Bài 11 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5.
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm vững dấu hịêu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở của dấu hiệu đó.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết nhanh chóng một số, một tổng , một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5.
- Rèn luyện cho học sinh tinh cẩn thận, chính xác khi vận dụng các dấu hiệu.
II. CHUẨN BỊ :
- Học sinh: Đọc trước bài 11, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên: Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. On định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
HS1:
- Không tính tổng, hãy cho biết 246 + 30 có chia hết cho 6 không?
- Phát biểu tính chất tương ứng.
HS 2:
- Không tính tổng, hãy cho biết 246 + 30 + 15 có chia hết cho 6 không?
- Phát biểu tính chất tương ứng.
- Ngày soạn : - Tuần : 8 - Ngày dạy : - Tiết :22. Bài 11 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5. I. MỤC TIÊU : - Học sinh nắm vững dấu hịêu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở của dấu hiệu đó. - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết nhanh chóng một số, một tổng , một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5. - Rèn luyện cho học sinh tinh cẩn thận, chính xác khi vận dụng các dấu hiệu. II. CHUẨN BỊ : - Học sinh: Đọc trước bài 11, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên: Bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Oån định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : HS1: - Không tính tổng, hãy cho biết 246 + 30 có chia hết cho 6 không? - Phát biểu tính chất tương ứng. HS 2: - Không tính tổng, hãy cho biết 246 + 30 + 15 có chia hết cho 6 không? - Phát biểu tính chất tương ứng. 3. Dạy bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu Phân tích các số có chữ số tận cùng là 0 thành tích trong đó có thừa số là 2 và 5. Có nhận xét gì về số có chữ số tận cũùng là 0? Học sinh cho ví dụ và phân tích: 900 = 90.10 = 90.2.5. 570 = 57.10 = 57.2.5. Chia hết cho cả 2 và 5. 1.Nhận xét mở đầu (sgk). Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 2. Giáo viên yêu cầ học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành trên bảng nhóm. = 570 + * Số chia hết hay không chia hết cho 2 phụ thuộc hoàn toàn vào *. a/ n = ? b/ n = ? Số ntn thì chia hết cho 2? Số ntn thì không chia hết cho 2? Chúng ta gom chúng thành một câu. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và làm ?1 VD: Xét số n = a/ Thay dấu * bởi chữ số nào thì chia hết cho 2? b/ Thay dấu * bởi chữ số nào thì không chia hết cho 2? Tận cùng là chữ số chẵn. Tận cùng là chữ số lẻ. Học sinh phát biểu vài lần. Các số chia hết cho 2 là: 328; 1234. Các số không chia hết cho 2 là: 1437; 895. 2. Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số ấy mới chia hết cho 2. Hoạt động 3 : Dấu hiệu chia hết cho 5. Học sinh suy nghĩ và trả lời trong vòng 2’. Số ntn thì chia hết cho 5? Số ntn thì không chia hết cho 5? Chúng ta gom chúng thành một câu. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và làm ?2. VD: Xét số n = a/ Thay dấu * bởi chữ số nào thì chia hết cho 5? b/ Thay dấu * bởi chữ số nào thì không chia hết cho 5? Tận cùng là 0 hoặc 5. Tận cùng khác 0 và khác 5. Học sinh lặp lại vài lần. Điền chữ số vào dấu * để được số chia hết cho 5. Chữ số có thể điền vào dấu * là: 0 ; 5. 3. Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số ấy mới chia hết cho 5. Hoạt động 4 : Củng cố Luyện tập tại lớp Giáo viên yêu cầu học sinh tóm lại một số như thế nào thì : + chia hết cho 2? + chia hết cho 5? + chia hết cho cả 2 và 5? Lưu ý không chia hết cho 5. Lưu ý không chia hết cho 2. Học sinh đọc đề. Vận dụng kiến thức bài 10, 11. Học sinh đọc đề bài 94. Khi chia cho 2 số dư là bao nhiêu? Khi chia cho 5 số dư có thể là bao nhiêu? Bài 92: Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: 234. Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: 1345. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 4620. Số không chia hết cho cả 2 và 5 là: 2141. Bài 93: Tổng ( hiệu ) sau có chia hết cho 2 cho 5 không? a/ 136 + 420. b/ 625 – 450. c/ 1.2.3.4.5.6 + 42. d/ 1.2.3.4.5.6 – 35. Bài 94: Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khichia mỗi số sau đây cho 2, cho 5: Số Số dư khi chia cho 2 Số dư khi chia cho 5 813 1 3 264 0 4 736 0 1 6547 1 2 4.Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc các dấu hiệu chia hết, vận dụng thạo các dấu hiệu. - Làm các bài tập: 91; 95. - Chuẩn bị tiết luyện tập (chú ý chữ số đầu tiên là 0 thì không có giá trị). IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM : - Ngày soạn : - Tuần : 8. - Ngày dạy : - Tiết :23. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Học sinh nắm vững các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Có kỹ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết. - Rèn luyện tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho hs. Đặc biệt các kiến trên được áp dụng vào các bài toán thực tế. II. CHUẨN BỊ : - Học sinh: chuẩn bị bài theo các mục hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn hình 19. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Oån định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : HS1: Chữa bài tập 91. HS2: Chữa bài tập 95. 3. Dạy bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Giáo viên đưa đề bài tập lên bảng. So sánh điểm khác nhau giữa bài 95 và 96. => Dù ở vị trí nào đi nữa ta cũng phải quan tâm đến chữ số tận cùng. Giáo viên chú ý các điểm thường sai của học sinh: Các chữ số giống nhau có ba chữ số nhưng chữ số 0 đứng đầu là không có giá trị. Hai học sinh lên bảng làm. Học sinh nhận xét, sửa chữa. Các chữ số giống nhau có ba chữ số nhưng chữ số 0 đứng đầu là không có giá trị. Bài 96: Điền chữ số vào dấu * để được số thoả mãn điều kiện: a/ Chia hết cho 2: Không có vì có chữ số tận cùng là 6. b/ Chia hết cho 5: * có thể là: 1; 2; ; 9 Bài 97: Dùng ba chữ số 4; 0; 5 để ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thoả mãn điều kiện: a/ Số đó chia hết cho 2 là : 540; 504; 450. b/ Số đó chia hết cho 5 là : 540; 405; 450. Hoạt động 2 : Giáo viên treo bảng có đề bài toán sau. Giáo viên không hướng dẫn gì thêm. Yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên treo bảng phụ. Yêu cầu học sinh giải thích. Nếu câu sai thì cho phản ví dụ. Học sinh trả lời. Học sinh báo cáo để giáo viên nắm được thông tin phả hồi từ học sinh. Học sinh trả lời. Bài toán 1: Dùng cả 3 chữ số 3; 4; 5 ghép thành số tự nhiên có 3 chữ số : a/ Lớn nhất và chia hết cho 2 là : 534. b/ Nhỏ nhất và chia hết cho 5 là : 345. Bài toán 2: Các câu phát biểu sau đúng hay sai? a/ Số có chữ số tận cùng là 8 thì chia hết cho 2. (..) b/ Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 8. (..) c/ Số chia hết cho cả 2 và 5 thì có chữ số tận cùng là 0. (..) d/ Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5. (..) e/ Số có chữ số tận cùng là 3 thì không chia hết cho 2. (..) g/ Số k0 chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 1. (..) Hoạt động 3 : Số tự nhiên có 2 chữ số giống nhau. Mà nó lại chia hết cho 2, vậy chữ số tận cùng là gì? Các chữ số khác nhau. n 5 , vậy c = ? Lưu ý có nghĩa là hai chữ số giống nhau. a có thể là 8 không? => a = 1 và b = 8. Dựa vào dấu hiệu chia hết để làm toán Trã lời các câu hỏi để có đápn án Bài 99: Gọi số tự nhiên có 2 chữ số giống nhau là . Mà chia hết cho 2 nên chữ số tận cùng có thể là: 2; 4; 6; 8. Nhưng chia cho 5 thì dư 3, vậy số đó là : 88. Bài 100: n = n 5 => c 5. Mà c {1; 5; 8 }. c = 5. a = 1 và b = 8. Vậy ôtô đầu tiên ra đời năm 1885. 4. Củng cố : Nhắc lại các kiến thức đã học. 5.Hướng dẫn học ở nhà : - Xem lại các bài tập đã làm. - Nắm thật chắc dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 (dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 chỉ xét ở số tận cùng). - Xem trước bài học số 12 để xác định: . Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 xét như thế nào? . Khác gì so với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM : - Ngày soạn : - Tuần : 8. - Ngày dạy : - Tiết :24. Bài 12 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9. I. MỤC TIÊU : - Học sinh nắm vững dấu hịêu chia hết cho 3, cho 9; so sánh với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết nhanh chóng một số, một tổng , một hiệu có hay không chia hết cho 3, cho 9. - Rèn luyện cho học sinh tinh cẩn thận, chính xác khi vận dụng các dấu hiệu. II. CHUẨN BỊ : - Học sinh: Đọc trước bài 12, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên: Bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Oån định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào trong hai số 486; 273 chia hết, số nào không chia hết cho 9. - Phát biểu dấu hiệu chia hết của một tổng. 3. Dạy bài mới : Hôm nay ta sẽ học cách nhìn vào một số biết nó có chia hết cho 3, cho 9 hay không và xem chúng có khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 không? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét. Giáo viên yêu cầu học sinh cho số bất kỳ. Giáo viên cùng học sinh phân tích. Một số như thế nào thì chia hết cho 9? Học sinh đọc phần nhận xét. Học sinh xem phần phân tích ở sgk. Giáo viên cùng học sinh phân tích: VD: Phân tích số 512 512 = 5.100 + 1.10 + 2 = 5.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 2 = 5.99 + 5 + 9 + 1 + 2 = (5 + 1 + 2) + (5.99 + 9) = ( tổng các chữ số ) + (số 9). VD: Phân tích số 234 Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. 1.Nhận xét mở đầu: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9. VD: Phân tích số 512 512 = 5.100 + 1.10 + 2 = 5.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 2 = 5.99 + 5 + 9 + 1 + 2 = (5 + 1 + 2) + (5.99 + 9) = ( tổng các chữ số ) + (số 9). Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 9. Sau việc phân tích này các em thấy một số thoả điều kiện gì thì chia hết cho 9, không chia hết cho 9? Tóm lại được dấu hiệu chia hết cho 9. Giáo viên cho học sinh suy nghĩ trả lời. Nếu không được giáo viên gợi ý bằng cách dùng phấn gạch chân kết quả phân tích. Vậy các em có thể kiểm tra lại phần ktbc của bạn. Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ?1. Học sinh nhận xét. Tổng các chữ số chia hết cho 9 à số chia hết cho 9. Tổng các chữ số không chia hết cho 9 à số không chia hết cho 9. Học sinh lặp lại vài lần. Học sinh phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9. Trong các số 621, 1205, 1327, 6354. Số chia hết cho 9 là 621, 6354. 2. Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9. Trong các số 621, 1205, 1327, 6354. Số chia hết cho 9 là 621, 6354. Số chia hết cho 9 là: 6534, 92358. Hoạt động 2 : Luyện tập tại lớp. Giáo viên cho học sinh đọc đề bài 101. Giáo viên không giải thích gì thêm. Học sinh nhận xét. Giáo viên treo đề bài 102. Học sinh đọc qua vài lần. Học sinh nhắc lại khái niệm tập hợp con và khi nào dùng kí hiệu . Vận dụng kiến thức chia hết để giải quyết bài tập 104. Câu nào có nhiều điều kiện chúng ta phải xét chúng đồng thời. Số chia hết cho 9 là: 6534, 92358. Bài 102: Cho các số: 3564, 4352, 6531, 6570, 1248. a/ A = {3564; 6531; 6570; 1248}. b/ B = {3564; 6570}. c/ B A. Bài 102: Cho các số: 3564, 4352, 6531, 6570, 1248. a/ A = {3564; 6531; 6570; 1248}. b/ B = {3564; 6570}. c/ B A. 4. Củng cố : Cho học sinh phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9 5.Hướng dẫn học ở nhà : - So sánh và nhớ các dấu hiệu chia hết . - Làm bài tập 103, 105. - Hướng dẫn: 1543 có 1 + 5 + 4 + 3 = 13 chia 9 dư 3. Xem 1543 chia cho 9 dư bao nhiêu? - Chuẩn bị tiết luyện tập. IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM : - Ngày soạn : ./09 / 2014 - Tuần : 8 - Ngày dạy : /10 / 2014 - Tiết : 8 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG Mục tiêu : – HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ? – Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng . – Biết so sánh hai đoạn thẳng . – Rèn luyện thái độ cẩn thận khi đo . Chuẩn bị : _GV : Sgk, thước đo độ dài . _ HS: Sgk, thước đo độ dài, BT về nhà . III. Tiến trình dạy học : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ: – Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng ấy ? – Bài tập 37(sgk : tr 116). Dạy bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ1 : Đo đoạn thẳng. HS : Vẽ đoạn thẳng với hai điểm cho trước A, B . – Đo độ dài đoạn thẳng AB vừa vẽ. _Yêu cầu HS trình bày cách đo độ dài ? GV thông báo : – Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương . _ Kí hiệu độ dài đoạn thẳng AB . _ Độ dài và khoảng cách có sự khác nhau (Khoảng cách có thể bằng 0) . ? Khi nào khoảng cách giữa hai điểm A,B bằng 0 ?(A, B trùng nhau). ? Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào? HĐ2 : So sánh hai đoạn thẳng. HS : Đọc sgk về hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng này dài hơn (ngắn hơn) đoạn thẳng kia . – Ghi nhớ các ký hiệu tương ứng . – Làm ?1. HĐ3: Quan sát các dụng cụ đo độ dài. _ GV : Giới thiệu thước đo độ dài trong thực tế. _ HS : Làm ?2: Liên hệ hình ảnh sgk và các tên gọi đã cho phân biệt các thước đo độ dài . _ GV : Giới thiệu đơn vị đo độ dài của nước ngoài “ inch”. Học sinh nhận xét cách đo độ dài đoạn thẳng của 2 hs ở phần KTBC. Học sinh nêu cách đo. AB = 2cm CD = 3 cm Học sinh nghe. AB = 0. Vậy: AB = CD ( = 2 cm ). AB < EF. EF > CD. Học sinh quan sát vật thật. – HS : Làm ?3: Kiểm tra xem 1 inch = ? mm ? I. Đo đoạn thẳng : * Nhận xét: – Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương . Vd : Độ dài đoạn thẳng AB bằng 15 mm . K/h : AB = 15 mm. II. So sánh hai đoạn thẳng. – Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài . K/h : AB = CD . – Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD . K/h : EG > CD . – Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG . K/h : AB < EG . Củng cố: Bài tập 43;44 (sgk : tr 119). 5.Hướng dẫn học ở nhà: – Học lý thuyết theo phần ghi tập . – Hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk. SBT: 41;42;43(tr 101). – Chuẩn bị bài 8 : “ Khi nào thì AM + MB = AB?” IV. Nhận xét – rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: