Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 24, 25

§13. ƯỚC VÀ BỘI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, ký hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.

2. Kĩ năng:

- HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

3. Thái độ:

- HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút, viết.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 	 Ngày soạn : 28/09/2014
Tiết 24 	 Ngày giảng: 30/09/2014
§13. ƯỚC VÀ BỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, ký hiệu tập hợp các ước, các bội của một số. 
2. Kĩ năng: 
- HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: 
- HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút, viết.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
Điền chữ số vào dấu * để:
a) chia hết cho 3
b) chia hết cho 9
c) chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Ở câu a ta có 315 chia hết cho 3, ta nói 315 là bội của 3, còn 3 là ước của 315. Vậy ước và bội được định nghĩa như thế nào? Cách tìm bội và ước của một số ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
a) * {1; 4; 7}
b) * {9;0}
c) 9630
Hoạt động 3 (10 phút) : Ước và bội
GV củng cố khi nào thì a chia hết cho b (a, b N; b ≠ 0 ) .
- Giới thiệu khái niệm ước và bội dựa vào phép chia hết .
- GV củng cố qua 
HS : Tìm ví dụ minh họa.
-Xác định ước và bội ở ví dụ trên
HS : Làm và giải thích tại sao.
+ Số 18 là bội của 3, số 18 không là bội của 4. Vì 18M3 nhưng 18 không chia hết cho 4
+ Số 4 là ước của 12, số 4 không là ước của 15 vì 12M4 nhưng 15 không chia hết cho 4
1. Ước và bội :
- Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b và b gọi là ước của a .
Vd : 18M 3, ta nói 18 là bội của 3 và 3 là ước của 18 .
Hoạt động 4 (15 phút): Cách tìm bội và ước
Giới thiệu cách tìm bội .
- GV giới thiệu các ký hiệu Ư(a), B(a).
- Yêu cầu HS tìm một vài bội của 3 ?
? Để tìm bội của 3, ta có thể làm thế nào 
? Nêu nhận xét về cách tìm bội của một số ( số đó phải khác 0).
- Củng cố qua ?1
Tìm ước của một số tương tự hoạt động 2
GV : Chú ý rút ra nhận xét về cách tìm ước của một số
- Yêu cầu HS làm ? 4
HS : tìm ví dụ .
HS : Trả lời tương tự phần ghi nhớ sgk.
HS : Làm ?1
B(3) = {0;3;6;9;12;15;}
HS : Làm ?2 
x {0;8;16;32}
HS làm ?3
Bằng cách chia 12 lần lượt cho các số từ 1 đến 12 (chú ý viết hai ước khi có phép chia hết ).
Ư(12) = {1;2;3;4;6;12}
- Phát biểu cách tìm ước của một số khác 0.
?4 
Ư(1) = {1}
B(1) = {0;1;2;3;4;5;}
2. Cách tìm bội và ước 
a. Cách tìm bội của một số:
- Tập hợp các bội của a
ký hiệu là : B(a)
- Ta có thể tìm bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3
Vd : 
B(3) = 
b. Cách tìm ước của một số :
- Tập hợp các ước của a
ký hiệu là : Ư(a).
- Ta có thể tìm ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Vd: 
Ư(12) = {1;2;3;4;6;12}
Hoạt động 5 (10 phút): Củng cố
? Số 1 có bao nhiêu ước?
? Số 1 là ước của những số tự nhiên nào?
? Số 0 có là ước của số tự nhiên nào không?
? Số 0 là bội của những số tự nhiên nào?
Bài tập 113 SGK/44
Bài tập 113 SGK/44
a) Ta có Vì 
nên x 
b) 
c) 
d) 
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Chú ý các câu hỏi có giới hạn việc tìm bội của một số cho trước.
- Nắm vững ước và bội của một số.
- Làm bài tập 111; 112; 114 (sgk – 44) và xem trò chơi đua ngựa về đích.
- Xem trước § 14. Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố.
Tuần 7 	 	 Ngày soạn : 28/09/2014
Tiết 25 	 Ngày giảng: 30/09/2014
§14. SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	 HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
2. Kĩ năng: 
	HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng các số nguyên tố.
3. Thái độ: 
HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
- Cách tìm bội và ước của một số cho trước ?
- Tìm các ước của a trong bảng sau:
Số a
2
3
4
5
6
Các ước của a
Có những số có một ước, 2 ước, , và nhiều ước. Dựa vào số ước của chúng mà các số đó có tên gọi khác là số nguyên tố và hợp số. Vậy số nguyên tố là gì? Hợp số là gì? Chúng ta cùng ngiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 3 (15 phút): Số nguyên tố . Hợp số.
- GV giới thiệu 2; 3; 5 gọi là số nguyên tố, số 4; 6 gọi là hợp số.
GV : Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số ?
GV : Củng cố bằng ?.
- Chú ý cách giải thích của HS phải dựa vào định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
GV : Đặt câu hỏi tương tự phần chú ý (sgk : tr 46).
?Em hãy kể các số nguyên tố nhỏ hơn 10 
GV : Các số sau có phải là số nguyên tố không : 102, 513, 145, 11, 13 ? Vì sao ?
HS : trả lời.
HS : Phát biểu định nghĩa số nguyên tố,hợp số như trong phần đóng khung .
HS : Làm ?.
-Số 7 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, không chia hết cho 2, 3, 4, 5, 6 nên chỉ có hai ước là 1 và 7.
-Số 8 là hợp số ví nó lớn hơn 1, có ít nhất ba ước 1, 2, 8 
HS : Trả lời như phần chú ý.
HS : Các số 2, 3, 5, 7.
HS : 102, 513, 145 là hợp số ; 11, 13 là số nguyên tố .Giải thích tương tự bài tập ?
1. Số nguyên tố . Hợp số. 
-Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó .
Vd : Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là : 2; 3; 5; 7.
-Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước .
Vd : 4; 6; 8; 9 .
Chú ý : sgk.
Hoạt động 4 (14 phút) : Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100
Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100.
GV : Sử dụng bảng phụ các số tự nhiên từ 2 đến 100 .
?Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1 
- Hướng dẫn hoạt động nhóm:
 + Bước 1: Giữ lại số 2 gạch bỏ những số chia hết cho 2
 + Bước 2: Giữ lại số 3 gạch bỏ những số chia hết cho 3
 + Bước 3: Giữ lại số 5 gạch bỏ những số chia hết cho 5
 + Bước 4: Giữ lại số 7 gạch bỏ những số chia hết cho 7
 yêu cầu hs đọc 25 số nguyên tố vừa tìm.
Các nhóm tiến hành hoạt động theo hướng dẫn của GV
sau 3’ gv yêu cầu đại diện 1 nhóm lên khoanh tròn vào các số nguyên tố
Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 : (sgk)
25 số nguyên tố không vượt quá 100:
 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 53; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89.
Hoạt động 4 (6 phút) : Củng cố
? Thế nào là số nguyên tố, hợp số?
-Có số nguyên tố nào là số chẵn không 
-Các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể tận cùng bởi chữ số nào ?
-Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị ?
-Tìm 2 số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị ?
-Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1 000 ở cuối sgk trang 128.
Cho HS làm bài115,116-sgk
Bài 115
 - Số nguyên tố là: 67 
 - Hợp số là: 312; 213; 435; 417; 3311 
Bài 116: 
 83 P ; 91 P ; 15 N ; P N
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- BTVN: 110 SGK; 113;114;115;116 SBT
- Xem trước bài Ước và bội

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 24.25.doc