I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Học sinh biết được tâp hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.
- Học sinh phân biệt được tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu ≤ và biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được tập hợp N và N*, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
Ngày soạn: 01/ 09/ 2014 Tiết 2_§2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức - Học sinh biết được tâp hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số. - Học sinh phân biệt được tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu ≤ và ³ biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên. 2. Về kỹ năng - Phân biệt được tập hợp N và N*, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. 3. Về thái độ - Rèn luyện học sinh tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: giáo án, phấn, sách giáo khoa, sách bài tập, thước thẳng, mô hình tia số, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? và các bài tập củng cố. 2. Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức của lớp 5 về số tự nhiên, thước thẳng có chia khoảng.. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: HS1: Có mấy cách ghi một tập hợp? Viết tập hợp A có các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng 2 cách. - Hãy minh họa tập hợp A bằng sơ đồ Ven. HS2: Chữa bài 3 (SGK-Trang 6). Hỏi thêm: Tìm một phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B ? Tìm một phần tử vừa thuộc tập hợp A, vừa thuộc tập hợp B ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu tập hợp N và tập hợp N* GV: Hãy ghi dãy số tự nhiên đã học ở tiểu học? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. 0; 1; 2; 3; 4; 5 GV: Ở tiết trước ta đã biết, tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là chữ gì? HS: Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là chữ N. GV: Hãy lên viết tập hợp N và cho biết các phần tử của tập hợp đó? HS: Các học sinh tự ghi vào vở. Một học sinh đứng dậy trả lời . Các số 0; 1; 2; 3... là các phần tử của tập hợp N GV: Treo bảng phụ mô hình tia số. Giới thiệu tia số và biểu diễn các số 0; 1; 2; 3 trên tia số. Các điểm biểu diễn các số 0; 1; 2; 3 trên tia số, lần lượt được gọi tên là: điểm 0; điểm 1; điểm 2; điểm 3. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a. GV: Yêu cầu học sinh hãy biểu diễn các số 4; 5; 6 trên tia số và gọi tên các điểm đó. HS: Lên bảng phụ thực hiện. Các học sinh còn lại thực hiện vào vở. GV: Giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là . Giới thiệu cách viết chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp N* là: HS: nghe giảng và ghi bài vào vở. GV: đưa bài tập củng cố: Điền các ký hiệu vào chỗ trống HS: cả lớp làm bài vào vở. Một học sinh lên bảng làm bài. GV: nhận xét bài làm của học sinh. Và chuyển sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thứ tự trong tập hợp số tự nhiên GV: Yêu cầu học sinh so sánh hai số 2 và 5? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. 2 nhỏ hơn 5 hay 5 lớn hơn 2. GV: Ký hiệu 2 2. Từ đây giáo viên trình bày nội dung ý 1 mục a) trong sách giáo khoa. Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết hoặc . HS: nghe giảng và ghi bài vào vở. GV: Yêu cầu học sinh biểu diễn số 2 và 5 trên tia số vào vở và trả lời câu hỏi điểm 2 nằm bên nào điểm 5? HS: một học sinh đứng dậy trả lời : Điểm 2 nằm ở bên trái điểm 5. GV: trình bày ý 2, mục a) trong sách giáo khoa. Trong hai điểm trên tia số, điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Giới thiệu ký hiệu . Giáo viên trình bày ý 3, mục a) trong sách giáo khoa. Người ta viết để chỉ hoặc , viết để chỉ hoặc . HS: nghe giảng và ghi bài. GV: đưa ra bài tập củng cố: Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó. HS: Cả lớp làm bài vào vở. Một học sinh đứng dậy trả lời. GV: ghi kết quả lên bảng. GV: Hãy biểu diễn các điểm trên tia số thỏa mãn và . HS: một học sinh lên bảng vẽ hình. GV: từ hình vẽ có nhận xét gì về vị trí của điểm a và điểm c. theo mục a) ta rút ra được điều gì? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. Điểm a nằm bên trái điểm c. Theo a) thì số a nhỏ hơn số c. GV: trình bày mục b) (sgk). Nếu và thì . HS: nghe giảng và ghi bài. GV: giới thiệu số liền sau, số liền trước. Ví dụ số 5 là số liền sau của 4, 9 là số liền trước của 10. Như vậy một số bất kỳ có bao nhiêu số liền trước, bao nhiêu số liền sau? HS: một số bất kỳ có duy nhất 1 số liền trước, và duy nhất một số liền sau. Củng cố: Cho học sinh làm bài tập 6 (trang 7, sgk). GV: gọi học sinh 1 làm câu a , học sinh 2 làm câu b (đứng tại chỗ trả lời). HS: 2 học sinh đứng dậy trả lời. các học sinh còn lại tự làm bài vào vở. GV: giới thiệu hai số tự nhiên liên tiếp. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. GV: ghi tóm tắt mục c) (sgk) lên bảng. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: Trong tập N số nào nhỏ nhất? HS: trả lời: Trong tập N số 0 là số nhỏ nhất. GV: Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao? HS: Không có số tự nhiên lớn nhất. Vì bất kỳ số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó. GV: Tập hợp N có bao nhiêu phần tử? HS: Có vô số phần tử. GV: ghi mục d) và e) lên bảng. HS: nghe giảng và ghi bài. GV: yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động ? trong sách giáo khoa. HS: cả lớp làm bài vào vở. Một học sinh đứng dậy trả lời. GV: ghi kết quả lên bảng. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố GV: Tập hợp và tập hợp là những tập hợp như thế nào? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 7 và 8 (sgk) để củng cố kiến thức bài học. Giáo viên ghi tóm tắt đề bài lên bảng. HS: tự đọc đề và làm bài vào vở. Hai học sinh lên bảng làm bài. GV: nhận xét và cho điểm. 1. Tập hợp N và tập hợp N*: a) Tập hợp các số tự nhiên. Ký hiệu: Các số 0; 1; 2; 3;... là các phần tử của tập hợp N. * Biểu diễn trên tia số: 0 1 2 3 4 5 6 - Mỗi số tự nhiên được biểu biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số. - Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1, ... - Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a. b) Tập hợp số các tự nhiên khác 0 Ký hiệu: Hoặc: Bài tập: 2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên: a) So sánh 2 và 5: 2 nhỏ hơn 5 hay 5 lớn hơn 2. Ký hiệu: hay . * Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết hoặc . 2 5 Trong hai điểm trên tia số, điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn. chỉ hoặc . Bài tập: Tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó. Giải: b) a b c Nếu và thì . Ví dụ: và suy ra . c) Mỗi số tự nhiên có duy nhất một số liền sau. Ví dụ: 8 là số liền sau của 7. Như vậy 7 là số liền trước của 8. 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị. Bài 6 (trang 7, sgk): a) Số tự nhiên liền sau của 17 là 18; của 99 là 100 và của là . b) Số tự nhiên liền trước của 35 là 34; của 1000 là 999; của là . d) Số tự nhiên nhỏ nhất là 0. Không có số tự nhiên lớn nhất. e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử. ?: 3. Bài tập củng cố Bài 7 (sgk): Bài 8 (sgk): Tập hợp A: các số tự nhiên không vượt quá 5. Cách 1: . Cách 2: . Biểu diễn tên tia số: 0 1 2 3 4 5 4. Dặn dò và hướng dẫn bài tập về nhà - Học thuộc ghi nhớ và hiểu rõ thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. - Làm bài tập 9; 10( trang 8, SGK), bài 10, 11, 12, 13, 14, 15 (trang 7, SBT) - Ôn tập về cách ghi, cách đọc số tự nhiên. Đọc trước và chuẩn bị bài "Ghi số tự nhiên". - Hướng dẫn bài 15: + Phải hiểu rõ 2 số tự nhiên liên tiếp là 2 số hơn kém nhau 1 đơn vị. + Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là 3 số tự nhiên mà số sau hơn số trước 1 đơn vị. Như vậy ở đây chỉ có và là thỏa mãn ba số tự nhiên liên tiếp.
Tài liệu đính kèm: