Giáo án Đại số 8 - Tiết 42 đến tiết 44

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất (một ẩn).Hai qui tắc: chuyển vế & nhân với 1 số giải phương trình bậc nhất 1 ẩn.

2/ Kĩ năng:

- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân để giải các phương trình bậc nhất.

3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận cho HS khi giải phương trình.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:

C1: Thế nào là pt bậc nhất 1 ẩn?Điều kiện tồn tại của pt đó?

C2: Phát biểu qui tắc chuyển vế,qui tắc nhân với 1 sô.Tác dụng của các qui tắc đó.

C3: Số nghiệm của phương trình bậc nhất 1 ẩn

III. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:

- Qua việc trả lời các câu hỏi từng phần, hiệu quả khi lên bảng làm bài

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Bảng phụ ghi hai quy tắc biến đổi phương trình và một số đề bài.

- HS : Ôn tập quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số.

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 42 đến tiết 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 42
Trường: Đoàn Thị Điểm
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm phương trình bậc nhất (một ẩn).Hai qui tắc: chuyển vế & nhân với 1 số giải phương trình bậc nhất 1 ẩn. 
2/ Kĩ năng: 
- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân để giải các phương trình bậc nhất.
3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận cho HS khi giải phương trình.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
C1: Thế nào là pt bậc nhất 1 ẩn?Điều kiện tồn tại của pt đó?
C2: Phát biểu qui tắc chuyển vế,qui tắc nhân với 1 sô.Tác dụng của các qui tắc đó.
C3: Số nghiệm của phương trình bậc nhất 1 ẩn
III. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:
- Qua việc trả lời các câu hỏi từng phần, hiệu quả khi lên bảng làm bài
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ ghi hai quy tắc biến đổi phương trình và một số đề bài.
- HS : Ôn tập quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
V.1 Ổn định lớp
V.2 Kiểm tra bài cũ
+ Mục đích : hs nhắc lại kt bài học trước có liên quan (3 phút)
+ Phương pháp : 2 hs lên bảng trình bày
+ Phương tiện : Sgk & bảng phụ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gọi 2hs lên bảng, hs1 mang sgk, hs2 hoàn thành phần bt trên bảng phụ
- HS1: Chữa bài 2 SGK.
- HS2: Thế nào là hai phương trình tương đương? Cho VD.
Cho hai phương trình: x - 2 = 0 và X(x - 2)
Hỏi hai phương trình đó có tương đương không? Vì sao?
2 hs lên bảng làm bài tập
Hs lớp quan sát bài bạn để nhận xét
V.3 Giảng bài mới
Hoạt động 1: Định nhĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn ( 7 phút)
+ Mục đích:nắm được đn pt bậc nhất 1 ẩn, nhận biết pt bậc nhất
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp
+ Phương tiện,tư liệu:SGK, bảng phụ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giới thiệu đ/n Pt bậc nhất một ẩn như SGK
- GV yêu cầu HS xác định hệ số a, b của mỗi phương trình.
- Yêu cầu HS làm bài 7 tr 10 SGK.
Hs quan sát sgk, nghe gv giảng
* Định nghĩa 
Phương trình có dạng ax + b = 0 với a, b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
+hs nhận biết pt bậc nhất 1 ẩn và xđ các hệ số a,b,c 
Ví dụ: 2x - 1 = 0
 5 - x = 0
 - 2 + y = 0
Hs suy nghĩ trả lời Bài 7
Phương trình bậc nhất một ẩn là các phương trình:
a) 1 + x = 0
c) 1 - 2t = 0
d) 3y = 0
Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 qui tắc biến đổi pt (10 Phút)
+ Mục đích: nắm được đn pt bậc nhất 1 ẩn, nhận biết pt bậc nhất
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp
+ Phương tiện,tư liệu:SGK, bảng phụ
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Tìm x biết 2x - 6 = 0.
 Trong quá trình tìm x trên, ta đã thực hiện những quy tắc nào?
- Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế trong 1 đẳng thức đã học
Gv đặt vấn đề : Đối với phương trình ta cũng có thể làm tương tự
- Gv giới thiệu qui tắc
- Cho HS làm ?1. 
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc nhân với một số trên đẳng thức số
- Gv ĐVĐ : Đối với phương trình ta cũng có thể làm tương tự
- Gv giới thiệu qui tắc
- Cho HS làm ?2.
+hs giải bài tập tìm x theo kt đã học sau đó trả lời câu hỏi của GV
2x - 6 = 0
2x = 6
x = 6 : 2
x = 3
+Hs nghe Gv, Đọc qui tắc SGK
Quy tắc chuyển vế:sgk
 +Hs suy nghĩ, lần lượt lên bảng làm ?1
?1.a) x - 4 = 0 Û x = 4
 b) 
 c) 0,5 - x = 0 Û - x = - 0,5
 Û x = 0,5
b) Quy tắc nhân với một số.
+Hs đọc qui tắc sgk
+Hs suy nghĩ, lần lượt lên bảng làm ?2
VD: Giải phương trình:
Nhân hai vế của phương trình với 2 ta được:
x = - 2
?2. b) 0,1 x = 1,5 
x = 1,5 : 0,1 hoặc x = 1,5 . 10
x = 15
c) - 2,5 x = 10
x = 10 : (-2,5)
x = - 4
Hoạt động 3:Cách giải phương trình bậc nhất(12p)
+ Mụcđích: Hs biết vận 2 qui tắc trên vào giải pt
+ Phương pháp: Vấn đáp, đọc hiểu, hoạt động nhóm.
+ Phương tiện: Sgk, phấn màu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho HS đọc hai VD SGK
- GV hướng dẫn HS giải phương trình bậc nhất một ẩn ở dạng tổng quát.
Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
- Cho HS làm ?3 theo từng nhóm
+Hs đọc 2 VD sgk,nêu từng bước giải các pt đó
HS làm dưới sự hướng dẫn của GV:
ax + b = 0 (a ¹ 0)
Û ax = - b
Û x = - 
- Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất là x = - 
+ hs hoạt động nhóm, đại diện treo bảng nhóm, cả lớp nx
?3. Giải phương trình
- 0,5x + 2,4 = 0
S = {4,8}
V.4 Củng cố – luyện tập(10 p)
+ Mục đích: củng cố kiến thức, vận dụng làm thêm bài tập
+ Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.
+ Phương tiện: Sgk, phấn màu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài số 8 SGK/10.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm, nửa lớp làm câu a, b; nửa lớp là câu c, d.
- GV nêu câu hỏi củng cố:
a) Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
b) Phát biểu hai quy tắc biến đổi phương trình?
Bài 8
a) S = {5} b) S = {- 4}
c) S = {4} d) S = {- 1}
Đại diện hai nhóm lên trình bày lời giải, HS lớp nhận xét.
V.5 Hướng dẫn về nhà(3 phút)
- Đọc trước bài phương trình đưa được về dạng a x+b=0.
- Làm bài số 6, 9 , 10 SGK; 10, 13, 14 ,15 tr 4 SBT.
	V.6. Rút kinh nghiệm
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1).Sách giáo khoa toán 8
2). Sách bài tập toán 8
3). Sách giáo viên toán 8
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 43
Trường: Đoàn Thị Điểm
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG AX + B = 0
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức:
- HS nắm vững phương pháp giải các phương trình mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa chúng về dạng ax + b = 0.
2/ Kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng biến đổi các phương trình bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
3/ Thái độ:
- Say mê yêu thích môn học, cẩn thận.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
C1: Nhận dạng các phương trình đưa được về dạng a x+b=0
C2: Các bước giải các phương trình đó.
III. ĐÁNH GIÁ 
- Qua việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của hs ngay tại lớp
- Có thể thông qua việc kt nhanh trên phiếu học tập lấy vào điểm kt miệng
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ.
- HS : Ôn tập hai quy tắc biến đổi phương trình.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
V.1 Ổn định lớp
 	V.2 Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1:
+ Mục đích: nhắc lại kt đã học. Vận dụng chữa bt
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS1: - Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Cho ví dụ.
 Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
 - Chữa bài 9 tr 10 SGK a, c. 
a) x » 3,67 c) x » 2,17.
HS2: - Nêu hai quy tắc biến đổi phương trình.
 - Chữa bài 15 c tr 5 SBT.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm
2 hs lên bảng trả lời và vận dụng làm bài tập 
HS1: 
a) x » 3,67 c) x » 2,17.
HS2
 x - Û x = Û x = Û x = Û x = 1
Vậy tập nghiệm của phương trình là 
 S = {1}
Hs lớp nhận xét
V.3 Giảng bài mới
Hoạt động 2: Nhận biết các phương trình đưa được về dạng a x+b =0 
và tìm hiểu cách giải các phương trình đó (15 phút)
+Mục đích: Cho hs thấy không phải pt nào cũng đưa được về dạng a x+b=0. Hướng dẫn hs giải các pt đưa được về dạng a x+b= 0
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GVcho hs biết nội dung nghiên cứu trong phần này(sgk)
- Ví dụ 1: Giải phương trình
2x - (3 - 5x) = 4(x + 3)
- Có thể giải phương trình này như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, các HS khác làm vào vở.
- Ví dụ 2: Giải phương trình:
- Phương trình ở VD 2 so với phương trình ở VD 1 có gì khác?
- GV hướng dẫn HS giải như SGK.
- Yêu cầu HS làm ?1. Nêu các bước chủ yếu để giải phương trình.
Yêu cầu hs thảo luận để tìm ra các bước giải phương trình 
Chốt lại các bước giải.
Hs đọc nội dung theo yc của gv( phần đầu bài học)
Đọc nội dung ví dụ 1.
Cá nhân hs trả lời.
Một hs lên bảng giải bài.
Ví dụ 1:
2x - (3 - 5x) = 4(x + 3)
Û 2x - 3 + 5x = 4x + 12
Û 2x + 5x - 4x = 12 + 3
Û 3x = 15
Û x = 15 : 3 
Û x = 5
Cá nhân hs trả lời.
Lắng nghe gv hướng dẫncách giải và ghi vào vở.
Ví dụ 2: Giải phương trình:
Cá nhân hs trả lời.. Thảo luận tìm ra bước giải pt
- Quy đồng mẫu hai vế.
- Nhân hai vế với mẫu chung để khử mẫu.
- Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia.
- Thu gọn và giải phương trình nhận được. 
Hoạt động 3 : Áp dụng (15 phút)
+ Mục đích: hs biết giải các pt
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu hs áp dụng giải VD3
- GV yêu cầu HS xác định mẫu thức chung, nhân tử phụ rồi quy đồng mẫu thức hai vế.
- Khử mẫu kết hợp bỏ dấu ngoặc.
- Thu gọn, chuyển vế.
- Chia 2 vế của phương trình.
- Yêu cầu HS làm ?2. 
Yêu cầu một học sinh lên bảng thực hiện
Gv nhận xét bài làm của hs.
GV nêu chú ý SGK và hướng dẫn HS cách giải phương trình ở VD 4.
- Yêu cầu HS làm VD 5 và VD6.
Gv nhận xét bài.
- Phương trình ở VD 5 và VD 6 có phải là phương trình bậc nhất một ẩn không? Tại sao?
- Cho HS đọc chú ý SGK.
Quan sát nội dung ví dụ 3:Giải phương trình
Cá nhân hs đúng tại chỗ làm theo sự hướng dẫn của GV
Û 
Û 2(3x2 + 6x - x - 2) - 6x2 - 3 = 33
Û 10 x = 33 + 4 + 3
Û 10 x = 40
Û x = 40 : 10
Û x = 4
Phương trình có tập nghiệm S = {4}
Hs ghi vở.
Tím hiểu nội dung?2.
Một hs lên bảng giải bài.
x - 
(12) (2) (3)
Û 
Û 12x - 10x - 4 = 21 + 4
Û 11x = 25
Û x = 
Phương trình có tập nghiệm S = {}
Nhận xét bài.
Quan sát Ví dụ 4SGK.
Hai hs lên bảng làm ví dụ 5 và ví dụ 6.
Ví dụ 5
x+ 1 = x - 1
Û x - x = -1 - 1
Û 0x = - 2
Không có giá trị nào của x để 0x = - 2.
Tập nghiệm của phương trình S = Æ; hay phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 6:
x+ 1 = x + 1
Û x - x = 1 - 1
Û 0x = 0
x có thể là bất cứ số nào, tập nghiệm của phương trình là S = R.
Nhận xét bài.
Cá nhân hs trả lời.
 * Chú ý 2 SGK.
V.4: Củng cố - Luyện tập (7 phút)
+ Mục đích: Củng cố các bước giải pt đưa được về dạng ax+b=0.
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk,bảng phụ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 10 SGK.
GV đưa đầu bài lên bảng phụ và yêu cầu hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt lại lời giải.
Hs quan sát và tìm hiểu đề bài.
Cá nhân hs trả lời, hs khác nhận xét bổ sung.
Bài 10
a) Chuyển - x sang vế trái và - 6 sang vế phải mà không đổi dấu. Kết quả đúng x = 3
b) Chuyển - 3 sang vế phải mà không đổi dấu. Kết quả đúng: t = 5
V.5: Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Nắm vững các bước giải phương trình và áp dụng một cách hợp lí.
- Bài tập 11, 12 a,b; 13, 14 SGK; 19, 20, 21 tr 5 SBT.
- Ôn lại quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
 V.6: Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 SGK, SGV, Thiết kế bài giảng toán 8.
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 44
Trường: Đoàn Thị Điểm
LUYỆN TẬP
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức:
- Củng cố phương pháp giải các phương trình mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa chúng về dạng ax + b = 0.
2/ Kĩ năng: 
- Luyện kĩ năng viết phương trình từ một bài toán có nội dung thực tế. Luyện kĩ năng giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
3/ Thái độ: 
- Rèn tính cẩn thận cho HS khi biến đổi phương trình .
II. CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG
C1 :Các qui tắc đề biến đổi phương trình ?Phát biểu các qui tắc đó
C2 : Các bước giải pt đưa được về dạng a x+b=0
III. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
Qua phần trả lời các câu hỏi của gv
Qua việc vận dụng giải các bài tập
Qua việc làm bài theo cá nhân, nhóm.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ.
- HS : Ôn tập hai quy tắc biến đổi phương trình, các bước giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
V.1 Ổn định lớp
V.2 Kiểm tra bài cũ (5 phút)
+ Mục đích: KT việc làm bài tập ở nhà của hs 
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa trò
HS1: Chữa bài 11(d) SGK/13 d) S = {- 6}
HS 2: Chữa bài 12 b SGK/13. b) S = 
- Yêu cầu HS nêu các bước tiến hành, giải thích việc áp dụng hai quy tắc biến đổi phương trình như thế nào.
- GV nhận xét, cho điểm.
2 hs lên bảng giải bài tập và nêu các bước giải các pt đó
Hs lớp quan sát – nhận xét
V.3 Bài mới
Hoạt động 1: Luyện kĩ năng viết phương trình từ
một bài toán cố nội dung thực tế(12 phút)
+ Mục đích: hs biết viết pt theo nội dung đã cho
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm.
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk, bảng phụ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bài 13 SGK/13.
GV đưa đầu bài lên bảng phụ.
Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện
Gv đề nghị hs sửa sai – yc hs nhận xét bài bạn
Bài 15 SGK/13.
- Trong bài này có những chuyển động nào?
- Trong toán chuyển động có những đại lượng nào? Liên hệ với nhau bởi công thức nào?
Bài 16 SGK/13
Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
? Từ hình vẽ em hiểu như thế nào 
? Phương trình biểu thị cân thăng bằng là gì
Bài 19 SGK/14 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài tập; mỗi nhóm làm 1 phần.
Đại diện 3 nhóm lần lượt lên trình bày.
Gv nhận xét , đánh giá sự hđ của các nhóm
Hs nghiên cứu trênbảng phụ
1 hs lên bảng giải bài
Bài 13
Bạn Hoà giải sai vì đã chia cả hai vế cho x, theo quy tắc chỉ được chia hai vế của phương trình cho cùng một số khác 0.
Hs sửa lại cho đúng
Sửa lại:
x (x + 2) = x (x + 3)
Û x2 + 2x = x2 + 3x
Û x2 + 2x - x2 - 3x = 0
Û - x = 0
Û x = 0.
Tập nghiệm của phương trình là S = {0}
Hs nhận xét bài làm của bạn
Hs nghiên cứu bài tập, suy nghĩ 
1 hs trả lời các câu hỏi của GV
1 hs ghi bảng theo các nội dung đó
Bài 15
Trong toán chuyển động có 3 đại lượng: vận tốc, thời gian, quãng đường.
Công thức liên hệ:
Quãng đường = vận tốc x thời gian.
Có phương trình:
32 (x + 1) = 48x.
Hs nhận xét phần trả lời của bạn
1 hs đọc đề bài- hs cả lớp theo dõi trong sgk
Hs cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bài 16
Phương trình biểu thị cân bằng là:
3x + 5 = 2x + 7
Hs hoạt động nhóm - Đại diện từng nhóm lên trình bày
Bài 19
a) (2x + 2). 9 = 144
x = 7 (m)
b) 6x + = 75
x = 10 (m)
c) 12x + 24 = 168
 x= 12 (m)
Các nhóm nhận xét bài nhau 
Hoạt động 2: Luyện kĩ năng giải phương trình (20 phút)
+ Mục đích: hs giải thành thạo các phương trình đưa được về dạng a x+b=0
+ Phương pháp : vấn đáp, thực hành
+ Phương tiện, tư liệu : Sgk
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 18 SGK/14.
Cả lớp làm bai tập.
Yêu cầu hai HS lên bảng trình bày.
Yêu cầu học sinh nhận xét, gv nhận xét và chốt lại vấn đề 
Hai hs lên bảng làm bài- hs cả lớp cùng làm
Bài 18
a) 
 (2) (3) (1) (6)
Û 
Û 2x - 6x - 3 = - 5x
Û - 4x + 5x = 3
Û x = 3
Tập nghiệm của phương trình S = {3}
Hs nhận xét bài bạn – nêu các bước giải phương trình đó
b) 
 (4) (10) (5) (5)
Û 
Û 8 + 4x - 10 x = 5 - 10x + 5
Û 4x - 10 x + 10 x = 10 - 8
Û 4x = 2
Û x = 
Tập nghiệm của phương trình là S = {}
Hs nhận xét bài bạn – nêu các bước giải phương trình đó
V.4 Củng cố (5 phút)
_ Gv khắc sâu hai quy tắc biến đổi phương trình 
- Các bước giải phương trình đưa về dạng a x + b = 0
V.5 Hướng dẫn về nhà(3 phút)
- Làm bài tập 17, 20 SGK.; bài 22 , 23(b), 24, 25 (c) tr 6 SBT.
- Ôn tập: Phân tích đa thức thành nhân tử.
 V.6 Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 SGK, SGV, thiết kế bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 8 tiet 42-44.doc