Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 41, 42

§3. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được cách so sánh hai số nguyên trên trục số

 - HS hiểu được giá trị tuyệt đối (GTTĐ) của một số nguyên a dựa vào hình ảnh trực quan (trục số).

 2. Kĩ năng:

- HS so sánh được hai số nguyên.

 - HS tìm được GTTĐ của một số nguyên.

 3. Thái độ:

 - HS học tập tích cực, vận dụng tốt các quy tắc.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - GV: Thước kẻ có chia khoảng, phấn màu, hình vẽ trục số

 - HS: Thước thẳng có chia khoảng, ôn các kiến thức tập hợp các số nguyên âm.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 41, 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 	 Ngày soạn : 05/11/2014
Tiết 41 	 Ngày giảng: 07/11/2014
§3. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được cách so sánh hai số nguyên trên trục số
 - HS hiểu được giá trị tuyệt đối (GTTĐ) của một số nguyên a dựa vào hình ảnh trực quan (trục số).
 2. Kĩ năng: 
- HS so sánh được hai số nguyên.
 - HS tìm được GTTĐ của một số nguyên.
 3. Thái độ: 
 - HS học tập tích cực, vận dụng tốt các quy tắc. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - GV: Thước kẻ có chia khoảng, phấn màu, hình vẽ trục số
 - HS: Thước thẳng có chia khoảng, ôn các kiến thức tập hợp các số nguyên âm. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (5 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Tập hợp các số nguyên bao gồm các số nào? Viết kí hiệu. 
Tìm số đối của các số sau: 7; 3; -5; -2; -20
GV: Nhận xét, ghi điểm. 
HS: Tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương.
Z={ ; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; }
Số đối của 7 là -7; số đối của 3 là -3; số đối của -5 là 5; số đối của -2 là 2; số đối của -20 là 20
Hoạt động 3 (12 phút) : So sánh hai số nguyên
GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK trong thời gian 3’. 
GV: Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b ta kí hiệu như thế nào?
GV: Khi nào số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b?
GV: Vậy khi nào số nguyên a lớn hơn số nguyên b?
GV: Khắc sâu nhận xét
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?1
GV: So sánh - 3 và - 2
GV: Hãy tìm số nguyên nằm giữa - 3 và - 2
GV: Như vậy - 3 < - 2 và không có số nguyên nào nằm giữa - 3 và - 2 nên ta nói - 2 là số liền sau số - 3 hay - 3 là số liền trước - 2
Đó chính là nội dung phần chú ý SGK
GV: Hãy tìm số liền sau của - 1, số liền trước - 5
GV: Cho HS làm bài tập ?2
GV: Em hãy so sánh số nguyên âm với số 0; số nguyên dương với số nguyên âm
GV: Đó chính là nội dung phần nhận xét. 
GV: Mở rộng
GV: Vậy với 2 số nguyên a, b bất kì, ta có các quan hệ gì của a và b?
GV: Nếu a<b và b<c thì ta có kết luận gì?
HS: Tự đọc SGK
HS: Ta viết a<b
HS: Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b nếu trên trục số nằm ngang, điểm a nằm bên trái điểm b
HS: Số nguyên a lớn hơn số nguyên b nếu điểm a nằm bên phải điểm b
HS: Nhắc lại nhận xét SGK
HS: Lên bảng điền
a) Bên trái, nhỏ hơn, - 5 < - 3
b) Bên phải, lớn hơn, 2 > - 3
c) Bên trái, nhỏ hơn, - 2 < 0
HS: - 3 < - 2
HS: Không có số nguyên nào nằm giữa - 3 và - 2
HS: Đọc chú ý SGK
HS: Số liền sau của - 1 là 0; số liền trước của - 5 là - 6
HS: Làm bài tập ?2
a) 2 - 7 c) - 4 < 2
d) - 6 > 0; e) 4 > - 2 g) 0 < 3
HS: Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào. 
HS: Đọc nhận xét SGK
HS: Với a,b bất kì, ta có:
a b hoặc a = b
HS: Nếu a< b và b<c thì a<c
1- So sánh hai số nguyên:
Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b. 
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0. 
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0. 
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào. 
Hoạt động 4 (12 phút) : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Nhận xét gì về khoảng cách từ các cặp số đối nhau đến số 0 ?
- Cho HS làm ?4
- Rút ra nhận xét
- Làm bài tập 14 cá nhân
- Yêu cầu một HS lên bảng làm
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở.
- Bằng nhau.
- Làm ?3 SGK.
 Làm ?4 SGK
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên 
?3
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
?4
Nhận xét:
Bài tập 14 SGK
Hoạt động 5 (13 phút): Củng cố
Bài tập 11
GV: Yêu cầu HS điền vào bảng
Bài tập 12
GV: Gọi 2 HS lên bảng sắp xếp
Bài tập 13 
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện
Bài tập 18: 
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trong thời gian 4’
Bài tập nâng cao
GV: Thế nào là giao của hai tập hợp?
GV: Hãy viết tập A,B,C dưới dạng liệt kê các phần tử
HS: 3 - 5
4 > - 6 ; 10 > - 10
HS: Lên bảng thực hiện
a) - 17 ; - 2 ; 0; 1; 2 ; 5
b) 2001; 15; 7; 0; - 8; - 101
HS: Lên bảng làm bài
a) x = - 4;- 3;- 2;- 1
b) x= - 2;- 1;0;1;2
HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm
a) Số nguyên a chắc chắn là số nguyên dương
b) Số nguyên b không chắc chắn là số nguyên âm
c) Số nguyên c chắc chắn là số nguyên âm
d) d không chắc chắn là số nguyên dương
HS: Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó
HS: Viết
A={-8; -7; -6; -5; -4;... }
B={; - 9; -8; -7; -6; -5}
C={- 2;- 1;0;1;2;3}
A∩B ={-8; -7; -6; -5}
 B∩C = ø
C∩A ={-2; -1;0; 1; 2; 3; }
Bài tập 11 tr 73 SGK:
(bảng phụ) 
Bài tập 12 tr 73 SGK:
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần
2 ; - 17 ; 5 ; 1; - 2; 0
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần
- 101; 15; 0; 7; - 8; 2001
Bài tập 13 tr 73 SGK
(bảng phụ) 
Bài tập 18: 
(Bảng phụ) 
Bài tập nâng cao: Cho 
A={xÎZ/ x> -9}
B={xÎZ/x< -4}
C={xÎZ/x≥ -2}
Tìm A∩B B∩C C∩A
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
Học theo vở ghi và SGK
Làm các bài tập còn lại SGK
Tuần 13 	 	 Ngày soạn : 08/11/2014
Tiết 42 	 Ngày giảng: 11/11/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- HS được củng cố cách so sánh hai số nguyên, tính giá trị tuyệt đối, tập hợp số nguyên.
 2. Kĩ năng: 	
- HS so sánh hai số nguyên, tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
3. Thái độ: 
	- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - GV: Thước kẻ có chia khoảng, phấn màu, hình vẽ trục số
 - HS: Thước thẳng có chia khoảng, ôn các kiến thức bài làm quen với số nguyên âm. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì ?
Làm bài tập 15 SGK Tr 73.
HS: Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a. , 
, .
Hoạt động 3 (35 phút): Luyện tập 
Dạng 1: So sánh hai số nguyên
Bài 18 trang 73 SGK:
a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không?
GV vẽ trục số để giải thích rõ, và dùng nó để giải các phần của bài 18.
Bài 19 trang 73 SGK:
Điền dấu “+” hoặc “ – ” vào chỗ trống để được kết quả đúng (SGK)
Dạng 2: Bài tập tìm số đối của một số nguyên .
Bài 21 trang 73 SGK Tìm số đối của mỗi số nguyên sau:
–4; 6; ; 4; 0.
+ Nhắc lại: thế nào là hai số đối nhau?
Dạng 3: Tính giá trị biểu thức
Bài 29 trang 73 SGK
- Nhắc lại quy tắc tính GTTĐ của 1 số nguyên
Dạng 4: Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số nguyên
Bài 22 trang 74 SGK (BP1)
 (GV lên dùng trục số để HS dễ nhận biết).
Nhận xét gì về vị trí của số liền trước, số liền sau trên trục số?
Dạng 5: Bài tập về tập hợp.
Bài tập 32 trang 71 SBT.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- HS làm bài 18 trang 73.
a) Số a chắc chắn là số nguyên dương.
b) Không, số b có thể là số dương (1; 2) hoặc số 0
c) Không, số a có thể là 0
d) Chắc chắn
- HS làm bài 19 trang 73.
a) 0 < + 2 
 b) –15 < 0
c) –10 < – 6 d) + 3 < + 9
 –10 < + 6 – 3 < + 9
HS làm bài 21 trang 73 SGK
– 4 có số đối là + 4
6 có số đối là – 6
có số đối là – 5
 có số đối là – 3
4 có số đối là – 4
0 có số đối là 0
HS làm bài 29 trang 73 SGK
HS cả lớp cùng làm, sau gọi hai em lên bảng.
 = 153 + 53 
 = 206
HS làm bài 22 trang 74
a) Số liền sau của 2 là 3
Số liền sau của – 8 là – 7
Số liền sau của 0 là 1
Số liền sau của – 1 là 0.
b) Số liền trước của –4 là 
–5
 Số liền trước của 0 là – 1
 Số liền trước của 1 là 0 
 Số liền trước của – 25 là – 26
c) a = 0
Bài tập 32 trang 71 SBT.
HS hoạt động theo nhóm, trao đổi và làm bài trên giấy trong.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Dạng 1: So sánh hai số nguyên
Bài 18 trang 73 SGK:
a) Số a chắc chắn là số nguyên dương.
b) Không, số b có thể là số dương (1; 2) hoặc số 0
c) Không, số a có thể là 0
d) Chắc chắn
Bài 19 trang 73 SGK:
a) 0 < +2 ; b) –15 < 0
c) –10 < – 6 ; d) +3 < +9
 –10 < +6 – 3 < +9
Dạng 2: Bài tập tìm số đối của một số nguyên .
Bài 21 trang 73 SGK
 – 4 có số đối là + 4
 6 có số đối là – 6
 có số đối là – 5
 có số đối là – 3
4 có số đối là – 4
 0 có số đối là 0
Dạng 3: Tính giá trị biểu thức
Bài 29 trang 73 SGK
 = 153 + 53 = 206
Dạng 4: Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số nguyên
Bài 22 trang 74 SGK
a) Số liền sau của 2 là 3
Số liền sau của – 8 là – 7
Số liền sau của 0 là 1
Số liền sau của – 1 là 0.
b) Số liền trước của – 4 là – 5
 Số liền trước của 0 là – 1
 Số liền trước của 1 là 0 
 Số liền trước của – 25 là – 26
c) a = 0
Dạng 5: Bài tập về tập hợp.
Bài tập 32 trang 71 SBT.
a) B = 
b) C = 
Hoạt động 4 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo SGK.
- Làm các bài tập còn lại SGK. Làm bài tập 27, 28, 29, 30, 31 , 32 SBT.
- Xem trước nội dung bài học tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 41.42.doc