Giáo án Đại số lớp 6 - Tiết 22 đến tiết 27

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

 Kĩ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3, cho 9.

 Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.

• HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.

 

doc 17 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 6 - Tiết 22 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	
Tiết PPCT: 22	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
Bài 12: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Kĩ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3, cho 9.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Thực hiện phép chia để xem trong các số sau số nào chia hết cho 9?
1242; 3574; 234
GV: Vậy làm như thế nào để biết được một số có chia hết cho 9 hay không cô cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay.
GV: Cho VD: Số 234 9 
Ta có thể viết số 234 = ?
100 ta có thể viết thành tổng của một số chia hết cho 9 với số nào nữa.
Tương tự 10 = ?
234 = ?
GV: hướng dẫn HS phân tích
 Ngoặc 1 có 9 ?
Ngoặc 2 có 9 ?
GV: Tổng trong ngoặc 2 có gì đặc biệt?
GV: Vậy mọi số tự nhiên ta có thể viết dưới dạng nào?
GV: Cho VD: Áp dụng nhận xét trên hãy viết số 2340 dưới dạng tổng của các số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số của nó.
2340 ? 9
GV: Vậy số như thế nào thì chia hết cho 9?
Tương tự số 5467 = ?
5467 ? 9
GV: Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 9
GV: Phát biểu tổng quát.
GV: Cho HS làm ?1sgk. 
GV: Cho HS áp dụng nhận xét mở đầu hãy viết số 3525 dưới dạng tổng của các số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số của nó.
GV: Số này có chia hết cho 9?
GV: Nhưng nó như thế nào với 3? 
GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 3?
GV: Vậy xét xem số 4372 3?
GV: Vậy những số nào không chia hết cho 3?
GV: Phát biểu tổng quát.
GV: Cho HS làm ?2 sgk
GV: Nhận xét.
HS: 1242 : 9 = 138
3574 : 9 = 397 dư 1
234 : 9 = 26
Vậy số 1242 và số 234 chia hết cho 9.
= 2 . 100 + 3 . 10 + 4
= 99 + 1
= 9 + 1
234 = 2.100 + 3 . 10 + 4
 = 2.(99+1) + 3.(9+1)+4
=2.11.9+ 2.1+3.9+3.1+4
=(2.11.9+3.9) (2+3+4)
HS: Tổng các chữ số của số 234 
HS: Tổng của các số chia hết cho 9 và tổng của các chữ số của nó.
HS: 
2340 =(2+3+4+0) + (số chia hết cho 9)
 = 9 + (số chia hết cho 9)
 2340 9
HS:Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
= (5+4+6+7)+(số 9)
= 22 + ( số 9)
 5467 9 
HS: Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
HS: Phát biểu.
HS:Thực hiện
HS: Thực hiện.
3525 = (3+5+2+5) 
+ ( Số9) = 15 + ( Số 9)
HS: Không 
HS: Chia hết cho 3
HS: Nêu kết luận 1.
HS: Thực hiện.
4372 =(4+3+7+2)
+(Số 9) = 16 + ( Số 3)
Þ 4372 không chia hết cho 3
HS: Nêu kết luận 2.
HS: Nêu tổng quát.
HS: Thực hiện.
HS: Nhận xét.
1.Nhận xét mở đầu:
VD1: 
234= 2 . 100 + 3 . 10 + 4
 = 2.(99+1) + 3.(9+1) + 4
 = 2.11.9 + 2.1 +3.9+3.1+4
 = (2.11.9+3.9) +(2+3+4)
Nhận xét:
Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9.
2. Dấu hiệu chia hết cho 9
VD
5467 = (5+4+6+7)+(số 9)
 = 22 + ( số 9)
 5467 9 
Kết luận 1:
Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
Kết luận 2:
Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
Tổng quát:
 Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.
?1sgk. 
Các số chia hết cho 9 là: 621; 6354.
Các số không chia hết cho 9 là: 1205; 1327.
3. Dấu hiệu chia hết cho 3:
VD1:
3525 = (3+5+2+5)+( Số 9)
 = 15 + ( Số 9)
 = 15 + ( Số 3)
3525 3
VD2: 
4372 =(4+3+7+2)+(Số 9)
 = 16 + ( Số 3)
Kết luận 1:
Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Kết luận 2:
Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Tổng quát: 
?2 sgk. 
Ta có thể điền * = 2, 5, 8
Được số: 1572, 1575, 1578 chia hết cho 3
4. Củng cố bài giảng: 
BT 101/41 SGK:
Số chia hết cho 3 là: 1347; 6534; 93258.
Số chia hết cho 9 là: 6534; 93258.
BT 103/41 SGK:
a) (1251+5316) 3 và 9
b) (5436+1324) 3 và 9
c) (1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 +27)3 và9
BT 104/42 SGK:
a) 5*8 3 5 + * + 83 13 + * 3
*
b) 
c) 435; d) 9810
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Làm các bài tập trong phần Luyện tập.
Tiết sau Luyện tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 8	
Tiết PPCT: 23	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Học sinh được củng cố, khắc sâu các kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. Chữa BT 103 a) sgk.
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho HS làm BT 106/42 SGK. 
GV: Yêu cầu HS trả lời tại chỗ.
GV: Cho HS làm BT 107/42 SGK.
GV: Cho học sinh trả lời tại chỗ, và vì sao?
GV: Cho HS làm BT 108/42 SGK.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 109/42 SGK.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS thảo luận nhóm
GV: Cho đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Các em có nhận xét gì về số dư r và d?
GV: Nếu r ≠ d thì phép nhân làm sai.
 Nếu r = d thì phép nhân làm đúng.
HS: Thực hiện tại chỗ.
HS: 4 HS thực hiện.
HS: 4 HS lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét
HS: Trả lời tại chỗ.
HS: Nhận xét.
HS: Thảo luận nhóm.
HS: Đại diện nhóm lên trình bày.
HS: Nhận xét.
HS: Hai số dư bằng nhau. 
BT 106/42 SGK. 
a) Số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 3 là: 100023 
b) Số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 9 là: 10008 9
BT 107/42 SGK.
 a. Đ b. S c. Đ d. Đ 
BT 108/42 SGK.
1546 : 9 dư 7; 1546 : 3 dư 1
1527 : 9 dư 6; 1527 : 3 dư 0
2468 : 9 dư 2; 2468 : 3 dư 2
1011 : 9 dư 2; 1011 : 3 dư 1
BT 109/42 SGK: Tìm số dư m trong các phép chia sau cho 9:
a
16
213
827
468
m
7
6
8
0
BT 110/42 SGK:
a
78
64
72
b
47
59
21
c
3666
3776
1512
m
6
1
0
n
2
5
2
r
3
5
0
d
3
5
0
Số dư khi chia tích của hai số cho 9 bằng số dư khi chia tích hai số dư cho 9 ( r = d).
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong luyện tập.
KIỂM TRA 10’
Không thực hiện phép tính hãy tìm số dư trong các phép chia sau? ( 4đ)
 a. 2034 : 9 ; b. 3247 : 3 ; c. 1238 : 5 ; d. 2357 : 2
2. Dùng ba trong năm chữ số 4, 5, 8, 0, 1 để viết thành số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3.(6đ)
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 13: Ước và bội.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 8	
Tiết PPCT: 24	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
Bài 13: ƯỚC VÀ BỘI
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
Kĩ năng: Biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản. HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác, cẩn thận khi tìm ước và bội.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
Trong các số 123, 425, 267 số nào chia hết cho 3?
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Các số: 123; 267 chia hết cho 3. Khi đó 123 và 267 gọi là các bội của 3 hay còn nói 3 là ước của 123 và 267
GV: Vậy khi nào a gọi là bội của b? hoặc khi nào thì b gọi là ước của a?
GV: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
GV: Cho HS làm ?.1 sgk.
GV: Cho HS trả lời tại chỗ. 
GV: Vậy làm thế nào để tìm ước và bội của một số?
Vd: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7? 
GV: Làm cách nào để tìm bội của 7 nhanh nhất?
Khi đó tập hợp các bội của 7 kí hiệu là B(7)
GV: Yêu cầu tìm các bội nhỏ hơn 30 của 3. 
GV: Cho HS làm ?2.sgk 
GV: Vậy để tìm các bội của một số ta làm như thế nào?
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm (3’)
 8 chia hết cho các số nào?
GV: Vậy để tìm ước số a ta làm như thế nào?
GV: Cho HS làm ?3 sgk.
GV: Cho học sinh trả lời ?.4 sgk tại chỗ.
HS: Khi a chia hết cho b.
HS: Trả lời.
18 là bội của 3 và không là bội của 4.
4 là ước của 12 và không là ước của 15
HS: 0, 7, 14, 21, 28.
HS: Lấy 7 nhân lần lượt với 0, 1, 2, 3, 4 ta được các bội
HS: Các bội nhỏ hơn 30 của 3 là: 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27
Lần lượt nhân số đó với 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 
HS: Thực hiện.
Các bội của nhỏ hơn 40 của 8 là: 0, 8, 16, 24, 32
HS: Lần lượt nhân số đó với 0, 1, 2, 3, 4
HS: Lấy a chia lần lượt các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, ..xem a chia hết cho số nào thì các số đó là ước của a.
HS: Thực hiện.
HS: Thực hiện.
1. Ước và bội:
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
?.1 sgk 
18 là bội của 3 và không là bội của 4.
4 là ước của 12 và không là ước của 15
2. Cách tìm ước và bội
Tập hợp các ước của a là Ư(a), tập hợp các bội của a là B(a)
VD1: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 3.
Là: 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27
*Ta có thể tìm các bội của một số bằng các nhân lần lượt số đó với 0, 1, 2, 3,
?2.sgk 
Các bội của nhỏ hơn 40 của 8 là: 0, 8, 16, 24, 32
VD2:
 Ư(8) = {1, 2, 4, 8}
* Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chi hết 
cho số nào thì, khi đó các số ấy là ước của a. 
?3 sgk
Tìm tập hợp Ư(12)
Ta có: 
 Ư(12) = {1, 2, 3, 4, 6, 12}
?.4 sgk
+ Các ước của 1 là 1.
+ Bội của 1 là 0, 1, 2, 3, 
4. Củng cố bài giảng: 
BT 111/44 SGK;
Các bội của 4 là 8 và 20
B(4) = {4a | aN, a< 8 }
B(4) = {4a | aN }
BT 112/44 SGK:
Ư(4)={1; 2; 4}; Ư(6)={1; 2; 3; 6}; Ư(9)={1; 3; 9}; Ư(13)={1; 13}; Ư(1)={1}
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
	Ký duyệt TTCM
Tuần: 9	
Tiết PPCT: 25	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
Bài 14: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
Kĩ năng: Biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác, cẩn thận khi làm các bài tập.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
	Điền vào ô trống sau:
Số a
2
3
4
5
6
7
Ước 
- Có nhận xét gì về các ước của 2, 3, 5, 7?
- Các ước của 4, 6?
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Dựa vào kết quả kiểm tra bài cũ đặt câu hỏi:
Mỗi số 2, 3, 5 có bao nhiêu ước?
Mỗi số 4, 6 có bao nhiêu ước?
GV: Khi đó các số 2, 3, 5, 7 gọi là các số nguyên tố các số 4, 6 gọi là hợp số.
GV: Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số?
GV: Cho vài HS nhắc lại.
GV: Cho HS làm ? sgk
GV: Vậy số 0 và số 1 có phải là số nguyên tố không? có phải là hợp số không?
GV: Giới thiệu số 0 và số 1 là hai số đặc biệt.
GV: Em hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10.
GV: Chúng ta hãy xét xem có những số nguyên tố nào nhỏ hơn 100.
GV: Tại sao trong bảng không có số 0 và số 1?
GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố. Em hãy cho biết trong dòng đầu có các số nguyên tố nào?
GV: Hướng dẫn học sinh bắt đầu từ số nguyên tố dầu tiên: Số 2 và gạch bỏ các bội của 2 lần lượt cho tới số nguyên tố 7 thì còn lại là các số nguyên tố nhỏ hơn 100
Vậy các số nguyên tố nhỏ hơn 100 là những số nào?
GV: Có số nguyên tố nào là số chẵn? Đó là số nguyên tố chẵn duy nhất.
GV: Trong bảng này các số nguyên tố lớn hơn 5 có tận cùng bởi các chữ số nào?
GV: Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị?
1 đơn vị?
GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách.
HS: 
- Mỗi số có hai ước là 1 và chính nó.
- Mỗi số có nhiều hơn 2 ước.
HS: Đọc định nghĩa.
HS: Nhắc lại.
HS: Thực hiện.
HS: Không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
HS: 2, 3, 5, 7.
HS: Lắng nghe.
HS: Vì chúng không là số nguyên tố.
HS: 2, 3, 5, 7.
HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 33, 37, 39, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97.
HS: Số 2.
HS: 1; 3; 5; 7
HS: 3 và 5; 5 và 7; 11 và 13;
2 và 3.
1. Số nguyên tố. Hợp số:
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số tự nhiênlớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. 
? sgk
*7 là số nguyên tố vì 7 chỉ có ước là 1 và 7.
* 8 và 9 là hợp số vì 8 và 9 có nhiều hơn hai ước.
Chú ý: Sgk
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100:
Bước 1: Giữ lại số 2 gạch bỏ các bội của 2 mà lớn hơn 2
Bước 2: Giữ lại số 3 gạch bỏ các bội của 3 mà lớn hơn 3
Bước 3: Giữ lại số 5 gạch bỏ các bội của 5 mà lớn hơn 5
Bước 4: Giữ lại số 7 gạch bỏ các bội của 7 mà lớn hơn 7
*Vậy các số nguyên tố nhỏ hơn 100 là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 33, 37, 39, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97.
Chú ý: Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.
4. Củng cố bài giảng: 
Câu hỏi củng cố:
Có số nguyên tố nào là số chẵn không ?
Các số nguyên tố lớn hơn 5 tận cùng có thể là các chữ số nào ?
Tìm các số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị?
Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị?
BT 117/47 SGK:
Số nguyên tố là: 131; 647
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Làm các BT trong phần Luyện tập.
Tiết sau luyện tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 9	
Tiết PPCT: 26	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
Kĩ năng: Biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số dựa vào các kiến thức về chia hết đã học. Vận dụng hợp lí các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài toán thực tế.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác, cẩn thận khi làm các bài tập.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
Định nghĩa số nguyên tố. Hợp số.
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Cho HS lên làm BT 120/47 SGK.
GV: Các số nguyên tố có hai chữ số và chữ số đầu tiên là 5?
Thay * = ? để là số nguyên tố?
Tương tự?
GV: Cho HS làm BT 121/47 SGK.
3 là số gì? 3 . k là số nguyên tố thì k = ?
7 là số nguyên tố 7. k là số nguyên tố khi k = ?
GV: Cho HS làm BT 122/47 SGK.
GV: Cho HS thảo luận nhóm BT 123/48 SGK.
GV: Cho HS làm BT 124/48 SGK.
a là số có đúng 1 ước Þa=?
blà hợp số lẻ nhất Þb=?
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c≠1 Þc=?
D là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất Þd=?
GV: Cho một học sinh lên thực hiện còn lại làm tại chỗ. 
GV: Để 6 ( x – 1) thì x – 1 phải là gì của 6 ?
x = ?
GV: Để 14(2.x+3) thì 2.x+3 phải là gì của 14 ?
Mà ước của 14 là các số nào ?
2 . x + 3 = 1 ?
 2 . x + 3 = 2 ?
x = ?
 2 . x + 3 = 14? Vì sao?
HS: Thực hiện.
HS: Có 2 số. 
Thay * = 3 , 9 
Thay * = 7
HS: Số nguyên tố.
 k = 1
k =1
HS: Thực hiện tại chỗ.
Đúng 
Đúng 
Sai 
Sai
HS: Thảo luận nhóm, trình bày và nhận xét. 
HS: Thực hiện.
a=1
b=9
c=0
d=3
HS: Là các số:
12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96
HS: Là ước của 6 
x= 2, 3, 4, 7 
HS: Là ước của 14
HS: 
1, 2, 7, 14
không 
không 
= 2
vì 2.x là số chẵn cộng với 3 là số lẻ. 
BT 120/47 SGK: 
Vì là số nguyên tố. 
Thay * = 3, 9 ta được số 53, 59 là số nguyên tố. 
Vì là số nguyên tố 
Thay * = 7 ta được số 97 là số nguyên tố. 
BT 121/47 SGK:
a) Vì 3 là số nguyên tố nên để 
 3 . k là số nguyên tố thì k = 1
b) Vì 7 là số nguyên tố nên để 
 7 . k là số nguyên tố thì k = 1
BT 122/47 SGK:
Đúng 
Đúng 
Sai 
Sai 
BT 123/48 SGK:
a
29
67
49
127
173
253
p
2,3,
5
2,3,
5,7
2,3,
5,7
2,3,
5,7,
11
2,3,
5,7,
11,
13
2,3,
5,7,
11,
13
BT 124/48 SGK:
Máy bay có động cơ ra đời năm 
a là số có đúng 1 ước Þa=1
blà hợp số lẻ nhất Þb=9
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c≠1 Þc=0
D là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất Þd=3
Vậy: 
Năm 1903 là năm chiếc máy bay động cơ ra đời.
Bài tập ôn tập
Bài 1: Tìm tất cả các số có hai chữ số là bội của 12
Ta có: Các bội của 12 có hai chữ số là: 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96
Bài 2: Tìm các số tự nhiên x sao cho 
a) 6 ( x – 1) 
Để 6 ( x – 1) thì x – 1 phải là ước của 6 
x – 1 = 1 => x = 2
 x – 1 = 2 => x = 3
 x – 1 = 3 => x = 4
 x – 1 = 6 => x = 7
Vậy x = 2, 3, 4, 7
b)14 ( 2 . x + 3)
Để 14 ( 2 . x + 3) thì 2 . x + 3 phải là ước của 14
 2 . x + 3 = 7
 2 . x = 7 – 3 
 2 . x = 4
 x = 2 
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong luyện tập.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Xem bài mới: Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 9	
Tiết PPCT: 27	 	
Ngày dạy: 6A1:././ 
	 6A2:././ 
Bài 15: PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Kĩ năng: Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích. Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác, cẩn thận khi làm các bài tập.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Sgk, giáo án, bảng phụ ghi đề các bài tập.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
 C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định: 
 Kiểm diện 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
Định nghĩa số nguyên tố. Hợp số.
 3. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Đặt vấn đề: Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố? Ta xét bài học này. 
GV: Ta có thể viết số 300 dưới dạng tích của 2 thừa số lớn hơn 1 hay không?
GV: Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV viết dưới dạng sơ đồ cây như SGK.
GV: Với mỗi thừa số trên, có viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không? Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi thừa số không thể viết dưới dạng 1 tích 2 thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại. Phần này GV để HS làm tiếp.
GV: Theo phân tích ở hình 23 sgk em có 300 bằng các tích nào?
 + Ở hình 24 sgk.
 + Ở hình 25 sgk.
Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố.
Ta nói rằng 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố.
GV: Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì? 
GV: Trở lại 3 hình vẽ:
+ Tại sao lại không phân tích tiếp 2, 3, 5?
+ Tại sao 6, 50, 100, 10, 25, 4 lại phân tích tiếp được?
GV: Nêu chú ý.
GV: Trong thực tế ta thường phân tích thừa số nguyên tố theo cột dọc.
GV: Hướng dẫn HS cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc. 
Lưu ý: 
Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên từ nhỏ đến lớn: 2, 3, 5, 7, 11.
Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 đã học.
Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương viết bên trái cột.
GV: Hướng dẫn HS viết gọn bằng lũy thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
GV: Trở lại với việc phân tích 300 ra thừa số nguyên tố bằng sơ đồ cây và cho HS nhận xét các kết quả?
GV: Cho HS làm ? sgk
HS: Chú ý theo dõi.
HS: 300 = 6 . 50
Hoặc 300 = 3 . 100
Hoặc 300 = 2 . 150
HS: Thực hiện tiếp.
300=6.50=2.3.2.25=2.3.2.5.5
300=3.100=3.10.10=3.2.5.2.5
300=3.100=3.4.25=3.2.2.5.5
HS: Là viết số đó dưới dạng tích của các thừa số nguyên tố.
HS: Số nguyên tố phân tích ra là chính số đó.
HS: Vì đó là hợp số.
HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
HS: Thực hiện theo.
HS: Các kết quả giống nhau.
HS: Thực hiện.
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích của các thừa số nguyên tố 
VD: 
300=6.50=2.3.2.25= 2.3.2.5.5
300=3.100=3.10.10=3.2.5.2.5
300=3.100=3.4.25=3.2.2.5.5
Chú ý:
* Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính số đó .
* Mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.
2.Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố 
VD: 
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
Do đó 300 = 2 . 2 . 3 . 5 . 5
Hay 300=22.3.52
Nhận xét: SGK
? sgk
Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố. 
420
210
105
35
7
1
2
2
3
5
7
Vậy: 420=22.3.5.7 
4. Củng cố bài giảng: 
BT 125/50 SGK:
a) 60 = 22.3.5
b) 84 = 22.3.7
c) 285 = 3.5.19
d) 1035 = 32.5.23
e) 400 = 24.52
g) 1 000 000 = 26.56
BT 127/50 SGK:
a) 225 = 32.52, chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5.
b) 1800 = 23.32.52, chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5.
c) 1050 = 2.3.52.7, chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5, 7.
d) 3060 = 22.32.5.17, chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5, 17.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm các BT còn lại trong SGK.
Tiết sau Luyện tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
	Ký duyệt TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 22 - 27 (tuan 8 - 9).doc