được các tập hợp thường gặp trong toán học và trong cả đời sống .

II.- Phương tiện dạy học :

 Sách giáo khoa , bảng phụ

 

doc 69 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 + 4 – 2 ; 14 + (17 - 3 . 5 ) ; 74
 là những biểu thức 
II.- Thứ tự thực hiện các phép tính :
 1 ./ Biểu thức không có dấu ngoặc 
 a) Chỉ có phép tính cộng và trừ hoặc nhân và chia :
Thực hiện : Từ trái sang phải 
 Ví dụ : Tính 15 + 8 – 13 
 = 23 – 13 = 10
 Tính 24 : 6 . 5 = 4 . 5 = 20
Có đủ các phép tính :
 Thực hiện : 
Lũy thừa ® Nhân ,Chia ® Cộng trừ
 Ví dụ : Tính :
 38 – 12 : 22 + 5 . 3 
 = 38 – 12 : 4 + 5 . 3
 = 38 – 3 + 15 
 = 35 + 15 = 50 
 2 ./ Biểu thức có dấu ngoặc 
 Thực hiện : ( ) ® [ ] ® { }
Ví dụ : Tính
 100 :{2 . [52 – ( 35 – 8 )]}
 = 100 : { 2 . [ 52 – 27 ] } 
 = 100 : { 2 . 25 }
 = 100 : 50 
 = 2
4./ Củng cố : - Học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc và biểu thức có dấu ngoặc 
 - Củng cố từng phần như trên
5 ./ Dặn dò : Về nhà làm các bài tập 73 c) d) ; 74 b) c) ; 75 ; 76 Sách GK trang 32 
	 LUYỆN TẬP Ngày soạn 28-08-2013
 Tuần 5 tiết 15
I.- Mục tiêu : 
 - Kiến thức cơ bản : Học sinh biết áp dụng các tính chất của các phép tính cũng như các quy ứơc về thứ tự thực hiện các phép tính .
 - Kỹ năng cơ bản : Học sinh vận dụng được các tính chất cũng như các quy ứơc về thứ tự thực hiện các phép tính để tính giá trị của các biểu thức một cách thành thạo .Biết tìm x trong một đẳng thức - 
 - Thái độ : Biết nhận xét đề bài ,vận dụng các tính chất một cách chính xác , cẩn thận khi tính toán .
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên lớp :	
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
Nhắc lại thự tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngặc và trong biểu thức có dấu ngoặc
Làm các bài tập 73 , 74 SGK 
Hỏi thêm : trong bài 73 b , 73 c Tại sao không áp dụng qui ứơc về thứ tự thực hiện các phép tính ? Ta đã áp dụng tính chất gì ?
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Cho học sinh giải bài tập theo nhóm
 - GV sữa sai , củng cố cách thực hiện các phép tính
-Trình bày bài giải trên bảng và các học sinh khác có thể chất vấn cách giải để bạn giải thích
- Học sinh giải và trình bày cách giải từng bước giải thích 
- Học sinh thực hiện bài giải của mình trên bảng con
+ Bài tập 77 / 32 
 Thực hiện các phép tính :
 a) 27 . 75 + 25 . 27 – 150
 = 27 ( 75 + 25 ) – 150
 = 27 . 100 – 150
 = 2700 – 150 = 2550
b) 12 : {390 : [500 – (125 + 35 . 7)]}
 = 12 : {390 : [ 500 – ( 125 + 245)]}
 = 12 : {390 : [ 500 – 370]}
 = 12 : {390 : 130}
 = 12 : 3 = 4
 + Bài tập 78 / 33
Tính giá trị biểu thức :
 12 000 – (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3)
 = 12 000 – (3000 + 5400 + 1200)
 = 12 000 – 9600 = 2400
 + Bài tập 79 / 33
An mua hai bút bi giá 1500 đồng một chiếc, mua ba quyển vở giá 1800 đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì . Biết số tiền mua ba quyển sách bằng số tiền muahai quyển vở ,tổng số tiền phải trả là 12000 đồng . Tính giá một gói phong bì .
+ Bài tập 80 / 33
 12 = 1 13 = 12 – 02
 22 = 1 + 3 23 = 32 – 12 
 32 = 1 + 3 + 5 33 = 62 - 32
 43 = 102 - 62
(0 + 1)2 = 02 + 12
(1 + 2)2 > 12 + 22 
(2 + 3)2 > 22 + 32
	4./ Củng cố : Củng cố từng phần như trên
	5./ Hướng dẫn dặn dò : Về nhà làm các bài tập 104 108 Sách Bài tập trang 15 
Tuần 6 ÔN TÂP Ngày soạn 01 -09-2014
Tiết 16 
I.- Mục tiêu : 
- Kiến thức cơ bản : - Tập hợp , cách viết tập hợp , tập hợp con .Thực hiện các phép tính (chú ý các tính chất của các phép tính , tính nhanh) cộng , trừ , nhân , chia , lũy thừa .Tìm x
 - Kỹ năng cơ bản : Rèn kỹ năng áp dụng được các tính chất của các phép tính để giải nhanh , nhận ra khi nào có thể 
 - Thái độ : Cẩn thận ,chính xác , trung thực 
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên lớp
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
Nhắc lại thự tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngặc và trong biểu thức có dấu ngoặc
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Cho học sinh giải bài tập theo nhóm 
- Lưu ý học sinh có thể giải theo quy ứơc về thứ tự thực hiện các phép tính
 - Có thể giải bằng cách khác không ?
- So sánh thời lượng làm bài của hai phương pháp để tìm phương pháp tốt nhất 
- Tìm số trừ là 5 . (x – 3) trước ,tiếp theo tìm thừa số chưa biết là x – 3 cuối cùng tìm x là số bị trừ .
- Thực hiện trước phép tính 45 : 43 rồi tìm số hạng chưa biết của tổng là 2.x
cuối cùng tìm x là một thừa số chưa biết 
- Thực hiện trước phép tính 23 . 32 rồi tìm số bị trừ là 2 . x ,cuối cùng tìm x là một thừa số chưa biết
- Thực hiện trước phép tính 1339 : 13 rồi tìm số trừ là x – 6 ,cuối cùng tìm x là số bị trừ chưa biết
 - Học sinh Tổ 1 giải 
Học sinh Tổ 2 giải 
 - Học sinh Tổ 3 giải
- Học sinh Tổ 4 giải 
- Học sinh Tổ 5 giải 
- Học sinh khác của tổ 1
- Học sinh khác của tổ 2
- Học sinh khác của tổ 3
- Học sinh khác của tổ 4
Sách bài tập
+ Bài tập 104 / 15 
 Thực hiện các phép tính :
3 . 52 – 16 : 22
 = 3 . 25 – 16 : 4
 = 75 – 4 = 71 
23 . 17 – 23 .14
 = 8 . 17 – 8 . 14
 = 8 ( 17 – 14 )
 = 8 . 3 = 24
15 . 141 + 59 . 15
 = 15 . (141 + 59)
 = 15 . 200 = 3000
17 . 85 + 15 . 17 – 120
 = 17 ( 85 + 15 ) – 120
 = 17 . 100 – 120
 = 1700 – 120 = 1580
 20 – [ 30 – ( 5 – 1 )2 ]
 = 20 – [ 30 – 42 ]
 = 20 – [ 30 – 16 ]
 = 20 – 14 = 6
+ Bài tập 105 / 15
 Tìm số tự nhiên x biết :
70 – 5 . (x – 3) = 45
 5 . (x – 3) = 70 – 45
 5 . (x – 3) = 25
 x – 3 = 25 : 5
 x – 3 = 5
 x = 5 + 3 = 8
10 + 2 . x = 45 : 43
 10 + 2 . x = 42 = 16
 2 . x = 16 – 10
 2 . x = 6
 x = 6 : 2 = 3
+ Bài tập 108 / 15
 a) 2 . x – 138 = 23 . 32 
 2 . x – 138 = 8 . 9 = 72
 2 . x = 72 + 138
 2 . x = 210
 x = 210 : 2 = 105
 b) 231 – (x – 6) = 1339 : 13
 231 – (x – 6) = 103
 x – 6 = 231 – 103
 x – 6 = 128
 x = 128 + 6 = 134
4./ Củng cố : Củng cố từng phần 
	5./ Hướng dẫn dặn dò : Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trọng tâm là Tập hợp , cách viết một tập hợp , tập hợp con ,
 thứ tự thực hiện các phép tính cộng ,trừ , nhân , chia , lũy thừa , và các bài toán tìm x để chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết .
	 KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày soạn 01-09-2014 
 Tuần 6 tiết 17
Tuần 6 TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG Ngày soạn 04-09-2014 
Tiết 18 
Có những trường hợp không tính tổng hai số 
mà vẫn xác định được tổng đó có chia hết 
hay không chia hết cho một số nào đó .
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : 
Học sinh nắm được các tính chất chia hết của một tổng ,một hiệu .
2./ Kỹ năng cơ bản:
Học sinh biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số ,một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng ,của hiệu đó ; biết sử dụng các ký hiệu ! ; ! .
3./ Thái độ : 
Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên .
II.- Phương tiện dạy học :Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : Đã thực hiện bài kiểm tra 1 tiết 
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Ví dụ : Trong phép chia 12 : 6 số dư ?
- Giới thiệu ký hiệu !
- Ví dụ : Trong phép chia 14 : 6 số dư ?
- Giới thiệu ký hiệu !
- Học sinh làm bài tập ?1
- Rút ra nhận xét ?
- Học sinh tìm ba số chia hết cho 4 ví dụ như 12 ; 40 ; 60 
- Xét xem hiệu 40 – 12 ; 60 – 12 
 tổng 12 + 40 + 60 có chia hết cho 4 không ?
- Học sinh trả lời Số dư là 0
- Học sinh trả lời số dư là 2
- Học sinh đọc định nghĩa 
- Học sinh trả lời : Nếu hai số hạng của tổng đều chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6 .
 40 – 12 = 28 ! 4
 60 – 12 = 48 ! 4 
- Học sinh kết luận 
 12 + 40 + 60 = 112 ! 4
- Học sinh kết luận
I.- Nhắc lại về quan hệ chia hết 
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ¹ 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b . k .
 Ký hiệu a chia hết cho b là : a ! b 
 a không chia hết cho b là : a ! b
II.- Tính chất 1
Nếu a ! m và b ! m thì (a + b) ! m
 a ! m và b ! m Þ (a + b) ! m
- Ký hiệu “ Þ “ đọc là suy ra (hoặc kéo theo)
- Ta có thể viết a + b !m hay (a + b) ! m
4 Chú ý : 
Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu a ! m và b ! m Þ (a – b) ! m
Tính chất 1 cũng đúng với một tổng nhiều số
 a ! m ; b ! m và c ! m Þ (a + b + c) ! m
Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó .
a ! m ; b ! m và c ! m Þ (a + b + c) ! m
4./ Củng cố : Củng cố từng phần 
5./ Dặn dò :Về nhà làm các bài tập 83 ; 84 ; 85 ; 86 SGK trang 35 và 36
Tuần 7 TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG Ngày soạn 09-09-2014
 Tiết 19 
Có những trường hợp không tính tổng hai số 
mà vẫn xác định được tổng đó có chia hết 
hay không chia hết cho một số nào đó .
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : 
Học sinh nắm được các tính chất chia hết của một tổng ,một hiệu .
2./ Kỹ năng cơ bản:
Học sinh biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số ,một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng ,của hiệu đó ; biết sử dụng các ký hiệu ! ; ! .
3./ Thái độ : 
Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên .
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : Đã thực hiện bài kiểm tra 1 tiết 
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Học sinh tìm ba số chia hết cho 4 ví dụ như 12 ; 40 ; 60 
- Xét xem hiệu 40 – 12 ; 60 – 12 
 tổng 12 + 40 + 60 có chia hết cho 4 không ?
 - Làm ?2 cho học sinh dự đoán 
 a ! m và b ! m Þ ?
- Học sinh cho ví dụ 
 Nhắc lại tính chất 1 và 2 
- Làm bài tập ?3 và ?4 
III.- Tính chất 2 :
Nếu a ! m và b ! m thì (a + b) ! m
 a ! m và b ! m Þ (a + b) ! m
4 Chú ý : 
Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu
 a ! m và b ! m Þ (a – b) ! m (a>b)
Tính chất 2 cũng đúng với một tổng nhiều số trong đó chỉ có một số hạng không chia hết cho m
 a ! m ; b ! m và c ! m Þ (a + b + c) ! m
Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số ,còncác số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó .
 a ! m ; b ! m và c ! m Þ (a + b + c) ! m
4./ Củng cố : Củng cố từng phần 
5./ Dặn dò :
Về nhà làm các bài tập 83 ; 84 ; 85 ; 86 SGK trang 35 và 36
 Tuần 7 LUYỆN TẬP Ngày soạn 09-09-2014
 Tiết 20 
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : Tính chất chia hết của một tổng , một hiệu 
2./ Kỹ năng cơ bản : Nhận biết được tổng nhiều số hay một hiệu chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng hay hiệu đó ; biết sử dụng ký hiệu M và M 
3./ Thái độ : Rèn luyện tính chính xác khi vận dụng tính chia hết .
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa , bảng con
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
Phát biểu các tính chất chia hết của một tổng 
Bài tập 85 và 86 / 36 SGK
9 có chia hết cho 3 không ? 2 . 9 ; 3 . 9 ; 4 . 9 . Có chia hết cho 3 không ? Vậy ta có kết luận gì về tính chất chia hết của một số .
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Phát biểu lại tính chất chia hết của một tổng (tính chất 1 và tính chất 2 )
- Viết công thức tổng quát của một số a chia cho b được thương là q và có dư là r (Có thể cho ví dụ cụ thể 16 chia cho 5 được thương là 3 dư 1 ta có 16 = 3 . 5 + 1) 
- Trong bài tập 88 nếu gọi q là thương của phép chia a cho 12 dư 8 thì a = ?
 - Căn cứ vào bài tập 87 / 36 đã làm ở trên để xác định Đ hay S ở câu c) và câu b) 
- Trong câu b) và c) học sinh cho biết vì sao ?
- Học sinh trả lời và thực hiện bài làm trên bảng .
- Học sinh trả lời a = b . q + r 
- a chia cho 12 có thương là q số dư 8 thì a = 12 . q + 8
- Có thể cho ví dụ cụ thể 
- Học sinh có thể chất vấn lẫn nhau 
+ Bài tập 87 / 36 :
 A = 12 + 14 + 16 + x (xỴ N)
 12 ! 2 ; 14 ! 2 ; 16 ! 2
Nếu x chia hết cho 2 thì A chia hết cho 2 .
Nếu x không chia hết cho 2 thì A không chia hết cho 2 . 
+ Bài tập 88 / 36 :
Nếu gọi q là thương của số tự nhiên a chia cho 12 dư 8 ta có :
 a = 12 . q + 8
 12 . q ! 4 8 ! 4
 Vậy : a ! 4 
 12 . q ! 6 nhưng 8 ! 6 
 Vậy : a ! 6
+ Bài tập 89 / 36 :
Câu
Đ
S
a) Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6
X
b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng không chia hết cho 6
X
c) Nếu tổng của hai số chia hết cho 5 và một trong hai số đó chia hết cho 5 thì số còn lại chia hết cho 5 
X
d) Nếu hiệu của hai số chia hết cho 7 và một trong hai số đó chia hết cho 7 thì số còn lại cũng chia hết cho 7 
X
+ Bài tập 90 / 36 :
a) Nếu a ! 3 và b ! 3 thì tổng a + b chia hết cho 6 ; 9 ; 3 
b) Nếu a ! 2 và b ! 4 thì tổng a + b chia hết cho 4 ; 2 ; 6
c) Nếu a ! 6 và b ! 9 thì tổng a + b chia hết cho 6 ; 3 ; 9
4./ Củng cố : 
	5./ Hướng dẫn dặn dò : Về nhà xem trước bài dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 
 Tuần 7 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 ; CHO 5 Ngày soạn 11-09-2014
 Tiết 21 
 Dùng các tính chất chia hết ,
Có thể giải thích các dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 ?
I.- Mục tiêu : 
Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2 ,cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .
Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số , một tổng , một hiệu có hay không chia hết cho 2 , cho 5 .
Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 .
1./ Kiến thức cơ bản : Dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5
2./ Kỹ năng cơ bản : Vận dụng một cách linh hoạt cho các bài tập .
3./ Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài .
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ: 
Xét biểu thức 186 + 42 . Mỗi số hạng có chia hết cho 6 hay không ? Không làm phép cộng , hãy cho biết : Tổng có chia hết cho 6 không ? Phát biểu tính chất tương ứng .
Xét biểu thức 186 + 42 + 56 . Không làm phép cộng hãy cho biết : Tổng có chia hết cho 6 không ? Phát biểu tính chất tương ứng .
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Đặt vấn đề : Với số 186 để biết được có chia hết cho 6 không ta phài thực hiện phép chia và xét số dư . Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể không cần làm phép chia mà vẫn có thể nhận biết một số có hay không chia hết cho một số khác . 
số nào chia hết cho 2 
- Viết dưới dạng tổng số chục và số đơn vị 
 * là số có một chữ số 
- Nếu thay * = 1 , 3 , 5 , 7 , 9 thì n có chia hết cho 2 không ? Vậy ta có thể kết luận gì ?
- Gv khẳng định lại chỉ có những số tận cùng là chữ số chẳn mới chia hết cho 2
- Phân tích 90 = 9 . 2 . 5 
 610 = 61 . 2 . 5 
- Học sinh nhận xé
 - Học sinh viết = 430 + * 
- Nhận xét : 430 !2 
 muốn cho n ! 2 thì * phải chia hết cho 2
- Học sinh kết luận 
- Củng cố bài tập ?1 
Củng cố bài tập ?2
I .- Nhận xét mở đầu :
 90 = 9 . 2 . 5 chia hết cho 2, cho 5
 610 = 61 . 2 . 5 chia hết cho 2, cho 
 Nhận xét : Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5 II .- Dấu hiệu chia hết cho 2 :
 Xét số n = 
 = 430 + *
 nếu thay * = 2 , 4 , 6 , 8 thì n ! 2
Kết luận 1 : Số có chữ số tận cùng là số chẳn thì chia hết cho 2 
 - Nếu thay * = 1 , 3 , 5 , 7 , 9 thì n không chia hết cho 2
Kết luận 2 : Số có chữ số tận cùng là số lẻ thì không chia hết cho 2 .
 Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẳn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2 .
III.- Dấu hiệu chia hết cho 5 :
 Xét số n = 
 = 430 + *
 nếu thay * = 0 ; 5 thì n ! 5
Kết luận 1 : Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 
 - Nếu thay * = 1 , 2 , 3 , 4 , 6 , 7 , 8 ,9 thì n không chia hết cho 5
Kết luận 2 : Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5 .
 Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
4 ./ Củng cố : 
- n có chữ số tận cùng là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 Û n ! 2
- n có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 Û n ! 5
-Sốnàovừachiahếtcho2vừachiahếtcho5? 
- Bài tập 91 ; 92 ; 93 a) ; 93 b)
	5./ Hướng dẫn dặn dò : Về nhà học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 . Làm các bài tập 93 ; 94 ; 95 trang 38 SGK 
Tuần 8 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 ; CHO 9 Ngày soạn 16-09-2014 
 Tiết 22 
 Dấu hiệu chia hết cho 3 ,cho 9 có gì khác với
 dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 ?
I.- Mục tiêu : 
Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3 ,cho 9 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .
Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3 , cho 9 .
Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 .
1./ Kiến thức cơ bản : Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9
2./ Kỹ năng cơ bản : Vận dụng một cách linh hoạt cho các bài tập .
3./ Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài .
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa , bảng con
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 . 2124 ; 5124 có chia hết cho 2 không ?
Phân tích số 378 thành tổng các số hàng trăm , høàng chục , hàng đơn vị .
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Đặt vấn đề : Xét hai số 2124 và 5124 thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 9 .
GV : ta thấy hai số đều tận cùng bằng 124 nhưng 2124 ! 9 còn 5124 ! 9 như thế chữ số tận cùng không liên quan gì đến dấu hiệu chia hết cho 9 ? Vậy nó liên quan đến yếu tố nào ? 
+ Bất cứ số tự nhiên nào cũng có thể phân tích thành một tổng gồm một số hạng chia hết cho 9 ( chia hết cho 3 ) và một số hạng là tổng các chữ số trong số đã cho .
Vậy ta có thể kết luận gì nếu tổng các chữ số của số đã cho chia hết cho 9
- Số chia hết cho 9 cũng chia hết cho 3 nên theo nhận xét mở đầu ta có thể kết luận gì về số chia hết cho 3 ?
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hiện tính chất phân phối
 - Học sinh phân tích số 252 và 253 
- Học sinh kết luận 1
- Học sinh kết luận 2
- Kết luận chung để khẳng định chỉ có những số đó .
- Củng cố : Làm ?1 
- Học sinh kết luận và lập lại nhiều lần 
- Củng cố : Làm ?2
I .- Nhận xét mở đầu :
 Xét số 378
 378 = 3 . 100 + 7 . 10 + 8 
 = 3 (99 + 1) + 7 (9 + 1) + 8 
 = 3 . 99 + 3 . 1 + 7 . 9 + 7 . 1 + 8
 3 + 7 + 8 = 19 ! 9 Vậy 378 ! 9
II.- Dấu hiệu chia hết cho 9
Ví dụ :
 252 = (số chia hết cho 9) + (2 + 5 + 2)
 2 + 5 + 2 = 9 ! 9 Vậy 252 ! 9
 253 = (số chia hết cho 9) + (2 + 5 + 3)
 2 + 5 + 3 = 10 ! 9 Vậy 253 ! 9
+ Kết luận 1 : Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 .
+ Kết luận 2 : Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 .
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9 .
III.- Dấu hiệu chia hết cho 3
 + Kết luận 1 : Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 .
+ Kết luận 2 : Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3 .
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3 .
4./ Củng cố : Làm bài tập 102 SGK trang 41 
 - Dấu hiệu chia hết cho 9 , cho 3 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 .
5./ Hướng dẫn dặn dò : Bài tập về nhà 101 , 103 , 104 và 105 SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần 8 LUYỆN TẬP Ngày soạn 16-09-2014
Tiết 23 
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9
2./ Kỹ năng cơ bản : Vận dụng một cách linh hoạt cho các bài tập .
3./ Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài . 
II.- Phương tiện dạy học :
	Sách giáo khoa 
III.- Hoạt động trên l

Tài liệu đính kèm:

  • docSố học 6 kỳ I.doc