I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS hiểu khái niệm và phương pháp giải phương trình tích.
2. Kỹ năng: - Giải được phương trình tích đơn giản.
3. Thái độ: -Nhanh nhẹn, chính xác .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: SGK, phiếu học tập, thước thẳng.
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 8A2
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy phân tích P(x) = (x2 – 1) + (x + 1)(x – 2) thành nhân tử.
Tuần: 21 Tiết: 45 Ngày soạn: 12 / 01 / 2018 Ngày dạy: 15/ 01 / 2018 §4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu khái niệm và phương pháp giải phương trình tích. 2. Kỹ năng: - Giải được phương trình tích đơn giản. 3. Thái độ: -Nhanh nhẹn, chính xác . II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, thước thẳng. - HS: SGK, phiếu học tập, thước thẳng. III. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp:(1’) 8A2 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hãy phân tích P(x) = (x2 – 1) + (x + 1)(x – 2) thành nhân tử. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (10’) - GV: Nhắc lại tính chất của phép nhân các số. Từ đó, GV khẳng định lại tính chất đó với phép nhân các đa thức. - GV: Theo tc của phép nhân ta có a.b = 0. Để tích bằng 0 thì a = ?, b =? - GV: Hướng dẫn HS cách giải phương trình tích bằng cách áp dụng tính chất trên với PT (2x – 3)(x + 1) = 0. - GV: Từ đây ta giải hai PT 1) 2x – 3 = 0 2) x + 1 = 0 - GV: Phương trình có mấy nghiệm. - GV: Cho học sinh rút ra cách giải trường hợp tổng quát của phương trình tích. - HS: Chú ý theo dõi. - HS: a = 0 hoặc b = 0 - HS: 2x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0. - HS: Giải hai phương trình 1) 2x – 3 = 0 2x = 3 2) x + 1 = 0 x = – 1 - HS: PT có hai nghiệm - HS: Rút ra trường hợp tổng quát. 1. Phương trình tích và cách giải: VD1: Giải phương trình (2x – 3)(x + 1) = 0 Giải: (2x – 3)(x + 1) = 0 2x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0 Do đó, ta giải hai phương trình sau: 1) 2x – 3 = 0 2x = 3 2) x + 1 = 0 x = – 1 Vậy, phương trình đã cho có hai nghiệm: và x = – 1 Tập nghiệm của phương trình : Muốn giải phương trình tích: A(x).B(x) = 0 ta giải 2 phương trình A(x) = 0 và B(x) = 0 rồi lấy tất cả các nghiệm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 2: (10’) - GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước để đưa phương trình đã cho về dạng phương trình tích. - GV: Khi đưa được về dạng phương trình tích, GV yêu cầu HS giải hai phương trình thành phần và cho biết kết quả. - GV: Chốt lại các bước giải của VD 2 như trong SGK. Hoạt động 3: (10’) - GV: Cho HS suy nghĩ và lên bảng làm bài tập ?4. - GV: Với bài tập này, GV hướng dẫn HS cách giải quyết bài toan trong trường hợp đề bài ra là giải pt: x3 + 2x2 + x = 0 - HS: Chú ý theo dõi. - HS: Giải hai phương trình thành phần. - HS: Chú ý theo dõi và đọc nhận xét trong SGK. - HS: Một HS lên bảng, em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. - HS: Theo dõi. 2. Áp dụng: VD 2: Giải phương trình (x + 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x) Giải: (x + 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x) (x + 1)(x + 4) – (2 – x)(2 + x) = 0 x2 + x + 4x + 4 – 22 + x2 = 0 2x2 + 5x = 0 x(2x + 5) = 0 x = 0 hoặc 2x + 5 = 0 1) x = 0 2) 2x + 5 = 0 2x = – 5 x = – 2,5 Tập nghiệm của phương trình: Nhận xét: ?4: Giải ph.trình (x3 + x2) + (x2 + x) = 0 Giải: (x3 + x2) + (x2 + x) = 0 x2(x + 1) + x(x + 1) = 0 (x + 1)(x2 + x) = 0 x(x + 1)(x + 1) = 0 x(x + 1)2 = 0 x = 0 hoặc x + 1 = 0 1) x = 0 2) x + 1 = 0 x = – 1 Tập nghiệm của phương trình: 4. Củng cố: (8’) - GV cho HS lên bảng làm bài tập 21a, 22a. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải. - Làm các bài tập 22 còn lại và bài 23. 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: