Giáo án Đại số 6 - Tiết 24: Ước và bội

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.

2. Kĩ năng:

 Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước trong cách thực hiện đơn giản.

3. Thái độ:

 Cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác nhóm

 

docx 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 24: Ước và bội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: ƯỚC VÀ BỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
2. Kĩ năng:
 Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước trong cách thực hiện đơn giản.
3. Thái độ:
 Cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
Thầy: SGK
Trò: SGK
III. Phương pháp:
 Dạy học tích cực.
IV. Tổ chức dạy học:
1. Mở bài: Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề: (5 phút)
 HS1: Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào?
 Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được
 HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3?
 Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được
2. Hoạt động 1: Ước và bội: (10 phút) 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
GV: Nhắc lại khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
HS: Nếu có số tự nhiên q sao cho a= b.q
GV: Ghi a∶b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
HS: Đọc định nghĩa trong SGK
GV: Ghi tóm tắt lên bảng:
a∶b ↔a là bội của bb là ước của a
Củng cố:
1/ 6⋮3 thì 6 là gì của 3 và 3 là gì của 6?
2/ Làm? SGK
GV: Yêu cầu HS trả lời “ vì sao” ở mỗi câu
1. Ước và bội:
Định nghĩa: SGK
a⋮b↔a là bội của bb là ước của a
[?1]
18 là bội của 3, không là bội của 4, vì 18⋮ 3 và 18 không chia hết cho 4
4 là ước của 12, không là ước của 15
Vì 15 không chia hết cho 4, 12 ⋮ 4
3. Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội: ( 20 phút)
GV: Hãy tìm số tự nhiên x sao cho x ⋮ 7
HS: Có thể tìm x= 0; 7; 14; 28
GV: Có thể tìm được bao nhiêu số như vậy?
HS: Có vô số số
GV: x ⋮ 7 theo định nghĩa x là gì của 7?
HS: x là bội của 7
GV: Tất cả các số chia hết cho 7, ta gọi là tập hợp bội của 7. Kí hiệu B(7).
GV: Giới thiệu tổng quát tập hợp các bội của a. Kí hiệu B(a)
GV: Để tìm tập hợp bội của 7 như thế nào ta qua ví dụ 1 mục 2/44 SGK.
GV: Cho HS tự đọc ví dụ
Hỏi: Để tìm bội của 7 ta làm như thế nào?
HS: Nếu cách tìm như SGK
GV: Hướng dẫn cách tìm tập hợp các bội của một số như SGK
HS: Nếu lại cách tìm các bội của một số khác 0 và đọc phần in đậm trang 44 SGK
Củng cố:
Làm ?2
GV: Hướng dẫn HS:
Trước tiên ta tìm
 B(8) = { 0;8;16;...}
Vì x ∈ B(8) và x< 40 
nên x ∈ { 0; 8; 16; 24; 32}
GV: Hãy tìm các số tự nhiên x sao cho 8⋮ x?
GV: 8 ⋮ x thì x là gì của 8?
HS: x là ước của 8
GV: Em hãy tìm các ước của 8?
HS: x = 1; 2; 4; 8.
GV: Tất cả các ước của 8 gọi là tập các ước của 8. Kí hệu Ư(8)
GV: Từ đó giới thiệu tập hợp các ước của b, kí hiệu: Ư(b)
GV: Vậy để tìm tập hợp các ước của 8 ta xét qua ví dụ 2 mục 2/44 SGK.
GV: Cho HS tự đọc ví dụ
Hỏi: Làm thế nào để tìm ước của 8?
GV: Hướng dẫn cách làm như ví dụ 2 SGK
Cho học sinh nêu cách tìm tập hợp ước của một số?
HS: Đọc phần in đậm trang 44 SGK
Củng cố: Làm ?3, ?4
2. Cách tìm ước và bội của một số
a. Cách tìm bội của một số:
Tập hợp các bội của a. Kí hiệu: B(a)
Ví dụ 1: B(7) = { 0; 7; 14; 21; 28;}
Cách tìm bội của một số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1;2; 3
?2:
Tập hợp số tự nhiên x mà x ∈ B(8) và x < 40 nên 
x= {0; 8; 16; 24; 32}
Nhận xét:
Số 0 là bội của mọi số tự nhiên
Mọi số tự nhiên khác 0 đều có vô số bội.
b. Cách tìm ước của một số:
Tập hợp các ước của, kí hiệu Ư(b)
Ví dụ: Ư(8) = { 1; 2; 4; 8}
Cách tìm ước của một số:
Ta lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến chính nó.
Mỗi phép chia cho ta một ước
?3:
Ư(12)= { 1; 2; 3; 4; 6; 12}
?4:
Ư(1) ={1}
B(1) ={ 1; 2; 3; 4;.}
Nhận xét:
Số 0 không là ước của bất cứ số tự nhiên nào.
Số 1 là ước của mọi số tự nhiên
4. Hoạt động 3: Củng cố bài học: ( 7 phút)
Bài tập 112 SGK
Gọi 2 HS lên bảng
Bài 113 SGK
Cho HS hoạt động nhóm
Cho các nhóm trình bày kết quả
Gọi nhóm khác nhận xét và sửa sai
Bài tập 112 SGK
Ư(4)= { 1; 2; 4}
Ư(6)= { 1; 2; 3; 6}
Ư(9)= { 1; 3; 9}
Ư(13)= { 1; 13}
Ư(1)= {1}
Bài 113 SGK
a. x ∈{ 24; 36; 48}
c. x∈ {10; 20}
5. Hướng dẫn bài tập ở nhà: ( 3 phút)
 Học kĩ cách tìm ước và bội.
 Làm bài tập 111; 113(c, d); 114/ 45 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong_I_13_Uoc_va_boi.docx