I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
Sau bài học, học sinh
- Nhận biết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Quan sát phát hiện các hằng đẳng thức khó nhận biết để sử dụng hiệu quả các hằng đẳng thức đã học.
2) Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh :
- Biết viết 7 hằng đẳng thức theo 2 chiều, nhận dạng 7 hằng đẳng thức
- Biết vận dụng 7 hằng đẳng thức vào các dạng bài tập tính toán, rút gọn biểu thức, c/m đẳng thức, viết một đa thức thành dạng tích.
- Rèn kĩ năng trình bày bài tập.
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số Tiết theo PPCT: 8 Trường: Đoàn Thị Điểm LUYỆN TẬP Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Mobil: 0167 576 1898 I/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức: Sau bài học, học sinh - Nhận biết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. - Quan sát phát hiện các hằng đẳng thức khó nhận biết để sử dụng hiệu quả các hằng đẳng thức đã học. 2) Kĩ năng: Sau bài học, học sinh : - Biết viết 7 hằng đẳng thức theo 2 chiều, nhận dạng 7 hằng đẳng thức - Biết vận dụng 7 hằng đẳng thức vào các dạng bài tập tính toán, rút gọn biểu thức, c/m đẳng thức, viết một đa thức thành dạng tích... - Rèn kĩ năng trình bày bài tập. 3) Thái độ: Sau bài học - Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ - Rèn đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, chính xác và sáng tạo - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác - Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán 4) Tư duy: - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic - Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác - Rèn phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo -Rèn các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa. II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1. Hãy viết công thức và phát biểu bằng lời 7 hằng đẳng thức đáng nhớ? 2.Theo em vận dụng 7 hằng đẳng thức vào những dạng bài tập nào? 3.Khi làm dạng bài tập tính, tính nhanh, rút gọn biểu thức ta cần lưu ý điều gì? 4. Nêu phương pháp c/m đẳng thức? III/ ĐÁNH GIÁ + Phần kiểm tra bài cũ + Làm các bài tập trên lớp Hình thức đánh giá: Điểm miệng; kết quả bài làm IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phương tiện: SGK; SBT - Đồ dùng: Thước, phấn màu V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định lớp: 1 phút V.2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- chữa bài tập về nhà (8 phút) + Mục đích: HS nhắc lại kiến thức về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, chữa bài tập về nhà - Phương pháp: vấn đáp, trình bày - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -GV nêu yêu cầu: ? Viết và phát biểu 7 hằng đẳng thức đáng nhớ? ? Tính: a) ( 2 + xy) 2 b) ( 5 - x2 ) ( 5 + x2) -Nhận xét cho điểm ? Bài tập đã vận dụng kiến thức nào để làm? ? Đó là những hằng đẳng thức nào? GV: Như vậy 7 hằng đẳng thức có rất nhiều ứng dụng trong bài tập có thể tính nhanh biểu thức... HS: 2 em lên bảng thực hiện a) ( 2 + xy) 2 = 22 + 2.2.xy + (xy)2 = 4 + 4xy + x2y2 b) ( 5 - x2 ) ( 5 + x2) = 52 - (x2)2 = 25 - x4 V.3. Giảng bài mới Hoạt động 2: Củng cố dạng triển khai 7 hằng đẳng thức (10 phút) - Mục đích: Vận dụng 7 hằng đẳng thức vào dạng bài tập tính. - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -GV nêu yêu cầu: Bài 33: Tính Quan sát các biểu thức ?Em có nhận xét gì về các biểu thức? ? Ta có thể vận dụng hằng đẳng thức nào để tính? -Yêu cầu Hs lên bảng trình bày Dưới lớp mỗi tổ làm 1 phần -Nhận xét chéo về cách làm, trình bày GV: Chốt lại ứng dụng của 7 hđt vào bài tập tính - Các sai lầm HS dễ măc phải: thiếu dấu ngoặc, tính sai lũy thừa, không thuộc hđt... Bài 35: Tính nhanh Gv: Yêu cầu HS đọc đề bài Thảo luận đề ra cách giải quyết Gợi ý: quan sát số hạng tử, đặc biệt của từng hạng tử Tìm cách đưa về các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn - Đọc đề bài - Là bình phương của 1 hiệu Lập phương của 1 hiệu Tích của hiệu với bình phương thiếu của tổng 2 biểu thức - HS cá nhân trả lời: ( A-B)2; ( A+B)3; A3-B3; A3+B3 - Ghi bài vào vở b) d) e) f) HS: Trình bày a)342 + 662 +68.66 = 342 + 2.34.66 +662 =( 34 + 66)2 =1002 =10000 b) 742 + 242 - 48.74 = 742 - 2.74.24 + 242 =( 74 -24)2= 502 = 2500 Hoạt động 3: Vận dụng 7 hằng đẳng thức vào dạng bài tập rút gọn biểu thức (10 phút) - Mục đích: Vận dụng 7 hằng đẳng thức vào dạng bài tập rút gọn biểu thức - Phương pháp: vấn đáp, trình bày, luyện tập - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Yêu cầu HS đọc đề bài Ghi đề lên bảng ?Bài toán có mấy yêu cầu? ? Nhận xét phép tính trong bt? ? Để rút gọn bt này em làm ntn? ? Em có thể vận dụng hđt nào trong phép tính này? -Yêu cầu 1 em lên bảng thực hiện ? Để tính giá trị bt A em làm thế nào? C1: Thay trực tiếp rồi tính C2: Rút gọn Thay vào biểu thức rút gọn KL Lưu ý HS nên chọn C2 ? Nêu cách rút gọn: C1: Theo thứ tự dùng 2 hđt bình phương 1 tổng và hiệu C2: Dùng 1 hđt hiệu 2 bình phương - Đọc đề bài Bài 1: Cho biểu thức A = (x+y)(x2 –xy +y2) + (x-y)(x2 +xy +y2) 1. Rút gọn A 2.Tính giá trị của A khi x= -1, y=1999 -Gồm phép nhân và cộng các đa thức - Thực hiện phép nhân rồi thu gọn các hạng tử đồng dạng -Hiệu 2 lập phương và tổng hai lập phương HS: lên bảng thực hiện A = (x+y)(x2 –xy +y2) + (x-y)(x2 +xy +y2) = x3 + y3 + x3 - y3 = 2x3 Thay x = -1 vào biểu thức A ta được: A = 2.(-1)3 = -2 Vậy giá trị của bt A tại x=-1; y=1999 là -2 Bài 34( SGK/17) a) ( a+b)2 - ( a -b)2 HS: Về nhà trình bày Hoạt động 4: Củng cố 7 hđt - Vận dụng dạng bài tập c/m đẳng thức (10 phút) - Mục đích: Củng cố 7 hđt, tạo không khí thoải mái, tự tin. - Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Yêu cầu HS đọc đề bài GV: Sử dụng bảng nhóm cho hS hoạt động nhóm Chia lớp thành 4 nhóm Có thể thay các chữ cái cho các nhóm khác nhau ? Nêu phương pháp c/m đẳng thức? C1: BĐ vế trái C2: BĐ vế phải C3: BĐ cả 2 vế Thông thường ta chọn cách biến đổi vế phức tạp về đơn giản GV: Đây cũng là hđt về quan hệ giữa 2 hđt lập phương của 1 tổng và tổng hai lập phương Bài 37 ( SGK/T17) - Đọc đề bài HS hoạt động 4 nhóm rồi treo kết quả lên bảng HS tự nhận xét chấm chéo, cho điểm Bài 31( SGK/T16) C/m đẳng thức a) a3 + b3 = ( a + b)3 - 3ab( a + b) BĐ vế phải: ( a + b)3 - 3ab( a + b) = a3 + b3 + 3a2b + 3ab2- 3a2b -3ab2 = a3 + b3 Sau khi BĐ VP=VT Vậy đẳng thức được c/m V.4. Củng cố: 5 phút Hoạt động 5: Củng cố - Mục đích: Củng cố toàn bài - Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Hãy nhắc lại các hđt ? Các dạng bài tập vận dụng 7 hđt đã làm trong giờ học? GV: Lưu ý cho HS các lỗi thường mắc Trả lời các câu hỏi của GV V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2 phút) - Về nhà học thuộc 7 hđt - Xem lại cách giải các bài tập đã làm - Làm các bài tập còn lại SGK/T16,17Làm bài tập SBT - Soạn Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung VI. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. VII. Tài liệu tham khảo: - SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng
Tài liệu đính kèm: