Giáo án Đại số 6 - Tiết 10 đến tiết 12

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ thực hiện được.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm, tính nhanh, để giải một số bài toán trong thực tế. Biết tìm số chưa biết trong phép tính

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.

B. CHUẨN BỊ

GV: - Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.

HS: - Bảng nhóm, chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : (3’)

Nêu điều kiện của số dư để một phép chí hết, có dư? Lấy ví dụ minh hoạ

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 10 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 4	Ngày soạn: 11/09/2015
	Tiết 10
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ thực hiện được.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm, tính nhanh, để giải một số bài toán trong thực tế. Biết tìm số chưa biết trong phép tính
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
HS: - Bảng nhóm, chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
Nêu điều kiện của số dư để một phép chí hết, có dư? Lấy ví dụ minh hoạ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm số chưa biết (10’)
HS đọc đề bài 
GV: Để tìm x ta cần thực hiện những phép toán nào? x – 35 có quan hệ gì trong phép trừ?
HS: Là số bị trừ
GV: Hãy xác định quan hệ giữa các biểu thức trong ngoặc với phép toán trên?
GV: Xác định vai trò trong ngoặc chứa x, vai trò của x từ đó suy ra cách tìm x
GV: 118 – x có quan hệ gì trong phép cộng?
HS: Là số hạng chưa biết.
GV: x có quan hệ gì trong phép trừ 118 - x?
HS: x là số trừ chưa biết.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh 
Dạng 1: Tìm x
Bài 47 trang 24 SGK 
a) (x - 35) - 120 = 0
 x - 35 = 0 + 120
 x - 35 = 120
	x = 120 + 35
	x = 155
b)124 + (118-x) = 217
118 - x = 217 - 124
118 - x = 93
	x = 118 - 93
	x = 25
c) 156 - (x+ 61) = 82
 x + 61 = 156 - 82
 x + 61 = 74
 x = 74 - 61
 x = 13
Hoạt động 2: Tính nhẩm (10’)
Tính nhẩm bằng cách thêm vào số hạng này và bớt đi ở số hạng kia
GV: theo em làm như thế nào? Nên thêm và bớt số nào vì sao? 
HS: thêm số 2 và bớt số 2
GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày cách giải.
HS nhận xét và bổ sung thêm
Hãy đọc hiểu cách làm và thực hiện theo hướng dẫn
- Đọc thông tin và làm theo yêu cầu
Dạng 2: Tính nhẩm
Bài 48 trang 24 SGK 
a) 35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2)
 = 33 + 100 = 133
b) 46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1)
 = 45 + 30 = 75
Bài 49 trang 24 SGK 
Hướng dẫn
a) 321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4)
 = 325 - 100 = 225
b) 1354 - 997 = (1354 + 3) - (997 + 3)
 = 1357 - 1000 = 357 
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi (5’)
Gv giới thiệu cho HS nắm được các phím trên máy tính. Cách thực hiện phép trừ trên máy
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài tập 50 trang 24 SGK 
Hướng dẫn học sinh trình bày cách dùng máy để thực hiện phép trừ
Hoạt động 4: Giải câu đố (10’)
Thực hiện hoạt động nhóm
GV: Cho HS đọc đế bài và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Tổng các hàng sẽ là bao nhiêu? Vì sao em biết được điều đó?
HS: tổng các hàng là 15, tính theo hàng chéo có kết quả
Hãy điền các số thích hợp vào ô trống?
GV: Vì tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột ; ở mỗi đường chéo đều bằng nhau Þ cách giải như thế nào ?
Bài 51 trang 25 SGK 
Hướng dẫn
4
9
2
3
5
7
8
1
6
Hoạt động 5: Củng cố (4’)
- Tóm tắt cách làm các dạng, ưu nhược điểm của HS khi làm bài
- Trong tập hợp số tự nhiên khi nào phép trừ được thực hiện
- Nêu cách tìm thành phần( số trừ ; số bị trừ ) trong phép trừ.
Hoạt động 6: Dặn dò (2’)
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 
	- Làm bài 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 - SBT.
– Chuẩn bị bài luyện tập 2.
------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tuần 4	Ngày soạn: 11/09/2015
	Tiết 11
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Học sinh vận dụng mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư làm bài tập.
2. Kỹ năng:
– Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh, tính nhẩm.
– Rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một bài toán thực tế.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
HS: - Bảng nhóm, chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Khi nào ta nói có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b ¹ 0)
	Trả lời : Nếu có số tự nhiên q sao cho a = bq
 Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b (b ¹ 0) là phép chia có dư
	Trả lời : Số bị chia = số chia . thương + số dư) a = bq + r (r < b)
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tính nhẩm (10’)
Tính nhẩm bằng cách nhân với thừa số này và chia cho thừa số kia cùng một số
GV: Để tính nhẩm ta thường dùng phương pháp nào ?
HS: hoạt động nhóm để thực hiện
GV: Theo câu a ta phải nhân chia với số bao nhiêu ? Vì sao?
GV: Theo câu b ta phải nhân cả hai số với bao nhiêu ? Vì sao ?
GV: Với câu c có thể phân tích số 132 thành tổng hai số nào chia hết cho 12?
GV: Áp dụng tính chất nào để giải?
Dạng 1: Tính nhẩm
 Bài 52 trang 25 SGK
Hướng dẫn 
a) 14 . 50 = (14 : 2). (50 . 2)
	 = 7 . 100 = 700 
 16 . 25 = (16:4).(25.4)
	= 4 . 100 = 400
b) 2100 : 50 = (2100 : 2) : (50 . 2)
	 = 4200 : 100 = 42
 1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4)
 = 5600 : 100 = 56
c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12
 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11
 96 : 8 = (80 + 16) : 8
 = (80 : 8) + (16 : 8) = 10 + 2 = 12
Hoạt động 2: Vận dụng phép chia hết phép chia có dư (15’)
GV: Để tính số vở mà Tâm mua được ta cần làm như thế nào?
HS: thực hiện phép tính chia
GV: yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài
HS: Tóm tắt: Số khách 1000 người. Mỗi toa: 12 khoang, mỗi khoang: 8 người. Tính số toa ít nhất?
GV: Muốn tính được số toa ít nhất em phải làm thế nào ?
Dạng 2: Phép chia hết phép chia có dư
Bài 53 trang 25 SGK 
Hướng dẫn 
a) Ta có :
 21000 : 2000 dư 1000
 Vậy Tâm mua nhiều nhất 10 vở loại 1
b) Ta có :
 2100 : 1500 = 14
 Vậy Tâm mua nhiều nhất 14 vở loại 2.
Bài 54 trang 25 SGK 
Hướng dẫn 
Số người mỗi toa chứa nhiều nhất là :
 8 . 12 =	96 (người)
Ta có :
 1000	 : 96 = 10 dư 40
Vậy số toa ít nhất để chở hết 1000 khách du lịch là 11 toa
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi (8’)
GV yêu cầu HS nêu công thức tính quãng đường và thời gian, quy tắc tính chiều dài khi biết chiều rộng và diện tích
HS dùng máy tính thực hiện phép toán.
Dạng 3 : Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 55 trang 25 SGK
Hướng dẫn 
Vận tốc của ô tô là :
 288 : 6 = 48 km/h
chiều dài miếng đất :
 1530 : 34 = 45 (m)
Hoạt động 4: Củng cố (4’)
Em có nhận xét gì mối liên quan giữa phép trừ và phép cộng; giữa phép nhân và phép chia.
	+ Với a; b N thì (a – b) có luôn N không
	+ Với a; b N (b≠ 0) thì a : b có luôn N không.
Hoạt động 5: Dặn dò (2’)
– Hướng dẫn HS về nhà học bài.
- Đọc “Câu chuyện về lịch ” SGK
- Chuẩn bị bài mới
	------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tuần 4	Ngày soạn: 12/09/2015
	Tiết 12
Bài 7. LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
 NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
– Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
2. Kỹ năng:
– HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa, biết tính giá trị của các lũy thừa, biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
– HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng lũy thừa.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
HS: - Bảng nhóm, chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Hãy viết các tổng sau thành tích.
 a) 5 + 5+ 5 + 5 + 5 ;	b) a + a + a + a + a 
 Giải :	a) 5.5	;	b)	5.a
	3. Bài mới
Giới thiệu bài 	Còn a . a . a . a = ?
Nếu tổng có nhiều số hạng bằng nhau, ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân, còn nếu một tích có nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn : a . a . a . a ta viết gọn là a4, đó là một lũy thừa.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết Lũy thừa với số mũ tự nhiên (15’)
GV : Tích nhiều thừa số bằng nhau ta có thể viết gọn như sau: 2.2.2 = 23
 a.a.a.a = a4
Ta gọi 23 ; a4 là một lũy thừa
GV: Như vậy a4 là tích của bao nhiêu thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng bao nhiêu
HS: 4 thừa số bằng nhau và số mũ bằng một
GV: Em hãy nêu định nghĩa lũy thừa bậc n của a
HS: nêu định nghĩa trong sgk
GV: Hướng dẫn cách đọc 
GV: Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
GV: cho HS làm ?1 
GV gọi từng học sinh đọc kết quả
GV nhấn mạnh : Trong một lũy thừa với số mũ tự nhiên (¹ 0) : 
+ Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau
+ Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau
GV lưu ý HS tránh nhầm lẫn : 23 ¹ 2.3
GV:Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa
a) 5.5.5.5.5.5 	b) 2.2.2.3.3 
GV: Cho HS đứng tại chỗ thực hiện
GV: Uốn nắn thống nhất cách trình bày 
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Người ta viết gọn : 
 2.2.2 = 23
 a.a.a.a = a4
Gọi 23, a4 là một lũy thừa
* Định nghĩa (SGK)	
 	(n ¹ 0)
a: gọi là cơ số; n: gọi là số mũ
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa
?1 Điền số vào ô trống cho đúng
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
uChú ý :	a2 còn được gọi là a bình phương
	a3 còn được gọi là a lập phương
 Quy ước : a1 = a
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhân 2 lũy thừa cùng cơ số (15’)
GV: Viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa :
GV: Áp dụng định nghĩa lũy thừa để làm bài tập trên.
GV: Cho 2 HS lên bảng thực hiện
GV: Qua hai ví dụ trên em có thể cho biết muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm thế nào?
HS: Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta nhân cơ số lại với nhau và cộng số mũ.
GV Nhấn mạnh : số mũ cộng chứ không nhân
GV: Nếu có am.an thì kết quả như thế nào? Ghi công thức
GV gọi HS nhắc lại chú ý đó.
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
a) Ví dụ : Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa : 23.22 ; a4.a3
Giải : 
 23.22 = (2.2.2).(2.2) = 25 (=23+2)
 a4.a3 = (a.a.a.a).(a.a.a) = a7 (=a4+3) 
b) Tổng quát
 am.an = am+n . 
uChú ý : Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ
Hoạt động 3: Luyện tập (7’)
GV cho HS làm bài ?2 
Bài 56 (b, d) 
GV gọi 1 HS lên bảng
b) 6.6.6.3.2 = ?
d) 100.10.10.10 = ?
e) Tính a3 . a2 . a5
GV: gọi HS nhắc lại định nghĩa lũy thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát
HS: am . an = am + n
Tìm số tự nhiên a biết : a2 = 25 ; a3= 27
HS : nhắc lại định nghĩa SGK
GV yêu cầu HS nhắc lại nhân hai lũy thừa cùng cơ số
?2 Viết các tích sau thành các luỹ thừa 
x5 . x4 = x5+4 = x9 ; a4.a = a4+1 = a5
Bài 56 (b, d) 
Hướng dẫn 
HS : lên bảng làm :
b) 6.6.6.6 = 64
d) 10.10.10.10.10. = 105
e*) a3. a2 . a5 = a3+2+5 = a10
Hướng dẫn* : a2 = 25 = 52 Þ a = 5
	 a3 = 27 = 33 Þ a = 3
Hoạt động 4: Củng cố (3’)
– GV hệ thống hoá các kiến thức đã học
- Không được tính giá trị lũy thừa bằng cách lấy cơ số. số mũ
– Hướng dẫn HS làm bài tập 57 SGK 
Hoạt động 5: Dặn dò (1’)
Học thuộc định nghĩa lũy thừa bậc n của a. Viết công thức quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Bài tập về nhà 58, 59, 60 trang 28 SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_4_So_phan_tu_cua_mot_tap_hop_Tap_hop_con.doc