Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 18, 19

§10. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu. Học sinh biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng, hiệu đó.

2. Kĩ năng:

 Biết sử dụng các ký hiệu chia hết hoặc không chia hết.

3. Thái độ:

 Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 18, 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 	 	 Ngày soạn : 15/09/2014
Tiết 18 	 Ngày giảng: 17/09/2014
§10. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Học sinh nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu. Học sinh biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng, hiệu đó.
2. Kĩ năng: 
	Biết sử dụng các ký hiệu chia hết hoặc không chia hết.
3. Thái độ: 
	Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (8 phút): Nhắc lại về quan hệ chia hết
Chúng ta đã biết quan hệ chia hết hay không chia hết giữa hai số tự nhiên. Vậy khi xét xem một tổng có chia hết hay không chia hết cho một số hay không, có những trường hợp ta không cần thực hiện phép chia vẫn có thể xác định được tổng có chia hết cho số đó hay không. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho: a = b. k
GV: Giới thiệu kí hiệu
HS: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho a = b. q
1. Nhắc lại về quan hệ chia hết:
+ Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho: 
 a = b. k
+ Ký hiệu a chia hết cho b là a b 
 Ký hiệu a không chia hết cho b là ab
Hoạt động 3 (15 phút) : Tính chất 1
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?1
Viết hai số tự nhiên chia hết cho 6. Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 6 hay không?
GV: Lấy hai số chia hết cho 7, xét xem tổng của chúng có chia hết cho 7 không?
Qua bài tập trên em có nhận xét gì?
GV: Tổng quát 
Nếu a m, b m ta kết luận điều gì? 
GV: Giới thiệu kí hiệu 
GV: nhắc nhở HS viết hay (a+b) m đều được
GV: Em hãy lấy 3 số tự nhiên chia hết cho 3
GV: Hãy xét xem 15 – 12 và 21 – 12 có chia hết cho 3 hay không?
GV: Từ đó em nhận xét điều gì?
GV: Ta viết dạng tổng quát
Điều đó chứng tỏ rằng tính chất trên cũng đúng với phép trừ. 
Vậy ta xét tổng của nhiều số 12 + 15 + 21 có chia hết cho 3 không?
Nếu a m, b m và cm ta kết luận điều gì?
GV: Em hãy phát biểu tính chất trên bằng lời. 
HS: Lên bảng lấy ví dụ 
18 6 ; 24 6 
Tổng 18 + 24 6
6 6 ; 12 6
Tổng 6 + 12 6
HS: 217; 77
Tổng 21 + 77
77 ; 147
Tổng 7 + 14 7
HS: Nếu các số hạng của tổng cùng chia hết cho một số thì tổng chia hết cho số đó. 
HS: a + b m
HS: 12; 15; 21
HS: 15 – 12 3
Và 21 - 12 3
HS: Nếu số bị trừ và số trừ cùng chia hết cho một số thì hiệu cũng chia hết cho số đó. 
HS: a m ; b m thì a - bm
HS: 12 + 15 + 21= 483
HS: Nếu a m, b m và cm
 (a+b+c) m
Nếu tất cả các số hạng cùng chia hết cho một số thì tổng chia hết cho số đó. 
2) Tính chất 1
Hoạt động 4 (12 phút): Tính chất 2 
GV hướng dẫn phân tích tương tự như tính chất 1.
Gọi một hs nêu lại tính chất
GV mở rộng tính chất với một hiệu và một tổng gồm nhiều số hạng
? Nếu am và bm thì có thể rút ra kết luận gì
GV : đặt vấn như phần chú ý sgk/: 35 .
GV : Chốt lại kiến thức trọng tâm như phần ghi nhớ trong khung, mở rộng với nhiều số hạng.
GV: Nếu a+ m và b + m thì
 (a + b) m 
Đúng hay sai ? Cho ví dụ minh hoạ .
GV : Củng cố qua ?3 và ?4
?2
13 4 và 16 4 
 (13+16) 4
b) cho hai số 12 và 15
12 5 và 15 5 
 (12+15) 5
 ?3 (80+16) M 8; (80-16) M8 (80+12) 8;	(80-12) 8	
(32+40+24) 8	; (32+40+12)M 8
3. Tính chất 2
Vd1 : 15 + 64 4 .
Vd2 : 21 + 105 5.
Vd3 : 80 - 128.
Vd4 : 32 + 40 + 638.
Chú ý : SGK trang 35 .
Nếu chỉ có một số hạng của một tổng không chia hết cho một số còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó
Hoạt động 5 (7 phút): Củng cố
Không làm phép tính hãy giải thích vì sao các tổng (hiệu) sau chia hết cho 11
a) 33 + 22 b) 88 – 55
c) 44 + 66 + 77
Bài tập 2: Gạch dưới số mà em chọn
a) Nếu a3, b3 thì tổng a + b chia hết cho 3, 6, 9
b) Nếu a4, b2 thì tổng a + b chia hết cho 2, 4, 6
c) Nếu a6, b9 thì tổng a + b chia hết cho 3, 6, 9
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cho ví dụ
HS:
3311; 2211 33 + 22 11
88 11 ; 551188 - 55 11
44 11 ; 6611 ; 7711
44 + 66 + 7711
HS: Thảo luận theo nhóm
a) a3, b3 a+b 3
b) a4, b2 a+b 2
c) a6, b9 a+b 3
HS: Cho ví dụ
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức về chia hết
- Nắm được tính chất chia hết của một tổng
- BTVN: 83, 84 tr 35 SGK
Tuần 5 	 	 Ngày soạn : 15/09/2014
Tiết 19 	 Ngày giảng: 17/09/2014
§11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 CHO 5
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	 HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó. 
2. Kĩ năng: 
HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hoặc không chia hết cho 2, cho 5.
3. Thái độ: 
	Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (6 phút): Kiểm tra bài cũ
GV : Nêu tính chất chia hết của một tổng
Áp dụng: Xét biểu thức: 186 + 42; 186 + 42 + 14 Không làm phép cộng hãy cho biết tổng trên có chia hết cho 6 không?
GV: Nhận xét, ghi điểm
HS: 
Áp dụng: 
Hoạt động 3 (6 phút): Nhận xét mở đầu
GV: Yêu cầu Hs tự đọc SGK, chứng tỏ vì sao 90, 610, 1240 chia hết cho 2, cho 5. 
GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 2 và cho 5?
HS: Tự đọc SGK
90 = 9. 10 = 9. 2. 5 nên chia hết cho 2 và cho 5
610 = 61. 10 = 61. 2. 5 nên chia hết cho 2 và cho 5
1240 = 124. 10 = 124. 2. 5 nên chia hết cho 2 và cho 5
HS: Các số có chữ số tận cùng bằng 0 thì chia hết cho 2 và chia hết cho 5
1. Nhận xét mở đầu:
 Các số có chữ số tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5. 
Hoạt động 4 (15 phút) : Dấu hiệu chia hết cho 2
GV: Trong các số có một chữ số, số nào chia hết cho 2?
GV: Các số vừa rồi người ta gọi là số gì?
Ví dụ: Cho n = (x là chữ số) 
Viết dưới dạng tổng các lũy thừa của 10. 
Để tổng 400 + 30 + x chia hết cho 2 thì x có thể bằng chữ số nào?
GV : Như vậy tận cùng của là chữ số gì thì chia hết cho 2?
GV: Từ đó em rút ra nhận xét gì?
HS: Các số có một chữ số chia hết cho 2 là; 0; 2;4;6;8
HS: Các số đó là các số chẵn
HS: = 400 + 30 + x
HS: Để 400 + 30 + x chia hết cho 2 thì x = 0 ; 2 ; 4 ; 6; 8
HS: Tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2
HS: Số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2
HS: Điền vào x các chữ số 1;3;5;7;9 ( các chữ số lẻ) 
HS: Các số có chữ số tận cùng là chữ số lẻ thì không chia hết cho 2
HS: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2
HS:
Số chia hết cho 2 là:
328, 240. 
Số không chia hết cho 2 là:
435; 137. 
2) Dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2
Hoạt động 5 (15 phút) : Dấu hiệu chia hết cho 5
GV: Xét số . Thay x bởi chữ số nào để chia hết cho 5. Trước hết ta phân tích thành tổng của 2 số trong đó có một số chia hết cho 5
Vì sao 430 chia hết cho 5?
GV: Vậy ta thay x bằng các chữ số nào thì chia hết cho 5?
GV: Như vậy số có chữ số tận cùng như thế nào thì chia hết cho 5?
GV: Ta thay x bằng các chữ số nào thì không chia hết cho 5?
Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 5?
Qua nhận xét trên em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5. 
HS: = 430 + x
HS: 430 chia hết cho 5 vì có chữ số tận cùng bằng 0
HS: vậy x = 0 hoặc 5
HS: Số có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
HS: Ta thay x = 1;2;3;4;6;7;8;9 thì không chia hết cho 5
HS: Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5
HS: Số có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
3) Dấu hiệu chia hết cho 5
Số có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2
- Nhận biết được số chia hết cả 2 và 5
- BTVN: Làm hết BT SGK tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 18.19.doc