Giáo án Đại số 6 năm học 2015

I.MỤC TIÊU :

Kiến thức:

- HS được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

Kỹ năng:

- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước .

- HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu.

Thái độ:

 - Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp .

II-Kiến thức trọng tâm

- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước .HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu.

III Phương pháp dạy học chủ đạo.

 

doc 326 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 6 năm học 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số nguyên, qua kết quả phép tính biết rút ra nhận xét .
Thái độ :
- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế .
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu .
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính biết rút ra nhận xét .
- Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế .
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
:+ Các phương pháp chủ yếu : Nêu vấn đề, gợi mở.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- HS: Xem trước bài, thước kẻ có chia đơn vị.Ôn tập quy tắc lấy giá tuyệt đối của một số nguyên.
 +Thước kẻ có chia đơn vị.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra (7 ph) 
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm
- Bài tập 28/76 sgk
- Quy tắc / 76sgk
- Bài tập 28
a) (-73) + 0 = -73
b) = 18 + (-12) = 18 -12 = 6
c) 102 + (-102) = 0
3.Tiến hành bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1:C ủng cố quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu
 Rèn luyện học sinh về quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu
Hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu .
Phát biểu quy tắc và áp dụng vào bài tập 31
( chú ý có thể giải nhanh không theo các bước của quy tắc ).
BT 31 ( sgk/ 77).
a) (-30) + (-5) = -35 .
b) (-7) + (-13) = -20.
c) -250 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và phân biệt hai quy tắc vừa học (7 ph)
HS cần nắm vũng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và phân biệt hai quy tắc
- Bài tập 31, 32 khác nhau ở điểm nào trong cách thực hiện ?
- Vận dụng quy tắc giải như phần bên (có thể giải nhanh )
- Phát biểu sự khác nhau của hai quy tắc cộng .
BT 32 sgk / 77.
a) 16 + (-6) = +(16 - 6) 
= 10 
b) 14 + (-6) = 8 .
c) (-8)+12= 4 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 3: Củng cố cộng hai số đối nhau và bài toán tổng hợp hai quy tắc
HS cần nắm vữngcộng hai số đối nhau và bài toán tổng hợp hai quy tắc
- Kết quả khi thực hiện
tính cộng từ một số đã cho với số nguyên dương, nguyên âm khác nhau thế nào ?
- Thực hiện điền vào ô trống và nhận xét kết quả tìm được .(tăng khi cộng số nguyên dương và ngược lại với số nguyên âm).
BT 33sgk /77
- Kết quả lần lượt như sau :
a = -2 ; b = -12 ; -5 ; a + b = 1 ; 0
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 4: Hình thành bước đầu tính giá trị biểu thức đại số (7ph)
HS cần nắm vững tính giá trị của biểu thức
- Hãy trình bày các bước thực hiện BT 34 ?
- Thay các giá trị x, y tương ứng vào biểu thức ban đầu rồi thực hiện cộng các số nguyên .
BT 34 sgk /77
a. x +(-16)=(-4)+(-16) = -20 
b.(-102)+ y = (-102)+2
 =-100 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 5: Vận dụng phép cộng số nguyên vào bài toán thực tế ( 6 ph)
 HS cần biết vận dụng bài toán vào thực tế.
- Hãy giải thích ý nghĩa thực tế trong các câu phát biểu trong BT 35 
-Đọc đề bài sgk và giải thích đi đến kết quả như phần bên .
BT 35 sgk /77
a. x = 5 ; b. x = -2 .
4. Củng cố (8 phút)
- Ngay sau phần bài tập có liên quan .
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Xem lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên .
- Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên 
- Xem trước § 6 Tính chất của phép cộng các số nguyên.
VI.NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 21 tháng 11 năm 2011
§ 6 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN. 
Tuần 15 Tiết: 46 Ngày soạn :04.11. 2011
I.MỤC TIÊU :
Kiến thức: 
- HS biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoá, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối .
Kĩ năng:
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí .
Thái độ:
- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên .
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- HS biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoá, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối .
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí .
- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên 
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
+ Các phương pháp chủ yếu : so sánh, nêu vấn đề
IV PHƯƠNG TIỆN
 -HS ôn tập các tính chất phép cộng số tự nhiên, số đối 
 +Bảng phụ ghi bốn tính chất của phép cộng các số nguyên, trục số,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 7 ph)
Hãy nêu các tính chất phép cộng các số tự nhiên .
Trả lời: Có 3 tính chất: t/c giao hoán, t/c kết hợp, cộng với số 0.
Tính a) (-2) + (-3) và (-3) + (-2)
a) (-2) + (-3) = -5 và (-3) + (-2) = -5
 b) (-8) + (+4) và (+4) + (-8)
b) (-8) + (+4) = -4 và (+4) + (-8) = -4
3.Tiến hành bài mới 
-Giới thiệu bài: Từ KTBC ta thấy phép cộng các số tự nhiên N còn đúng trong tạp hợp số nguyên Z nữa không? (1ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: 1 . Tính chất giao hoán ( 5 ph)
HS cần nắm vững tính chất giao hoán
?So sánh kết quả hai biểu thức ở mỗi câu ta có nhận xét gì 
?Viết dạng tổng quát thể hiện tính chất giao hoán 
- Phép cộng hai số nguyên có tính giao hoán .
-HS lấy thêm ví dụ.
HS : a + b = b + a.
1 . Tính chất giao hoán :
* Với mọi a, b Z :
a + b = b + a
Vd : (-2) + (-3)
 = (-3) + (-2) 
 = -5 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 2: Tính chất kết hợp ( 11 ph)
HS cần nắm vững tính chất kết hợp
- Yêu cầu hs thực hiện ?2
? Hãy xác định thứ tự thực hiện các phép tính 
- Nhờ có tính chất này mà ta có thể viết : (-3) + 4 + 2 thay cho các cách viết ở trên .
- Viết dạng tổng quát tính chất kết hợp ?
- Giới thiệu chú ý sgk .
-Áp dụng làm BT 36/78 sgk
 Làm ?2, tính và so sánh kết quả. 
[(-3) + 4] +2 = 1+2 = 3
(-3) + (4 +2) = (-3) + 6 = 3
[(-3) +2] + 4 = (-1) + 4 = 3
- Thực hiện theo quy tắc dấu ngoặc .
-Dạng tổng quát:
a + (b + c) = (a + b) +c 
-BT36/78sgk
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 126 + [(-20) + (-106) ]+2004 
= 126 +(-126) ] + 2004 = 2004
-HS 2 câu b)
2. Tính chất kết hợp :
* Với mọi a, bZ :
a + (b + c) = (a + b) + c 
* Chú ý:Trang 78 SGK
-BT36/78sgk
b) (-199) +(-200) + (-201)
= [(-199) + (-201) ] +( -200)
= (-400) + (-200) = -600
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 3: Cộng với số 0 ( 3 ph)
HS Cần nắm vững tính chất cộng với 0
- Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào? Cho ví dụ.
- Hãy nêu dạng tổng quát. 
-Kết quả bằng chính nó.
Cho thêm 2 ví dụ.
Vd: 5 + 0 = 5
 -7 +0 = -7
 HS : a + 0 = a
3. Cộng với số 0 :
*Với mọi a Z :
a + 0 = a .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 4: Cộng với số đối (11 ph)
HS Cần nắm vững tính chất cộng với số đối
?Thế nào là hai số đối nhau 
BT thực hiện phép tính:
a) 10+ ( -10)
b) (-8) + 8
? vậy hai số đối nhau có tổng bằng mấy
- Giới thiệu các tính chất và ký hiệu như sgk/
a + (-a) = 0 hay ta có thể nói rằng hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0 .
GV : Gợi ý ? 3 : Trước tiên ta phải tìm tất cả các số đó (trên trục số chẳng hạn)
- Nhắc lại hai số đối nhau
a) 10+ ( -10) = 0
b) (-8) + 8 = 0
- Hai số đối nhau có tổng bằng 0
- Đọc phần hướng dẫn sgk .
HS : Phát biểu định nghĩa hai số đối nhau .
- Nghe giảng và vận dụng tương tự ví dụ vào ?3
“ Xác định các số hạng của tổng thỏa : -3 < a < 3 “
4. Cộng với số đối :
(sgk/78)
*Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0
a + (-a) = 0
?3 Các số nguyên a thoả mãn -3< a< 3 là: -2, -1, 0, 1, 2 và tổng của chúng :
 (-2)+(-1)+0+1+2
= [(-2)+2]+ [(-1)+1]+0 = 0
4.Củng cố (4 ph)
- BT 38/79sgk.Sau hai lần thay đổi chiếc diều ở độ cao : 15+2+(-3) = 14 (mét)
5.Hướng dẫn học ở nhà : ( 2 phút)
- Học lý thuyết như phần ghi tập, vận dụng các tính chất giải nhanh (nếu có thể ).
- Chuẩn bị bài tập luyện tập (sgk/ 79, 80) .
IV. NHÂN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
.Ngày 24 tháng 11 năm 2014
LUYỆN TẬP
Tuần 16 Tiết: 47 Ngày soạn :04.11. 2014
I.MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức .
Kĩ năng:
- Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, tìm gía trị tuyệt đối của một số nguyên .
- Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế .
Thái độ:
- Rèn luyện tính sáng tạo của HS .
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức .
- Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, tìm gía trị tuyệt đối của một số nguyên .
- Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế .
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
:+ Các phương pháp chủ yếu : phân tích tổng hợp, nêu vấn đề
IV..PHƯƠNG TIỆN
-HS xem lại các tính chất phép cộng số nguyên và bài tập luyện tập sgk/79, 80.
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 8 ph)
-Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên.
-BT 37/78sgk
a) Các số nguyên a thoả mãn -4< x< 3 là: -3,-2, -1, 0, 1, 2 và tổng của chúng :
 (-3)+(-2)+(-1)+0+1+2
= [(-2)+2]+ [(-1)+1]+(-3)+0 = -3
b) tương tự câu a. Vì đó là tổng của những cặp số đối nhau nên bằng 0.
3.Tiến hành bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên:( 10 ph)
Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc dộng hai số nguyên
? Điểm khác biệt giữa cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu là ở đặc điểm nào. 
- Vận dụng quy tắc giải bt 41, chú ý tính nhanh ở câu c) .
- Cùng dấu thực hiện phép tính cộng, dấu chung.
- Khác dấu thực hiện phép trừ, dấu của số có “ phần số “ lớn hơn .
BT 41 sgk / 79.
a. (-38) + 28 = -10 .
b. 273 + (-123) = 150 .
c. 99 + (-100) + 101
 = 100 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Củng cố ý nghĩa dấu ngoặc .(tính nhanh)
 HS biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh cộng hai só nguyên.
?Áp dụng tính chất cộng số nguyên , câu a thứ tự thực hiện thế nào 
? Tìm tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.
? Có thể áp dụng tính chất nào để giải nhanh câu a. 
- Giải như phần bên.
- Các số nguyên có giá trị giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 nằm giữa -10 và 10 : -9, -8, ,0, 1, , 9 .
- Cộng các số đối tương ứng, ta được kết qủa là 0 .
BT 42sgk /79.
a. 217+[43+(-217)+(-23)] 
 = [ 217 + (-217)] + [ 43 + (-23)] = 20 .
b. - Các số nguyên có giá trị giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 nằm giữa -10 và 10 : -9, -8, ,0, 1, , 9
và có tổng bằng 0 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế vận dụng:( 10 ph)
HS Cần biết vận dụng các bài toán trên vào thực tế.
Việc biểu diễn số nguyên vào phép cộng hai đại lượng cùng hay khác nhau về tính chất .
?Chiều nào quy ước là chiều dương 
? Điểm xuất phát của hai ca nô 
- Hướng dẫn tương tự từng bước như bài giải bên
- Đọc đề bài và nắm “giả thiết, Kết luận”.
-Chiều từ C đến B .
-Cùng xuất phát từ C .
- Giải hai trường hợp vận tốc .
BT 43sgk/ 80 .
- Vận tốc hai ca nô : 10 km/h và
7 km/h , nghĩa là chúng đi cùng về hướng B (cùng chiều ) .Do đó, sau một giờ chúng cách nhau :
(10 - 7). 1 = 3 (km/h)
b. Vận tốc hai ca nô 10 km/h và -7 km/h, nghĩa là ca nô thứ nhất đi về hướng B và ca nô thứ hai đi về hướng A (ngược chiều) . Nên sau một giờ chúng cách nhau :
(10 + 7 ).1 = 17 (km) .
4.Củng cố (4 ph)
- Dùng bảng phụ
x
-5
7
-2
y
3
-14
-2
x+y
-2
-7
-4
2
7
4
-3
14
2
5.Hướng dẫn học ở nhà : ( 2 phút).
- Xem lại các bài tập đã giải.
- xem trước § 7 Phép trừ hai số nguyên
VI. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
..Ngày 27 tháng 11 năm 2014
§ 7 PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Tuần 16 Tiết: 48 Ngày soạn :04.11. 2014
I.MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- HS hiểu được phép trừ trong Z .
Kĩ năng:
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên .
Thái độ:
- Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự .
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- HS hiểu được phép trừ trong Z .
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên .
 - Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự 
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
+ Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, so sánh.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- HS xem lại các kiến thức quy tắc cộng hai số nguyên ..
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 7 ph)
 Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 65 trang 61 SGK.
Áp d ụng tính
a) (-57) + (- 43)
a) (-57) + (- 43) = -( 57 +43 ) = -100
b) 469 + ( -219)
b) 469 + ( -219) = 469 -219 = 450
3.Tiến hành bài mới 
-Giới thiệu bài: 
Phép trừ hai số TN thực hiện được khi nào?
-Trong Z phép trừ các số nguyên thực hiện có giống phép trừ hai số tự nhiên không?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Hiệu của hai số nguyên( 15 ph)
 Hs cần nắm vững kiến thức về trừ hai số nguyên.
Hãy xét các phép tính sau và rút ra nhận xét
3-1 và 3+ (-1)
3-2 và 3+ (-2)
3-3 và 3+ (-3)
Tương tự hãy làm tiếp 
3-4 = ?
3-5 = ?
-Gọi Hs thực hiện
-Tương tự hãy xét ví dụ sau:
2-2 và 2+ (-2)
2-1 và 2+ (-1)
2-0 và 2+ (0)
2-(-21) và 2+1
2-(-2) và 2+2
? Muốn trừ hai số nguyên ta làm như thế nào
-Bài tập 47. Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện 
-Gọi HS nhận xét kết quả và rút ra nhận xét
- Hs thực hiện
3-1 = 3+ (-1) = 2
3-2 = 3+ (-2) = 1
3-3 = 3+ (-3) = 0
Tương tự hãy làm tiếp 
3-4 = 3+ (-4) = -1
3-5 = 3 + (- 5) = -2
- Hs thực hiện
2-2 = 2+ (-2) = 0
2-1 = 2+ (-1) = 1
2-0 = 2+ (0) = 2
2-(-21) = 2+1= 3
2-(-2) = 2+2 = 4
- Hs trả lời 
-HS1: 
2- 7 = 2+ (- 7) = - 5
(-3) - 4 = (-3) + (-4) = - 7
- HS2:
1- (-2) = 1+2 = 3
(-3) - (-4) = (-3) +4 = 1
-Nhận xét / 81 sgk
1. Hiệu của hai số nguyên :
* Quy tắc
- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b .
a - b = a + (b)
Vd : 3 - 8 = 3 + (-8) = -5 .
(-3) - (-8) = (-3) + (+8) = +5 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ thực tế sử dụng phép trừ số nguyên 
 Hs cần nắm vững kiến thức về trừ hai số nguyên liên hệ thực tế..
Gọi Hs đọc ví dụ
? Để tìm nhiệt độ ở SaPa hôm nay ta làm như thế nào 
-Bài tập 48. Gọi HS lên bảng 
- Kết quả của phép trừ hai số tự nhiên có thể không phải là số tự nhiên ( 3 - 5 = -2 ) , còn kết quả của phép trừ hai số nguyên luôn là số nguyên .
- Đọc ví dụ sgk/ 81.
- Để tìm nhiệt độ ở SaPa hôm nay ta phải lấy 
30c -40c = 30c + (-40c) = -10c
HS : Liên hệ nhiệt kế đo nhiệt độ , kiểm tra lại kết quả bài tính trừ .
-Bài tập 48
0 -7 = -7; 7- 0 = 7
a- 0 = 0; 0- a = -a
HS : Tìm ví dụ minh họa phép trừ hai số nguyên , kết quả luôn là số nguyên. 
2. Ví dụ : (sgk/ 81).
- Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện được .
4. Củng cố (10 phút)
- Nhắc lại quy tắc trừ hai số nguyên 
a) (-28) - ( -32)
= (-28) +32 = 4
b) 50 - ( -21)
= 50 +21=71
c) ( -45) - 30
= ( -45) + 30 = -75
d) x- 80
= x + (- 80) 
e) 7 - a
= 7 + (- a)
g) (-25) - ( -a)
=(-25) +a
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
-Học thuộc các quy tắc công, trừ số nguyên
- Bài tập 49,54,52,53/ 82sgk 
-Tiết sau luyện tập
VI.NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày 28 tháng 11 năm 2014
LUYỆN TẬP
Tuần 16 Tiết: 49 Ngày soạn :04.11. 2014
I.MỤC TIÊU :
KIến thức:
-Củng cố quy tắc phép trừ, quy tắc cộng các số nguyên .
Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên : biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức .
Thái độ:
-Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ .
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
-Củng cố quy tắc phép trừ, quy tắc cộng các số nguyên .
-Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên : biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức .
 -Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ .
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
+ Các phương pháp chủ yếu : tổng hợp, so sánh.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- HS chuẩn bị bài tập. Máy tính bỏ túi .
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra ( 7 ph)
- Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên ? Viết công thức ?
- BT 49 (sgk/82) .
a
-15
2
0
-3
-a
15
-2
0
- (-3)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: BT 51 /82sgk 
Củngcố thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc trừ số nguyên
- Hãy xác định thứ tự thực hiện các phép tính ?
- Tương tự với câu b .
HS : Thực hiện phép trừ trong () ( chuyển phép trừ thành cộng số đối ).
BT 51 /82sgk 
a. 5 - (7 - 9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7.
b. Tương tự .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: BT 52 /82sgk 
Vận dụng thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc trừ số nguyên
- Tại sao năm sinh và mất của nhà bác học lại có dấu “-“ phía trước ?
- Để tính tuổi thọ khi biết năm sinh và năm mất ta thực hiện thế nào ?
HS : Vì nhà bác học sinh và mất trước công nguyên .
HS : Thực hiện như phần bên (năm mất - năm sinh)
BT 52 /82sgk 
- Tuổi thọ của Acsimét là :
(-212) - (-287) = -212 + 287 
 = 287 - 212 = 75 .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động3: BT 53 /82sgk 
Vận dụng thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc trừ số nguyên với hình thức khác
Củng cố quy tắc trừ số nguyên với hình thức khác ( tính giá trị bểu thức : x - y) .
GV : Ô thứ nhất của dòng cuối cùng (x -y) phải điền như thế nào ?
GV : Tương tự với các ô còn lại .
HS : Lấy giá trị của x trừ giá trị tương ứng của y theo quy tắc trừ số nguyên .
BT 53 /82sgk 
- Giá trị biểu thức x - y lần lượt là :
( -9; -8; -5; -15 ) .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 4:BT 54 /82sgk 
 Tìm số chưa biết áp dụng quy tắc trừ số nguyên 
-Số x trong các câu của bài tập 54 là số gì trong phép cộng ?
GV : Tìm x như tìm số hạng chưa biết .
GV : Lưu ý HS có thể giải bằng cách tính nhẩm , rồi thử lại .
HS : số hạng chưa biết .
HS : x = 0 - 6 = 0 + (-6) = 6
- Tương tự cho các câu còn lại 
BT 54 /82sgk 
- Tìm x, biết :
a/ x = 1 ; b/ x = -6 .
c/ x = -6 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 5:BT 56 /82sgk 
 Hướng dẫn sử dụng máy tính 
Treo bảng phụ ghi đề bài 
-HD Hs làm như sgk
? Gọi HS lên bảng sử dụng máy tính bỏ túi thực hiện 
-HS lên bảng 
BT 56 /83sgk 
a) 169 -733 = - 564
b) 53 -(- 478) = 531
4. Củng cố (3 phút)
-Trong Z phép trừ luôn luôn thực hiện được hay không
- Muốn tìm hiệu hai số nguyên ta làm như thế nào
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên
- Bài tập 55/83 sgk
- Xem trước § 8 Quy tắc dấu ngoặc.
VI.NHÂN XET VÀ RÚT KINH NGHIỆM
............................
Ngày 26 tháng 11 năm 2014
§ 8 QUY TẮC DẤU NGOẶC
Tuần 16 Tiết: 50 Ngày soạn :10.11. 2014
I.MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- HS hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc .( bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc)
Kĩ năng:
Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
 Thái độ:
- Thận trọng trong quá trình dấu các số hạng khi bỏ dấu ngoặc.
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- HS hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc .( bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc)
- Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
 + Các phương pháp chủ yếu : nêu vấn đề, tổng hợp
IV.PHƯƠNG TIỆN
- HS xem lại quy tắc cộng trừ số nguyên .
 +Bảng phụ,thước kẻ.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định (1 phút)
2.Kiểm tra (ph)
3.Bài mới Thông qua
-Giới thiệu bài ( 3 phút) 
? Hãy nêu cách tính giá trị của biểu thức : 5+(42 - 15 + 17) - ( 42 + 17)
- HS:Ta thực hiện trong dấu ngoặc trước rồi thực hiện phép tính từ trái trái sang phải
- Ta nhận thấy trong dấu ngoặc thứ nhất và thứ hai đều có 42+17. Vậy có cách nào bỏ dấu ngoặc để việc tính toán dễ dàng hơn à vào bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: I . Quy tắc dấu ngoặc
 Hình thành quy tắc qua các ví dụ (20 ph)
- Tìm số đối của một số nguyên, tính tổng và so sánh hai số nguyên qua ?1.
- Yêu cầu HS làm ? 2
-Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (+) phía trước thì dấu các số hạng bên trong như thế nào ?
-Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (-) phía trước thì dấu các số hạng bên trong như thế nào ?
- Yêu cầu Hs vận dụng quy tắc làm ?3
? 1
a) số đối của 2 là - 2
 Số đối của (-5) là 5
Số đối của tổng [ 2+ (-5) ] là 
-[ 2+ (-5) ]
b) Tổng các số đối của 2 và -5 là (-2)+5 = 3
Số đối của tổng [2+(-5) ] là 3
? 2 
a) 7+(5-13) = 7+(-8) = -1;
7+(5-13) = 7+5+(-13) 
= 12+(-13) = -1
Vậy 7+(5-13) = 7+5+(-13) 
- Nhận xét dấu các số hạng giữ nguyên
b) 12-(4-6) = 12-(-2)
 = 12+2=14
 12-4+6 = 8+6 = 14
 Vậy 12-(4-6) = 12 -4 +6
-Nhận xét 2 sgk
?3
a) ( 786-39)-786 = 786-39-786
= -39
b) ( - 1579) - (12 +1579)
= (-1579) -12 +1579 = -12
I . Quy tắc dấu ngoặc :
- Quy tắc : (sgk/ 84).
Vd : Tính nhanh :
a/ (768 - 39 ) - 768 .
b/ (-1 579) - (12 - 1 579) .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Tổng đại số ( 13 ph)
HS Cần hiểu rõ ý nghĩa của tổng đại số
Em hiểu thế nào là một tổng ?
Giới thiệu tổng đại số
Hình thành qua các bước như sgk .
Nếu thay đổi vị trí của các số hạng trong tổng đại số thì kết quả có thay đổi không ?
Giới thiệu phần nhận xét .
-Tổng thường chỉ kết quả của một hoặc một dãy các phép cộng .
- Chuyển phép trừ thành cộng trong tổng đại số và thực hiện như việc cộng các số nguyên .
- Không thay đổi (nhưng phải thay đổi kèm phần dấu của chúng )
- Tìm ví dụ minh hoạ .
2 . Tổng đại số :
- Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên đựơc gọi là một tổng đại số . Ta có thể :
+ Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng .
+ Đặt dấu

Tài liệu đính kèm:

  • docBCNN.doc