Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 46, 47

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính biết rút ra nhận xét.

 3. Thái độ:

 - Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Thước kẻ có chia đơn vị.

- HS: Xem trước bài, thước kẻ có chia đơn vị. Ôn tập quy tắc lấy giá tuyệt đối của một số nguyên.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 46, 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 	 	 Ngày soạn : 16/11/2014
Tiết 46 	 Ngày giảng: 18/11/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
 2. Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính biết rút ra nhận xét.
 3. Thái độ: 
 - Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Thước kẻ có chia đơn vị.
- HS: Xem trước bài, thước kẻ có chia đơn vị. Ôn tập quy tắc lấy giá tuyệt đối của một số nguyên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
- GV: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm
- Áp dụng: Tính 
GV nhận xét, cho điểm
-HS: Trả lời và làm bài tập
 = 18 + (-12) 
 = + (18 -12)
 = 6
Hoạt động 3 (35 phút) : Luyện tập
Bài tập 31 trang 77 SGK
GV: Hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Cho HS làm việc cá nhân 
- Một số HS lên bảng trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét
Bài tập 32 trang 77 SGK
GV: Bài tập 32 khác bài tập 31 ở điểm nào trong cách thực hiện ?
GV: Hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
HS: Phát biểu quy tắc
- Làm việc cá nhân 
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở.
HS: Bài tập 32 khác bài tập 31 là ở chỗ cộng các số nguyên khác dấu 
HS: Phát biểu quy tắc
Bài tập 31 trang 77 SGK
a) (-30) + (-5) 
 = - (30 + 5) = - 35
b) (-7) + (-13) 
 = - (7 + 13) = - 20
c) (-15) + (-235) 
 = - (15 + 235) = - 250
Bài tập 32 trang 77 SGK
a) 16 + (-6) = + (16 - 6) = 10 
b) 14 + (-6) = + (14 – 6) = 8
c) (-8) + 12 = +(12 – 8) = 4
GV: Kết quả khi thực hiện cộng cùng một số đã cho với số nguyên dương và nguyên âm thì kết quả khác nhau thế nào ?
Bài tập 33 trang 77 SGK
Điền số thích hợp vào ô trống.
HS: Khi thực hiện cộng cùng một số đã cho với số nguyên dương thì kết quả là một số lớn hơn số đã cho và ngược lại, kết quả là một số nhỏ hơn số đã cho nếu cộng với số nguyên âm. 
a
-2
18
 12
-2
-5
b
3
-18
-12
6
-5
a + b
1
0
0
4
-10
Bài tập 34 trang 77 SGK
GV: Hãy trình bày các bước thực hiện bài tập 34 ?
HS: Thay các giá trị x, y tương ứng vào biểu thức ban đầu rồi thực hiện cộng các số nguyên 
Thay x = - 4 vào biểu thức x + (-16), ta có
(- 4) + (-16) = - ( 4 + 16) = - 20
Thay y = 2 vào biểu thức (-102) + y, ta có
(-102) + 2 = - (102 -2) = - 100
Hoạt động 4 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài tập đã giải và làm các bài tập còn lại.
- Nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên:
 + Hai số nguyên dương
 + Hai số nguyên âm
 + Hai số nguyên khác dấu
Tuần 14 	 	 Ngày soạn : 16/11/2014
Tiết 47 	 Ngày giảng: 19/11/2014
§6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- HS biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
 2. Kĩ năng: 	
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
3. Thái độ: 
	- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi bốn tính chất của phép cộng các số nguyên, trục số, thước kẻ.
- HS: Ôn tập số đối, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu các tính chất phép cộng các số tự nhiên .
Tính a) (-2) + (-3) và (-3) + (-2)
(-8) + (+4) và (+4) + (-8)
GV nhận xét, cho điểm
HS: Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với 0.
(-2) + (-3) = - (2 + 3) = - 5
 (-3) + (-2) = - (3 + 2) = - 5
b) (-8) + (+4) = - (8 – 4) = - 4
 (+4) + (-8) = - (8 – 4) = - 4
Hoạt động 3 (8 phút): Tính chất giao hoán 
So sánh kết quả hai biểu thức ở mỗi câu trên ta có nhận xét gì ?
Viết dạng tổng quát thể hiện tính chất giao hoán ?
- Phép cộng hai số nguyên cũng có tính giao hoán .
- HS lấy thêm ví dụ.
HS : a + b = b + a.
1 . Tính chất giao hoán :
* Với mọi a, b Z :
a + b = b + a
Ví dụ : 
(-2) + (-3) = (-3) + (-2) 
Hoạt động 3 (12 phút) : Tính chất kết hợp 
- Yêu cầu HS thực hiện ?2
- Hãy xác định thứ tự thực hiện các phép tính 
- Làm ?2, tính và so sánh kết quả. 
- Nhờ có tính chất này mà ta có thể viết : (-3) + 4 + 2 thay cho các cách viết ở trên .
- Viết dạng tổng quát tính chất kết hợp ?
- Giới thiệu chú ý SGK .
- Áp dụng làm bài tập 36 trang 78 SGK
 - HS Thực hiện theo thứ tự thực hiện các phép tính có dấu ngoặc.
[(-3) + 4] +2 = 1+2 = 3
(-3) +(4 +2)= (-3)+6= 3
[(-3) +2]+ 4= (-1)+4= 3
-Dạng tổng quát:
a+(b+c)=(a+b)+c 
- Hai HS lên bảng làm bài
2. Tính chất kết hợp :
* Với mọi a, bZ :
a + (b + c) = (a + b) + c
* Chú ý: SGK
- Bài tập 36 trang 78 SGK
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 126 + [(-20) + (-106)]+2004 
= 126 + (-126) + 2004 
= [ 126 + (-126)] + 2004 
= 2004
b) (-199) +(-200) + (-201)
= [(-199) + (-201)] + (-200)
= (-400) + (-200) = - 600
Hoạt động 4 (5 phút): Cộng với số 0
- Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào? Cho ví dụ
- Hãy nêu dạng tổng quát. 
- Kết quả bằng chính nó.
Cho thêm 2 ví dụ.
Vd: 5 + 0 = 5
 -7 + 0 = -7
 HS : a + 0 = a
3. Cộng với số 0 :
* Với mọi a Z :
a + 0 = 0 + a = a
Hoạt động 5 (10 phút) : Cộng với số đối 
Thế nào là hai số đối nhau ?
BT thực hiện phép tính:
a) 10 + (-10)
b) (-8) + 8
Vậy hai số đối nhau có tổng bằng mấy ?
- Giới thiệu các tính chất và ký hiệu như SGK
a + (-a) = 0 hay ta có thể nói rằng hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0 .
Gợi ý ?3: Trước tiên ta phải tìm tất cả các số đó (trên trục số chẳng hạn)
- Nhắc lại hai số đối nhau
a) 10 + (-10) = 0
b) (-8) + 8 = 0
- Hai số đối nhau có tổng bằng 0
- Đọc phần hướng dẫn SGK.
HS : Phát biểu định nghĩa hai số đối nhau .
- Nghe giảng và vận dụng tương tự ví dụ vào ?3
“ Xác định các số hạng của tổng thỏa : -3 < a < 3 “
4. Cộng với số đối :
* Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0
a + (-a) = 0
?3 Các số nguyên a thoả mãn -3< a< 3 là: -2; -1; 0; 1; 2 và tổng của chúng là :
 (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
=[(-2)+2] + [(-1)+1] + 0 = 0
Hoạt động 6 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học lý thuyết, vận dụng các tính chất giải nhanh (nếu có thể).
- Chuẩn bị bài tập luyện tập trang 79, 80 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 46.47.doc