Giáo án Đại số 8 - Tiết 39 đến tiết 41

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được các khái niệm về biểu thức hữu tỉ , biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là các biểu thức hữu tỉ.

- Nắm vững cách biểu diễn một biểu thức hữu tỉ dưới dạng một dãy các phép toán trên những phân thức và hiểu rằng biến đổi một biểu thức hữu tỉ là thực hiện các phép toán trong biểu thức để biến đổi nó thành một phân thức đại số.

 2. Kỹ năng:

 - Sau giờ học học sinh có kỹ năng biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức đại số.Thực hiện thành thạo các phép toán cộng trừ nhân chia trên các phân thức.

 3.Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 39 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 39
Trường: Đoàn Thị Điểm
BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ
MỤC 1;2
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- HS nắm được các khái niệm về biểu thức hữu tỉ , biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là các biểu thức hữu tỉ.
- Nắm vững cách biểu diễn một biểu thức hữu tỉ dưới dạng một dãy các phép toán trên những phân thức và hiểu rằng biến đổi một biểu thức hữu tỉ là thực hiện các phép toán trong biểu thức để biến đổi nó thành một phân thức đại số.
 2. Kỹ năng:
 - Sau giờ học học sinh có kỹ năng biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức đại số.Thực hiện thành thạo các phép toán cộng trừ nhân chia trên các phân thức.
 3.Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
 4.Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG :
Hôm nay chúng ta học về biến đổi các biểu thức hữu tỉ .Vậy cho cô biết chúng ta học những kiến thức nào về biến đổi các biểu thức hữu tỉ. ?
Bài học cần nhắc lại những kiến thức nào ?
Bài học có những khái niệm mới nào ?
Nêu phương pháp biến đổi biểu thức hữu tỉ thành một phân thức đại số ?
 III/ ĐÁNH GIÁ: Bằng chứng đánh giá
 + Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể trả lời tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo.
 + Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu : Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, lên bảng làm được khá tốt những phần việc được giao.
 + Làm tốt các bài tập củng cố.
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	+ Phương tiện:
 + Đồ dùng: SGk, 
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp
 V.2. Kiểm tra bài cũ (xen vào thời gian giảng bài);
 V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1:
- Mục đích: HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ có liên quan. Thời gian: 4 phút
- Phương pháp: Hs đứng tại chỗ trả lời
- Phương tiện, tư liệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà.
Gv có thể gọi hs khác bổ sung nếu sai
Hs trả lời: Bài hôm nay phải nắm được khái niệm biểu thức hữu tỉ và biết biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức.
Kiến thức cũ liên quan là : Các số trên tập số R , các đơn đa thức, phân thức , các phép toán cộng trừ nhân chia trên những phân thức.
Hoạt động 2:
- Mục đích: Hướng dẫn hs nghiên cứu về khái niệm biểu thức hữu tỉ ( 7 phút)
- Phương pháp:Tự nghiên cứu sgk , đàm thoại gợi mở vấn đáp
- Phương tiện, tư liệu: sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Giao nhiệm vụ cho HS đọc sgk tìm hiểu về biểu thức hữu tỉ là gì? Lấy ví dụ về các biểu thức hữu tỉ ?
-GV ghi bảng các ví dụ mà hs lấy 
Chú ý nghe câu hỏi xung phong trả lời (Nêu như các ví dụ trong sgk trang 55)
Có thể lấy thêm các ví dụ khác.
Ghi bài vào vở
Hoạt động 3:
- Mục đích: HD hs nghiên cứu về cách biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức đại số( thời gian : 20 phút)
- Phương pháp:Đàm thoại vấn đáp gợi mở
- Phương tiện, tư liệu: sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+Việc thực hiện liên tiếp các phép toán cộng trừ nhân chia trên những phân thức có trong biểu thức đã cho để biến biểu thức đó thành 1 phân thức ta gọi là biến đối một biểu thức hữu tỉ thành 1 phân thức .
+GV yêu cầu hs đọc hiểu ví dụ 1 tìm hiểu các bước biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân số.
+ GV và hs cùng thực hiện ví dụ 1
? Muốn biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức ta làm như thế nào?
+Gv: Yêu cầu hs làm ?1
+ Gv cho hs nhận xét và sửa sai nếu có.
- hs đọc skg và trả lời theo câu hỏi của gv
- Ghi bài
Hs lên bảng làm ?1
Hs dưới lớp làm nháp
Hs nhận xét bài trên bảng của ban. 
Hoạt động 4:
 - Mục đích: Củng cố, vận dụng vào bài tập.Thời gian :10 phút 
- Phương pháp: Vấn đáp, làm bài tập
- Phương tiện, tư liệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+Gv yêu cầu hs làm bài 46a(sgk-57) 
+Gv yêu cầu hs khá giỏi làm bài 53b(sgk-59).
Gv chữa và nhấn cách làm dạng bài 53b
Hs lên bảng làm bài
Hs dưới lớp làm bài vào vở và chữa bài trên bảng.
V.4. Củng cố: Gv Khắc sâu cách biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức.
V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 4 phút
 - Xem lại các ví dụ và bài tập đã làm trên lớp.
 - Làm bài tập :46b(sgk-57) Bài 60(sbt- 40) .
 - Chuẩn bị tiếp phần Giá trị của phân thức.
V.6. Rút kinh nghiệm:
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Sách thiết kế Toán 8
 - Sách sgk- sgv – sbt Toán 8
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 40
Trường: Đoàn Thị Điểm
BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ 
MỤC 3
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
 Kiến thức:
- Hs nắm được khi làm những bài toán liên quan đến giá trị của phân thức thì phải tìm điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0.
Kỹ năng
Hs có kỹ năng tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định.
Hs biết cách tính giá trị của một phân thức đại số.
Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG
? Trong bài ngày hôm nay ta cần nắm được kiến thức nào ?
?Muốn tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định ta làm như thế nào?
?Nêu cách tính giá trị của phân thức tại giá trị của biến?
III/ ĐÁNH GIÁ: Bằng chứng đánh giá
 + Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể trả lời tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo.
 + Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu : Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, lên bảng làm được khá tốt những phần việc được giao.
 + Làm tốt các bài tập củng cố.
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- SGK, 
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp
 V.2. Kiểm tra bài cũ (xen vào thời gian giảng bài);
 V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1:
- Mục đích:Kn giá trị phân thức và cách tìm ĐK để phân thức có nghĩa.( 20 phút)
- Phương pháp:Vấn đáp, gợi mở, 
- Phương tiện, tư liệu: sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv: cho phân thức tính giá trị của phân thức tại x = 2 ; x= 0
?Vậy điều kiện để giá trị của phân thức được xác định là gì?
Gv: Cho hs làm ví dụ 2 (sgk – 56)
Hướng dẫn hs cách thực hiện.
Gv: Nếu tại giá trị của biến mà giá trị của một phân thức được xác định thì phân thức ấy và phân thức rút gọn của nó có cùng một giá trị.
? GV yêu cầu hs làm ?2
Cho hs đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán 
-Cho hs lên bảng trình bày cách thực hiện câu a.
?Tính giá trị của phân thức tại x= 1000000 ta làm thế nào?
GV hướng dẫn hs làm và bổ sung
Với x= 1000000 có thỏa mãn đkxđ của phân thức không?
Với x= -1 có thỏa mãn đkxđ của phân thức không?
GV:Lưu ý chữa cho hs có đáp án sai:Lưutet ý chữa cho hs có đápán 
Nhấn mạnh tầm quan trọng của điều kiện của biến.
Hs thực hiện và cho kết luận:
Tại x = 2 thì 
Tại x= 0 thì phép chia không thực hiện được nên giá trị phân thức không xác định.
Hs nghe giảng và ghi bài
hs đọc đề bài và trả lời câu hỏi
lên bảng trình bày câu a
b,
Với x= 1000000 , ta có:
Với x= -1 giá trị phân thức không xác định
Hoạt động 2:
- Mục đích: Làm bài tập củng cố (thời gian :20 phút)
- Phương pháp: Hs lên bảng
- Phương tiện, tư liệu:sgk 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Gv cho hs làm bài 47(sgk)
+ Gv cho hs nhận xét và chữa
+ Cho hs làm bài 48(sgk-58)
? Giá trị của phân thức được xác định khi nào?
? Rút gọn phân thức?
?Tìm giá trị của x để giá trị của phân thức bằng 1 ta làm như thế nào?
? Có giá trị nào của x để giá trị của phân thức bằng 0 hay ko?
Gv: Củng cố cho hs ở mỗi một câu hỏi của bài
+Cách tìm điều kiện xác định của phân thức
+Cách rút gọn phân thức
+Câu c: tìm x đối chiếu giá trị x có thỏa mãn đk hay ko.
+2 hs lên bảng mỗi em 1 phần
+Cả lớp làm dưới và theo dõi bài trên bảng
+Nhận xét bài của bạn
+ Hs đứng tại chỗ nêu cách rút gọn
+Vì giá trị của x+2 khác 0 nên không có giá trị nào của x để phân thức đã cho có giá trị bằng 0
	V.4. Củng cố: (Thời gian 3 phút)
- Yêu cầu hs nêu lại kiến thức cần nắm được ở tiết học này.Tính giá trị của biểu thức cần lưu ý điều gì?
+Tìm điều kiện xác định của biến
+Tính giá trị của phân thức đã cho bằng cách tính giá trị của phân thức thu gọn khi x= x0 thì phải xét xem x0 có thỏa mãn điều kiện của biến ở phân thức đã cho hay k.
	V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (Thời gian 2 phút)
 - Xem lại các ví dụ đã làm.BT 50,52,55(sgk- 58-59) SBT :62a,b; 65( 40-41)
Hướng dẫn bài 62:Tìm đk xác định của x để giá trị của biểu thức được xác định trước hết cần biến đổi biểu thức về phân thức .
	V.6. Rút kinh nghiệm:
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách thiết kế bài giảng toán 8
- Sách giáo viên toán 8 sgk toán 8 –tập 1
- Sách bài tập toán 8 tập 1.
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 41
Trường: Đoàn Thị Điểm
 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
Kiến thức:
- Học sinh nhận biết khái niệm phương trình và các thuật ngữ : vế phải vế trái nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.
- Hiểu được khái niệm thế nào là hai phương trình tương đương.
Kỹ năng:
- Biết giải phương trình là tìm tập nghiệm của nó.
- Chỉ ra được hai phương trình tương đương trong trường hợp đơn giản
Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG
- Em hiểu phương trình ẩn x là gì?Cho ví dụ về phương trình ẩn x( y; t..)
- Em hiểu thế nào là hai phương trình tương đương?
-Trong bài học này em cần nắm được kiến thức nào?
III/ ĐÁNH GIÁ: Bằng chứng đánh giá
+ Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể trả lời tóm tắt và trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo.
 + Làm tốt những công việc cô giáo yêu cầu : Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, lên bảng làm được khá tốt những phần việc được giao.
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Sgk.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp
 V.2. Kiểm tra bài cũ 
 V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1:
- Mục đích: GV giới thiệu nội dung chương (Thời gian :3 phút)
- Phương pháp: Thuyết trình
- Phương tiện, tư liệu: Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv Giới thiệu qua nội dung của chương:
Khái niệm chung về phương trình, PT bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác.Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
HS nghe giảng
Hoạt động 2:Tìm hiểu phương trình một ẩn. (15 phút)
- Mục đích:HS nắm được dạng phương trình một ẩn
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở.
- Phương tiện, tư liệu: sgk
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- GV viết BT tìm x biết :
 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 sau đó giới thiệu: 
 Hệ thức 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 là một phương trinh với ẩn số x.
Vế trái của PT là 2x + 5
Vế phải của PT: 3(x - 1) + 2 
- GV: hai vế của phương trình có cùng biến x đó là PT một ẩn. 
- Em hiểu phương trình ẩn x là gì?
- GV: chốt lại dạng TQ.
- GV: Cho HS làm cho ví dụ về:
a) Phương trình ẩn y
b) Phương trình ẩn u
- GV cho HS làm 
- GV cho HS làm 
 * GV: Trở lại bài tập của bạn làm 
x2 = 1 x2 = (1)2 x = 1; x =-1
 Vậy x2 = 1 có 2 nghiệm là: 1 và -1
-GV: Nếu ta có phương trình x2 = - 1 kết quả này đúng hay sai?
Sai vì không có số nào bình phương lên là 1 số âm. 
-Vậy x2 = - 1 vô nghiệm.
+ Từ đó em có nhận xét gì về số nghiệm của các phương trình?
- GV nêu nội dung chú ý .
Hs nghe giảng và ghi bài 
* Phương trình ẩn x có dạng: A(x) = B(x)
 Trong đó: A(x) vế trái
 B(x) vế phải
Hs lấy ví dụ về phương trình ẩn x, u
 2x + 6 = x là phương trình ẩn x.
 2u - 5 = 3 - 4u là phương trình ẩn u
Hs trả lời và ghi bảng
+ Khi x = 6 giá trị 2 vế của PT bằng nhau.
 Ta nói x = 6 thỏa mãn PT, gọi x = 6 là nghiệm của PT đã cho.
HS trả lời và ghi bảng
Phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = - 2 không thoả mãn phương trình
b) x = 2 là nghiệm của phương trình.
* Chú ý : SGK/tr.5,6.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tập nghiệm của phương trình (10 phút):
- Mục tiêu: HS nắm được các bước giải phương trình
- Phương pháp:Vấn đáp, gợi mở, tự nghiên cứu tài liệu.
- Phương tiện, tư liệu: sgk
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
GV: YC hs nghiên cứu sgk và cho biết tập nghiệm của PT là gì và kí hiệu
+ Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 phương trình gọi là tập nghiệm của PT đó. Kí hiệu: S
+ GV cho HS làm . 
+ Cách viết sau đúng hay sai ? 
a) PT x2 = 1 có S =  ;
b) PT x + 2 = 2 + x có S = R
GV :Việc tìm ra nghiệm của PT (giá trị của ẩn) gọi là GPT (Tìm ra tập hợp nghiệm)
HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi của gv 
HS ghi bảng
a) PT : x =2 có tập nghiệm là S = 
b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là S =
a) Sai vì S =
 b) Đúng vì mọi xR đều thỏa mãn PT 
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương trình tương đương (7 phút):
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là phương trình tương đương
- Phương pháp: Nghiên cứu sgk , đàm thoại, gợi mở, vấn đáp.
- Phương tiện, tư liệu: sgk.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời
? Em hiểu thê nào là hai PT tương đương?
Gv:Nêu : Kí hiệu để chỉ 2 PT tương đương.
GV ? PT x-2 = 0 và x = 2 có TĐ không ? 
Tương tự x2 =1 và x = 1 có TĐ không ?
Không vì chúng không cùng tập nghiệm
+ Yêu cầu HS tự lấy VD về 2 PTTĐ .
HS trả lời 
Ghi bảng
VD: x+1 = 0 x = -1
Vì chúng có cùng tập nghiệm là 
 S = 
	V.4. Củng cố: (Thời gian 7 phút)
? Cho hs nhắc lại kiến thức của bài?
Khắc sâu những kiến thức trọng tâm dưới dạng sơ đồ tư duy bên góc bảng.
Cho hs làm bài 1,3 (sgk- 6)
HS lên bảng làm bài
Gvcho hs nhận xét và sửa sai nếu có
	V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (Thời gian 3 phút)
 - Nắm vững kiến thức của bài theo sơ đồ tư duy đã ghi.
 - BTVN: Bài 2,4(sgk – 6) Làm thêm: 6;8;9 (SBT – 6)
V.6. Rút kinh nghiệm:
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách thiết kế bài giảng toán 8 tập 2
- Sách giáo viên toán 8 sgk toán 8 –tập 2
- Sách bài tập toán 8 tập 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 8 tiet 39-41.doc