Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 39, 40

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS biết được số dương, số âm qua những ví dụ cụ thể.

 - Biết một số nguyên âm được viết bởi một số tự nhiên với dấu trừ đứng trước.

 - HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N thành tập hợp các số nguyên

 2. Kĩ năng:

- HS biết cách biểu diễn một số nguyên trên trục số.

 3. Thái độ:

- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV:Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ ghi nhiệt độ các thành phố.

- HS:Thước thẳng có chia khoảng.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 	 Ngày soạn : 02/11/2014
Tiết 39 	 Ngày giảng: 04/11/2014
CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
§1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
	- HS biết được số dương, số âm qua những ví dụ cụ thể.
	- Biết một số nguyên âm được viết bởi một số tự nhiên với dấu trừ đứng trước.
	- HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N thành tập hợp các số nguyên
 2. Kĩ năng: 
- HS biết cách biểu diễn một số nguyên trên trục số.
 3. Thái độ: 
- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ ghi nhiệt độ các thành phố.
HS:Thước thẳng có chia khoảng.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (3 phút): Đặt vấn đề
GV đưa ra 3 phép tính yêu cầu HS thực hiện : 4 + 6 ; 7 – 5 ; 4 – 10
Để thực hiện phép trừ trong tập hợp các số tự nhiên không phải lúc nào phép trừ cũng thực hiện được, để phép trừ luôn thực hiện được phải cần mở rộng tập hợp các số tự nhiên thành một tập hợp số mới. Ngoài các số tự nhiên, các số này kết hợp với số tự nhiên tạo thành một tập hợp số mới mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay. 
Hoạt động 3 (15 phút) : Các ví dụ
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 31. Giới thiệu về các nhiệt độ 00C, trên 00C, dưới 00C. Cách đọc
GV: Giới thiệu về số nguyên âm như - 1;- 2;- 3;. Và hướng dẫn cách đọc
GV: Cho HS làm bài tập ?1 và giải thích
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 tr 68 SGK
GV: Giới thiệu độ cao thấp ở các vùng khác nhau trên trái đất lấy độ cao mực nước biển làm chuẩn
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 tr 68
GV:Giới thiệu vd3. Người ta còn sử dụng số âm để biểu thị số tiền nợ
HS: Quan sát nhiệt kế, đọc các số ghi trên nhiệt kế
HS: Tập đọc các số nguyên âm
- 1 ; - 2 ; - 3; - 4
HS: Đọc và giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ
HS: Trả lời
a) Nhiệt kế a : - 30C
Nhiệt kế b: - 20C
Nhiệt kế c: 00C
Nhiệt kế d: 20C
Nhiệt kế e: 30C
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn
HS: Đọc độ cao của đỉnh núi Phanxipang là 3143m có nghĩa là cao hơn mực nước biển
Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là - 30m có nghĩa là thấp hơn mực nước biển
HS: Đọc độ cao của đỉnh Everet
Độ cao của đáy vực Mariannes
HS: Làm và giải thích
Ông Bảy có - 150. 000 đ tức là ông bảy nợ 150. 000 đ
Bà năm có 200. 000 đ
Cô Ba có - 30000 đ tức là cô Ba nợ 300. 000 đ
1) Các ví dụ:
- Dùng số âm để biểu thị nhiệt độ dưới 00C
- Dùng số âm để biểu thị độ cao dưới mực nước biển
- Dùng số âm để biểu thị số tiền nợ
Hoạt động 4 (15 phút): Trục số 
GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ tia số. Nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị
GV: Vẽ tia đối của tia số và biểu diễn các số âm
GV: Như vậy ta có trục số, chiều mũi tên là chiều dương của trục số, điểm 0 gọi là điểm gốc của trục số
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập ?4
GV: Cho HS làm bài tập 4 và 5 theo nhóm trong 4’. Dùng kỹ thuật khăn phủ bàn để hoạt động
HS: Một HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở
HS: Thu thập thông tin
 -3 -2 -1 0 1 2 3 
HS; Làm bài ?4
Điểm A biểu diễn số - 6
Điểm B biểu diễn số - 2
Điểm C biểu diễn số 1
Điểm D biểu diễn số 5
HS: Tiến hành hoạt động theo kỹ thuật khăn phủ bàn
Trình bày ý kiến sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm
 0 
2) Trục số:
Hoạt động 5 (9 phút) : Củng cố 
GV: Trong thực tế, người ta dùng số nguyên âm khi nào?
GV: yêu cầu HS làm bài tập 5 SBT
- Vẽ trục số
- Xác định 2 điểm cách điểm 0 hai đơn vị
- Xác định 2 cặp điểm cách đều điểm 0
HS Trong thực tế, người ta dùng số nguyên âm để:
- Biểu diễn nhiệt độ dưới 00C
- Biểu diễn độ cao dưới mực nước biển
- Biểu diễn số tiền nợ
HS: Vẽ
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Đọc lại SGK để hiểu rõ về số nguyên âm
- Tập vẽ và biểu diễn thành thạo các điểm trên trục số
- BTVN: 3 tr 68, 1,3,4,6,7,8 SBT
- Xem trước bài “Tập hợp các số nguyên” 
Tuần 12 	 	 Ngày soạn : 02/11/2014
Tiết 40 	 Ngày giảng: 04/11/2014
§2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- HS biết tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên âm, số nguyên dương và số 0. 
 2. Kĩ năng: 
- Biểu diễn các số nguyên trên trục số
 - Phân biệt được các số nguyên dương, nguyên âm và số 0
 - Tìm và viết được số đối của một số nguyên. 
3. Thái độ: 
	- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - GV: Thước kẻ có chia khoảng, phấn màu, hình vẽ trục số
 - HS: Thước thẳng có chia khoảng, ôn các kiến thức bài làm quen với số nguyên âm. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (6 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Vẽ trục số . Tìm trên trục số
a. Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị
b. Những điểm nằm giữa các điểm - 3 và 4
HS: Vẽ trục số.
a. Các điểm cách điểm 2 ba đơn vị là 5 và 
-1
b. Các điểm đó là: -2; -1; 0; 1; 2; 3. 
Hoạt động 3 (20 phút): Số nguyên 
GV: Dùng trục số để giới thiệu số nguyên dương, số 0, số nguyên âm. 
Các số tự nhiên khác 0 được gọi là số nguyên dương, các số -1; -2; -3 là các số nguyên âm. 
Tập hợp gồm các số nguyên âm, nguyên dương và số 0 gọi là tập hợp các số nguyên. Kí hiệu Z
GV: Em hãy viết tập hợp Z dưới dạng liệt kê các phần tử. 
GV: Yêu cầu Hs làm bài tập 6
GV: Như vậy tập N và tập Z có quan hệ với nhau như thế nào?
GV: Biểu diễn bằng sơ đồ Ven cho HS thấy
GV: Gọi HS đọc phần chú ý SGK
GV: Trong thực tế và trong toán học số nguyên được dùng để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau. Em hãy cho ví dụ
GV: Ngoài ra còn có thể sử dụng như ví dụ SGK
GV:Yêu cầu HS hoàn thành bài tập ?1
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập 7,8 SGK
GV: Cho HS làm bài tập ?2 và ?3
GV: Ta nhận thấy hai điểm 1 và -1 cách đều điểm gốc A vậy 1 và -1 gọi như thế nào ta cùng tìm hiểu ở phần 2
HS: Thu thập thông tin
HS: Viết
Z={; -3; -2; - 1; 0; 1; 2; 3; }
HS: Làm bài
-4ÎN sai ; 4ÎN đúng
0ÎZ đúng ; 5ÎN đúng 
-1ÎN sai ; 1ÎN đúng
HS: Tập N là tập hợp con của tập hợp Z
HS: Đọc phần chú ý
HS: Cho ví dụ
Nhiệt độ trên 00C, nhiệt độ dưới 00C. 
Độ cao trên mực nước biển, độ cao dưới mực nước biển
Số tiền nợ, số tiền có
Độ cận thị, độ viễn thị
Thời gian trước công nguyên, thời gian sau công nguyên
HS: Đọc SGK
HS: Điểm C: 4 km
 Điểm D: -2 km
 Điểm E : -4 km
HS:Hoạt động nhóm trong vòng 4’. Đại diện nhóm trình bày
Bài tập 7: dấu + thể hiện độ cao trên mực nước biển
Dấu – thể hiện độ cao dưới mực nước biển
Bài tập 8: a) 5 độ trên 00C
b) 3143 trên mực nước biển
c) có 2000 đ
HS: a) Cách A : 1m
 b) Cách A : 1m
?3: Nếu A là điểm gốc thì
a) 1m
b) -1m
1- Số nguyên:
 Số nguyên dương: 1; 2; 3; 
Số nguyên âm: -1; -2; -3; 
Z={; -3; -2; - 1; 0; 1; 2; 3; }
Bài tập 6 SGK tr 70
Đọc những điều sau đây là cho biết điều đó có đúng không?
-4ÎN sai ; 4ÎN đúng
0ÎZ đúng ; 5ÎN đúng 
-1ÎN sai ; 1ÎN đúng
 Z
N
Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm. Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a. 
Hoạt động 4 (10 phút) : Số đối
GV: Vẽ 1 trục số nằm ngang và yêu cầu HS biểu diễn số 1 và -1
GV: Em có nhận xét gì về hai điểm 1 và -1? Hai điểm đó cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị
GV: Ta nói 1 là số đối của - 1; - 1 là số đối của 1; hai số 1 và - 1 là hai số đối nhau. 
GV: Em hãy tìm 3 cặp số đối nhau
GV: Số đối của số 0 là số nào?
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?4
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập ?4 theo khăn trải bàn trong thời gian 3’
HS: Biểu diễn số 1 và -1 trên trục số
HS: Hai điểm 1 và -1 cách đều điểm 0 trên trục số
HS: Các cặp số đối nhau:
2 và -2 ; 3 và -3 ; 4 và -4
HS: Số đối của 0 là 0
HS: Số đối của 7 là -7
Số đối của -3 là 3
HS: Tiến hành hoạt động nhóm theo khăn trải bàn
Trình bày
Số đối của +2 là -2
Số đối của 5 là - 5
Số đối của -6 là 6
Số đối của -1 là 1
Số đối của -18 là 18
2- Số đối:
 -1 0 1
-1 và 1 ; -2 và 2. Là hai số đối nhau. 
Số đối của 0 là 0
Hoạt động 5 (6 phút) : Củng cố
GV: Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào?
GV: Tập hợp các số nguyên bao gồm các số nào?
GV: Mối quan hệ giữa tập hợp N và tập hợp Z
GV: Hãy lấy ví dụ về hai số đối nhau
HS: Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau
HS: Tập hợp các số nguyên bào gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương
HS: Tập hợp N là tập hợp con của tập hợp Z
HS: Hai số đối nhau: 2 và -2
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Nắm được tập hợp Z
- Quan hệ giữa tập hợp N và Z, biết tìm số đối của một số cho trước
- BTVN: 10 tr 71 ; bài 9 , 10, 16 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 39.40.doc