Giáo án Đại số 6 - Tiết 3 đến tiết 7

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

– Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.

– Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh.

– Biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

– Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.

II. CHUẨN BỊ :

–HS xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân, bài tập luyện tập 1 (sgk: tr 17;18),

 _ GV: bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. On định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ :

– Phát biểu và viết các tính chất của phép cộng và phép nhân dạng tổng quát .

– Ap dụng vào BT 31 (sgk: tr 17).

 

doc 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 3 đến tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :	29/8/2014 - Tuần : 3.
- Ngày dạy :	/ 9/2014 - Tiết :7.
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
– Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
– Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh.
– Biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
– Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
II. CHUẨN BỊ :
–HS xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân, bài tập luyện tập 1 (sgk: tr 17;18),
 _ GV: bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
– Phát biểu và viết các tính chất của phép cộng và phép nhân dạng tổng quát .
– Aùp dụng vào BT 31 (sgk: tr 17).
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
HĐ của hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Sửa bài tập.
Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày nhanh bài làm và giải thích.
Gợi ý cho học sinh khi quen có thể giản ước bớt các bước.
Giáo viên cho học sinh biết quy ước về cách viết dấu nhân với dấu ngoặc, ví dụ:
(x – 34 ).15 = 0 cũng được viết là :
(x – 34 )15 = 0. 
Học sinh nhận xét.
Bài 30: Tìm số tự nhiên x, biết:
a/ (x - 34).15 = 0 b/ 18.(x - 16) = 18.
x – 34 = 0 : 15 x – 16 = 18 : 18
x – 34 = 0 x – 16 = 1
x = 0 + 34 x = 1 + 16
x = 34 x = 17
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Giáo viên cho học sinh nêu cách làm các câu trong bài tập 31.
=> Nên kết hợp các số sao cho được tròn chục hoặc tròn trăm.
Nhóm 1; 4 thực hiện câu a/
Nhóm 2; 5 thực hiện câu b/
Nhóm 3; 6 thực hiện câu c/
Gv trưng bày bảng phụ.
Chú ý sửa sai các nhóm nhầm tưởng tổng chỉ có 5 số hạng.
Giáo viên chỉ vào bài mẫu và giải thích cho học sinh.
Sửa chữa cho những học sinh quá máy móc cứ phải phân tích số hạng thứ nhất cho giống vd => tạo tính linh hoạt cho học sinh.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề bài 33 vài lần.
Dãy số trên được viết theo một quy luật như thế nào?
Học sinh lên bảng phụ hoàn chỉnh bài.
Có bài làm nào khác không ?
Nhận xét.
Giáo viên yêu cầu viết thêm vài số nữa.
Nêu cách tính 
Thực hiện tính trên bảng.
Nhóm 1; 4 thực hiện câu a/
Nhóm 2; 5 thực hiện câu b/
Nhóm 3; 6 thực hiện câu c
Học sinh đọc đề bài 32 vài lần.
Học sinh lên bảng làm.
Nhận xét.
Học sinh lên bảng phụ hoàn chỉnh bài.
Bài 31:
 a/ 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40)
 = 200 + 400 
 = 600
 b/ 463 + 318 +137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22 )
 = 600 + 340
 = 940
 c/ 20 + 21 + 22 ++ 29 + 30
 = (20 + 30 ) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) +25
 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 
 = 50 . 5 + 25
 = 2500 + 25
= 2525.
Bài 32:
 a/ 996 + 45 = 996 +(4 + 41) 
 = (996 + 4) + 41
 = 1000 + 41 
 = 1041
 b/ 37 + 198 = (35 + 2) + 198
 = 35 + (2 + 198) 
 = 35 +200 
 = 235
Bài 33: Dãy số là : 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 
Hoạt động : Củng cố.
Nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. Chúng có ứng dụng gì trong tính toán?
Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết về nhà toán học Gauss.
Học sinh đọc phần có thể em chưa biết về nhà toán học Gauss.
Nâng cao
Tính nhanh
A= 1+2+3+....+ 98+99+100
B= 2+4+6+...+196+198+200
C=3+ 6+ 9++294+297+300
4. Củng cố :
 5.Hướng dẫn học ở nhà :
– Giới thiệu phần sử dụng máy tính bỏ túi tương tự sgk, kiểm tra khả năng tính nhanh với máy phần bài tập có trong sgk .
– Chuẩn bị các bài tập luyện tập 2 (sgk :tr 19;20).
– Xem mục có thể em chưa biết (sgk: tr 18;19).
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
- Ngày soạn : 29/8/2014 - Tuần : 3.
- Ngày dạy : /9/2014 - Tiết :8.
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
– HS biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tính nhẩm và tính nhanh .
– HS biết vận dụng hợp lí các tính chất trên vào giải toán .
– Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác, hợp lý, nhanh .
II. CHUẨN BỊ :
HS chuẩn bị bài tập luyện tập 2 (sgk : 19;20), máy tính bỏ túi.
GV: bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
– Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên .Aùp dụng tính : 25.16.4
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện tập.
Học sinh đọc đề do giáo viên treo trên bảng phụ.
Lưu ý không tính kq cuả từng tích.
Nhận xét.
Xét từng thừa số của tích (hoặc kết quả của 2 thừa số) để kết luận.
Trưng bày mẫu, học sinh quan sát.
Lưu ý sự phân tích hợp lý ở học sinh, sửa các lỗi phân tích máy móc.
Có thể có nhiều cách phân tích khác nhau và nên chọn cách phân tích để nhân gọn nhất.
Tính chất a(b - c) = ab – ac có tên là gì? (học sinh đã dược giới thiệu).
Học sinh xem bài mẫu.
Học sinh nêu thừa số nào được phân tích sẽ là hợp lý.
Tại sao?
Ý kiến của học sinh trong lớp.
Hs thường nhân phân phối thiếu, gv cho học sinh tính cách khác.
=> Nhấn mạnh việc phân phối.
Trình bày suy nghĩ của mình.
Học sinh nhận xét.
Học sinh đọc đề bài 40.
Học sinh nêu kết quả và giải thích.
Nếu không được, gv gợi ý:
Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày?
2 tuần thì bao nhiêu?
cd lại gấp đôi ab, vây cd = ?
Học sinh lên bảng trình bày.
Học sinh lên bảng trình bày.
Nhận xét.
HS chọn cách phân tích để nhân gọn nhất.
Tính chất a(b - c) = ab – ac có tên là gì? (học sinh đã dược giới thiệu).
Học sinh xem bài mẫu.
Học sinh nêu thừa số nào được phân tích sẽ là hợp lý.
Học sinh đọc đề bài 37, suy nghĩ .
Học sinh nhận xét.
Học sinh đọc đề bài 40.
Học sinh nêu kết quả và giải thích.
Bài 35: 
 Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính tích của chúng.
 Các tích bằng nhau là:
15.2.6; 5.3.12; 15.3.4
4.4.9; 8.18; 8.2.9
Bài 36:
 a/ Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
 15.4 = 15.2.2 = 30.2 = 60.
 25.12 = 25. 4.3 = 100.3 =300.
 125.16 = 125.4.4 = 500.4 =2000.
 b/ Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
 25.12 = 25(10 + 2 ) 
 = 25.10 + 25.2 
 = 250 + 50 
 = 300.
 34.11 = 34(10 + 1 ) 
 = 34.10 + 34.1 
 = 340 + 34 
 = 374.
 47.101 = 47( 100 + 1 )
 = 47.100 + 47.1 
 = 4700 + 47 
 = 4747.
Bài 37: Tính:
 16.19 = 16( 20 – 1 ) 
 = 16.20 – 16.1 
 = 320 – 16 
 = 304.
 46.99 = 46(100 – 1) 
 = 46.100 – 46.1 
 = 4600 – 46 
 = 4554.
 35.98 = 35(100 – 2) 
 = 35.100 – 35.2 
 = 3500 – 70 
 = 3430.
Nâng cao
Bài 40: Bình Ngô đại cáo ra đời năm 1428.
4. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung vừa được dạy.
 5.Hướng dẫn học ở nhà :
_ SBT: 43;47;56(tr8)
– Chuẩn bị bài “ Phép trừ và phép chia”.
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
- Ngày soạn : 29 /8/ 2014 - Tuần : 3
- Ngày dạy : /9/ 2014 - Tiết :9.
Bài 6 : PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU :
– HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của phép chia là một số tự nhiên .
– HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
– Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ :
GV sử dụng phấn màu khi dùng tia số để tìm hiệu của 2 số .
HS ôn lại phép trừ và phép chia ở tiểu học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phép trừ hai số tự nhiên.
Giáo viên giới thiệu cách tìm hiệu của 2 số tự nhiên bằng tia số.
Vd : Tính 5 – 2 = ?
+ Đặt bút chì ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên.
+ Di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị.
+ Khi đó bút chì chỉ điểm 3 đó là hiệu của 5 cho 2.
Vd : Tính 5 – 6 = ?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1.
=> Trong tập hợp số tự nhiên, phép trừ thực hiện được khi nào?
Học sinh đọc sách để lấy thông tin.
Học sinh quan sát.
Không tìm được kết quả (không thực hiện được phép tính )
 Điền vào chỗ trống:
 a/ a – a = 0.
 b/ a – 0 = a.
 c/ Đk để có hiệu a – b là a b.
Khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
I. Phép trừ hai số tự nhiên:
 a – b = c 
 (số bị trừ ) – (số trừ) = (hiệu)
Điều kiện để thực hiện phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ .
Hoạt động 2 : Phép chia hết và phép chia có dư
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 khi nào?
Gv yêu cầu hoàn thành ?2
Khi thực hiện phép chia ta cần lưu ý điều gì?
Giáo viên dựa vào 2 vd của học sinh để giới thiệu tc chia hết và chia có dư.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết gọn dưới dạng công thức tổng quát.
Nếu ta gọi a là số bị chia, b là số chia khác 0, thương là q và số dư là r thì ta biểu diễn a qua b, q, r như thế nào?
Nếu r = 0 thì gọi là phép chia ?
Nếu r 0 thì gọi là phép chia ?
Giáo viên yêu câu hs lám ?3.
Giáo viên chốt cho học sinh cột thứ 4 không điền vào vì số chia bằng 0 (không xác định).
Cột thứ 5 không viết như vậy vì số dư lớn hơn số chia.
Phép chia hết và phép chia có dư
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 khi nào?
Gv yêu cầu hoàn thành ?2
Khi thực hiện phép chia ta cần lưu ý điều gì?
Giáo viên dựa vào 2 vd của học sinh để giới thiệu tc chia hết và chia có dư.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết gọn dưới dạng công thức tổng quát.
Nếu ta gọi a là số bị chia, b là số chia khác 0, thương là q và số dư là r thì ta biểu diễn a qua b, q, r như thế nào?
Nếu r = 0 thì gọi là phép chia ?
Nếu r 0 thì gọi là phép chia ?
Giáo viên yêu câu hs lám ?3.
Giáo viên chốt cho học sinh cột thứ 4 không điền vào vì số chia bằng 0 (không xác định).
Cột thứ 5 không viết như vậy vì số dư lớn hơn số chia.
Khi có số tự nhiên q sao cho a = b.q
?2:Điền vào chỗ trống :
 a/ 0 : a = 0, (a 0 ).
 b/ a : a = 1, (a 0 ).
 c/ a : 1 = a.
Số chia phải khác 0.
Học sinh cho 2 ví dụ về phép chia hết và phép chia có dư.
a = b. q + r, trong đó b > r 0
Nếu r = 0 thì gọi là phép chia hết.
Nếu r 0 thì gọi là phép chia có dư.
Sốbchia
600
1312
15
Số chia
17
32
0
13
Thương
4
Số dư
15
Học sinh nêu lại.
Viết gọn dưới dạng công thức tổng quát.
II. Phép chia hết và phép chia có dư :
1. Phép chia hết :
–Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho : 
 a = b . q
2. Phép chia có dư :
– Trong phép chia có dư :
Số bị chia = số chia x thương + số dư.
 a = b . q + r ( 0 < r < b).
– Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia .
– Số chia bao giờ cũng khác 0.
Hoạt động 3 : Luyện tập tại lớp.
Phép trừ trong tập hợp số tự nhiên thực hiện được khi nào ?
Cần có đk gì khi thực hiện phép chia?
Xác định vai trò của x trong bài toán
Cách tìm ?
Gọi mỗi lần 2 học sinh.
Nhận xét.
Sửa chữa.
Quả bí nặng bao nhiêu kg?
Cả quả bí và 100gr thì bằng 1 kg và 500 gr.
nhiên thực hiện được khi nào ?
Cần có đk gì khi thực hiện phép chia?
Xác định vai trò của x trong bài toán
Cách tìm ?
Gọi mỗi lần 2 học sinh.
Nhận xét.
Sửa chữa.
Quả bí nặng bao nhiêu kg?
Cả quả bí và 100gr thì bằng 1 kg và 500 gr.
chia có dư dạng tổng quát.
GV yêu cầu làm BT 46(sgk)
Học sinh nêu lại.
44/ Tìm số tự nhiên x, biết:
 a/ x : 13 = 41 
 x = 41.13 
b/ 1428 : x = 14
x = 1428: 14
 x = 533 
x = 102.
 c/ 7x – 8 = 713 d/ 0 : x = 0.
43/ Quả bí nặng 1400 gr (hay 1,4 kg ).
44/ Tìm số tự nhiên x, biết:
 a/ x : 13 = 41
x = 41.13 
b/ 1428 : x = 14
 x = 1428: 14
 x = 533 
 x = 102.
 c/ 7x – 8 = 713 
 d/ 0 : x = 0.
Bài tập nâng cao
Cĩ 25 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Hỏi cĩ mấy cách chia nhĩm nhỏ để mỗi tổ cĩ nam và nữ bàng nhau.
4. Củng cố :
– Củng cố mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia với BT 44(sgk).
a/ x : 13 = 41 ; d/ 7x – 8 = 713.
 5.Hướng dẫn học ở nhà :
_ Làm tương tự với bài tập 44(sgk).
– Bài tập 41 : áp dụng phép trừ vào bài toán thực tế tìm quãng đường .
– Giải bài 42 tương tự với bài 41.
– BT 43 áp dụng điều kiện cân bằng của đòn cân, suy ra kết quả.
– Aùp dụng phép chia vào BT 45.
– Chuẩn bị các bài tập luyện tập (sgk : tr 24;25).
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
- Ngày soạn : 29./8/ 2014 - Tuần : 3
- Ngày dạy : /9 / 2014 - Tiết : . 3 
 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Mục tiêu :
– Kiến thức cơ bản : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
– Kỹ năng cơ bản: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
– Rèn luyện tư duy : Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
_ Thái độ : Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
Chuẩn bị :
_GV: Sgk, thước thẳng, bảng phụ,phấn màu.
_HS: Sgk, thước thẳng, BT về nhà
III Tiến trình dạy học :	
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
a– Vẽ ba điểm A,B,C thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Đặt tên?
b– Cho điểm A , vẽ đường thẳng đi qua A.Vẽ được mấy đường thẳng ?
c– Cho điểm B (BA),vẽ đường thẳng đi qua A và B ? Vẽ được mấy đường thẳng đi qua A và B ?
Dạy bài mới 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1 : GV cho một điểm A bất kỳ .Vẽ đường thẳng đi qua A, vẽ được bao nhiêu đường thẳng như thế?
– Thêm một điểm BA, suy ra vẽ đường thẳng AB hay BA. Có bao nhiêu đường thẳng như thế?
HĐ2 : GV củng cố cách đặt tên đường thẳng đã học và giới thiệu cách còn lại.
HĐ3 : Sau nhận xét của HS giáo viên giới thiệu hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
–HS : Vẽ đường thẳng đi qua A, vẽ được vô số đường thẳng như thế.
HS : Vẽ đường thẳng AB, chỉ vẽ được một.
à HS rút ra nhận xét.
– Làm BT 15 (sgk: tr 109).
HS : Đặt tên đường thẳng vừa vẽ theo các cách GV chỉ ra .
– Làm ? sgk.
HS : Nhận xét điểm khác nhau của H.19 và H.20 (sgk).
I. Vẽ đường thẳng:
– Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
II. Tên đường thẳng :
a
–Đường thẳng a.
–Đường thẳng AB hay BA.
_Đường thẳng xy hay yx.
 x y
III. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song :
1. Hai đường thẳng cắt nhau:
– Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có một và chỉ một điểm chung.
2.Hai đường thẳng song song: (H.20)
 x y
 z t
–Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
3. Hai đường thẳng trùng nhau:
 Hai đường thẳng AB, BC trùng nhau.
* Chú ý : sgk.
4. Củng cố:
– Tại sao không nói: “Hai điểm thẳng hàng”?(BT 16: sgk). Nâng cao
– Cách kiểm tra ba điểm thẳng hàng, BT 17;19 (sgk: tr 109).
.Hướng dẫn học ở nhà :
– Học lý thuyết theo phần ghi tập .
– Làm các bài tập 18;20;21 (sgk), SBT: 14;15;16(tr 97). Chuẩn bị dụng cụ cho bài 4 “Thực hành trồng cây thẳng hàng” như sgk yêu cầu.
IV. Nhận xét – rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_1_Tap_hop_Phan_tu_cua_tap_hop.doc