Giáo án Đại số 6 - Tiết 9 đến tiết 10

KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?

I.Mục tiêu:

- Nắm được khi nào thì AM + MB = AB

- Nhận biết điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác

- Rèn luyện kỷ năng tính toán và tính cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng, cộng các độ dài.

II.Chuẩn bị:

GV:SGK, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ .

HS: Xem trước bài, thước thẳng có chia khoảng.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 9 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :09./10 / 2014 - Tuần : 9
- Ngày dạy :16 /10/ 2014 - Tiết : . 9 
 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I.Mục tiêu:
Nắm được khi nào thì AM + MB = AB
Nhận biết điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác
Rèn luyện kỷ năng tính toán và tính cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng, cộng các độ dài.
II.Chuẩn bị:
A
B
M
GV:SGK, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ .
HS: Xem trước bài, thước thẳng có chia khoảng.
III. Tiến trình dạy học :
1:Ổn định lớp.
2: Kiểm tra 
 Đoạn thẳng AB là gì?
Trên hình vẽ cĩ bao nhiêu đoạn thẳng, nêu tên các đoạn thẳng đĩ?
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu kiến thức
Treo bảng phụ ghi nội dung 
Hãy so sánh AM + MB với AB ở cả hai trường hợp
Hãy xác định vị trí điểm M với hai điểm A, B trong hai trường hợp
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì ta có điều gì ?
Giáo viên khẳng định điều ngược lại
Giới thiệu ví dụ.
 Giáo viên lưu ý nên làm một bài tập mẫu để học sinh biết cách trình bày rõ ràng. Chú ý học sinh phân biệt điểm nằm giữa với điểm nằm chính giữa
Vì điểm M nằm giữa A và B nên ta có ?
Biết tổng AB, số hạng AM Tính MB như thế nào ?
Giáo viên giới thiệu một vài dụng cụ đo khảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
Hoạt động 2: Luyện tập 
Gợi ý: N nằm ở đâu so với I, K. So sánh độ dài của NK với IK ?
Giáo viên quan sát, nhận xét
Để so sánh EM, MF ta cần phải làm gì ?
Giáo viên nhận xét
Giáo viên đọc đề 
Giáo viên hướng dẫn: Gọi A, B là hai mút của bề rộng lớp học. Các điểm M, N, P, Q lần lượt là các điểm trùng với đầu sợi dây sau các lần căng dây liên tiếp.
Các đoạn AM, MN, NP, PQ được tính như thế nào? QB tính ra sao?
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố 
Khi M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có điều gì ? Và ngược lại: nếu AM + MB= AB thì ?
Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng . Điểm nào nằm giữa hai diểm cịn lại 
 nếu TV + VA = TA 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Học sinh tiến hành đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB
So sánh AM + MB với AB
AM + MB = AB
Học sinh thực hiện ghi ví dụ ở SGK
Lên bảng vẽ hình
Nêu cách làm
AM + MB = AB
MB =8 – 3 = 5
Học sinh theo dõi
Một học sinh đọc đề bài tập 46/ 121 SGK
Một học sinh lên bảng thực hiện 
Học sinh đọc đề bài tập 47/ 121 SGK 
Cả lớp suy nghĩ vẽ hình, nêu cách làm
Tính MF
Một học sinh lên bảng trình bày hoàn chỉnh bài
Học sinh hoạt động nhóm
Học sinh tiến hành vẽ hình.
Nêu cách giải
Tính các đoạn AM, MN, NP, PQ, QB.
Học sinh hoạt động nhóm tính kết quả. Đại diện nhóm trình bày.
AM + MB = AB. 
điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Suy nghĩ trã lời
Làm các bài tập 49, 51 trang 121, 122 SGK, 45,46/ 102 SBT
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
Nhận xét:
Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại: nếu AM + MB= AB
thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Ví dụ :
Cho điểm M nằm giữa A, B biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB ?
A. M. .B
Vì M nằm giữa A và B nên:
AM + MB = AB
Thay AM = 3cm , AB = 8cm
Ta có: 3 + MB = 8.
Vậy: MB = 5cm.
2. Một vài dụng cụ đo khảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (SGK)
Bài tập 46
I. N. .K
Vì N nằm giữa I và K nên:
IN + NK = IK
+ 6 = IK
Vậy: IK = 9cm.
Bài tập 47
E. M. .F 
Vì M nằm giữa E và F nên:
EM + MF = EF
+ MF = 8
 MF = 4
Vậy: EM = MF = 4cm
Bài tập 48
A. M. N. P. Q. .B
Ta có:
AM+ MN+ NP+ PQ+QB = AB
Vì AM = MN = NP = PQ =1,25
QB = 1/5.1,25 = 0,25m
Do đó:
 AB = 4.1,25 + 0,25 = 5,25m
Bài tập 50(lớp chọn).
Nếu TV+VA = TA thì..
 4.Hướng dẫn học ở nhà : 
-	Học bài theo sách giáo khoa.
-	Làm các bài tập tương tự ở SBT.
IV. Nhận xét – rút kinh nghiệm :
- Ngày soạn : 09./10 / 2014 - Tuần : 9
- Ngày dạy :	 / 2014 - Tiết :25
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
-	Học sinh nắm vững các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
-	Có kỹ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.
-	Rèn luyện tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ :
-	Học sinh: Chuẩn bị bài theo các mục hướng dẫn của giáo viên.
-	Giáo viên: Bảng phu viết sẵn các bài 107, 108.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : (10’)
HS1: 
-	Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
-	Làm bài tập 101.
HS2:
-	Làm bài tập 103.
-	Phát biểu các kiến thức đã áp dụng.
Học sinh nhận xét, ghi điểm.
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Gọi hai học sinh trung bình trả lời số như thế nào thì chia hết cho 3, cho 9?
Lưu ý số đó còn phải thoả điều kiện ở đề bài 106.
00012 ?
00018 ?
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ minh hoạ.
Giáo viên giới thiệu:
Số chia hết cho 9: 9k = 3.3k.
Số chia hết cho 45: 45k = 9.5k
=> Cách chứng minh chia hết.
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số sao cho:
 a/ Chia hết cho 3.
 b/ Chia hết cho 9.
Học sinh hoàn thành. 
Bài 106: 
 Giải 
 a/ Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số mà chia hết cho 3 
 là: 10002.
 b/ Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số mà chia hết cho 9 là:
 10008.
Bài 107: Điền dấu “x” vào ô thích hợp:
Câu
Đ
S
a
x
b
x
c
x
d
x
Hoạt động 2 : 
Cho học sinh lên bảng làm.
Gọi học sinh nhận xét và giải thích.
Cho học sinh trung bình giải thích từ ba trường hợp đầu.
Trường hợp cuối học sinh khá, giỏi giải thích.
1011 = 100000000000.
Học sinh lấy thêm vài số tuỳ ý.
Giáo viên treo bảng phụ.
Học sinh đọc đề thật cẩn thận.
Học sinh đọc đề.
Nhận xét, sửa chữa.
Bài 108: Một số có tổng các chữ số chia cho 9 (cho 3) dư m thì số đó chia cho 9 (cho 3) cũng dư m.
VD: Số 1543 có tổng các chữ số: 1 + 5 + 4 + 3 = 13.
Số 13 chia 9 dư 4, chia cho 3 dư 1 nên 1543 chia cho 9 dư 4 và chia cho 3 dư 1.
1546 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.
1527 chia cho 9 dư 6, chia cho 3 dư 0 (chia hết cho 3).
2468 chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2.
1011 chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.
Bài 109: Gọi m là số dư của a khi chia cho 9. Điền vào ô trống:
a
16
213
827
468
m
?
?
?
?
4. Củng cố :
 5.Hướng dẫn học ở nhà: 
-	Xem lại các bài tập đã làm.
-	Ôn lại các dấu hiệu chia hết, phân biệt rõ giữa chúng và tìm số dư.
-	Chuẩn bị bài học 13:
	.	Tìm các số mà 15 chia hết cho từng số trong chúng => tìm ứơc của một số.
	.	Tìm một vài số mà chúng chia hết cho 15 => tìm bội của một số.
	.	Đọc trước bài và chuẩn bị các ?.
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
Soạn: 09./10 / 2014
Dạy: 
Tiết 26	 §§ 13 . ƯỚC VÀ BỘI 
Thêm những cách mới để diễn đạt quan hệ a chia hết cho b
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : 
- Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số , 
- Ký hiệu tập hợp các ứơc , các bội của một số .
2./ Kỹ năng cơ bản : 
Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hay là bội của một số cho trước ,
Biết tìm ứơc và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản .
3./ Thái độ : 
 - Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .
II.-Chuẩn bị :
GV: Sách giáo khoa, thước
HS: Nháp , thước
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Oån định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp .
	2./ Kiểm tra bài củ : Hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
- Hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ?
+ GV giới thiệu ước và bội 
a ! b
a là bội của b
b là ước của a
- Trả lời : Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khi số dư của phép chia bằng 0
- Củng cố : Làm ?1
 Số 18 là bội của 3 ,không là bội của 4
 Số 4 là ước của 12 ,không là ước của 15
I.- Ước và Bội :
 Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b , còn b gọi là ước của a .
 Ví dụ : 24 ! 6 nên :
 24 là bội của 6 và 6 là ước của 24
- GV cho khoảng 10 học sinh tìm bội của 7 (mỗi học sinh tìm một bội của 7)
- Để tìm bội của 7 ta có thể làm như thế nào ?
- GV nêu nhận xét tổng quát về cách tìm bội của một số tự nhiên khác 0 .
- GV cho một học sinh tìm các ước của 24 ,học sinh khác nhận xét bổ sung 
 - Để tìm ước của 24 ta làm như thế nào ?
 - GV nêu tổng quát cách tìm ước của một số 
- Học sinh tìm các bội của 7 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh nhắc lại và làm ?2
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhắc lại và làm ?3 và ?4
II.- Cách tìm ước và bội :
 Ta ký hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a) , tập hợp các bội của a là B(a)
 1 ./ Cách tìm bội :
 Ví dụ : Tìm tập hợp các bội của 7 
 B(7) = { 0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28 ; . . . . }
 Ta có thể tìm các bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0 , 1, 2 , 3 . . . 
 2 ./ Cách tìm ước :
 Ví dụ : Tìm tập hợp các ước của 24
 Ư(24) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 12 ; 24 }
 Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào ,khi đó các số ấy là ước của a .
4./ Củng cố : 
Nêu cách tìm bội và tìm ước của một số 
Số 1 chỉ có một ư ớc là 1 và là ước của bất kỳ số tự nhiên nào 
Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0
Học sinh lớp 6A xếp hàng 4 không lẻ Tìm số học sinh của lớp 6A biết số học sinh của lớp trên 40 và không quá 45
Lớp 6A có 48 học sinh được chia đều vào các tổ có bao nhiêu cách chia tổ mỗi tổ có bao nhiêu học sinh
	5./ Hướng dẫn dặn dò :
 Bài tập về nhà 111 đến 114 SGK trang 44 , 45 .
IV. Rút Kinh nghiệm:
Tiết 27 § 14 . SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ – BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
Mỗi số trong các số 2 , 3 , 5 , 7 có bao nhiêu ước ?
I.- Mục tiêu : 
1./ Kiến thức cơ bản : 
- Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố , hợp số .
- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản , thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên , hiểu cách lập bảng số nguyên tố 
2./ Kỹ năng cơ bản : Học sinh biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số .
3./ Thái độ : Nhận biết đúng số nào là nguyên tố ,số nào là hợp số .
II. Chuẩn bị:
GV:Sách giáo khoa , bảng số từ 1 đến 100
HS: nháp, thước
III.- Hoạt động trên lớp :
	1./ Oån định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
	2./ Kiểm tra bài củ : 
	- Kiểm tra bài về nhà 113 và 114 để học sinh khác sửa bài 
	3./ Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
- GV kẻ bảng và cho học sinh tìm Ư(a) lên bảng ghi vào 
- Học sinh tìm Ư(a) và nhận xét về số ước số trong các số trên
I.- Số nguyên tố – Hợp số :
 Xét bảng sau 
Số a
2
3
4
5
6
Ư(a)
1; 2
1; 3
1;2;3
1; 5
1;2;3;6
Ta thấy các số 2 ; 3 ; 5 chỉ có hai ước số là 1 và chính nó còn 4 và 6 có nhiều hơn 2 ước số .
- 8 và 9 là hợp số vì 8 ! 2 ; 9 ! 3
- Số 0 có là số nguyên tố không ? Có là hợp số không ?
- Số 1 có là số nguyên tố không ? Có là hợp số không ?
- Đọc các số nguyên tố nhỏ hơn 10
- Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 3 ,cho 5 . . . dùng phương pháp loại trừ ta tìm được các số nguyên tố không vượt quá 100
- Củng cố : Có số nguyên tố nào chẳn không ? 
- Các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể tận cùng bỡi các chữ số nào ?
- Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị ?
- Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị ?
- Củng cố : Làm ? trong SGK
Học sinh trả lời : 8 là hợp số vì nó lớn hơn 1 ,có ít nhất ba ước là 1 ,2 ,8
9 là hợp số vì nó lớn hơn 1 ,có ít nhất ba ước số 1 ,3 ,9 .
- Số 0 không là số nguyên tố ,không là hợp số , vì không thỏa mãn định nghĩa số nguyên tố , hợp số .
- Số 2
- Chữ số 1 , 3 , 7 , 9 
- 3 và 5 ; 5 và 7 ; 11 và 13
- 2 và 3 
 Ta gọi 2 ; 3 ; 5 là các số nguyên tố , các số 4 và 6 là hợp số 
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 ,chỉ có hai ước là 1 và chính nó . Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước .
4Chú ý : 
- a) Số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số .
- b) Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2 , 3 , 5 , 7 .
II.- Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Ta được 25 số nguên tố không vượt quá 100 là : 2 , 3 , 5 , 7 , 11 , 13 , 17 , 19 , 23 , 29 , 31 , 37 , 41 , 43 , 47 , 53 , 59 , 61 , 67 , 71 , 73 , 79 , 83 , 89 , 97 . 
Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 , đó là số nguyên tố chẳn duy nhất .
4./ Củng cố : Làm các bài tập 115 và 116 SGK .
5./ Dặn dò : Về nhà làm các bài tập 116 , 117 , 118 SGK
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_2_Tap_hop_cac_so_tu_nhien.doc