Giáo án Đại số lớp 8 - Tiết 19: Ôn tập chương I

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- HS được củng cố và khắc sâu các qui tắc: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.

- Được củng cố về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.

2) Kỹ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính để rút gọn, tính giá trị biểu thức.

- Rèn kĩ năng nhận biết hằng đẳng thức, vận dụng hằng đẳng thức.

- Rèn HS kĩ năng trình bày.

3) Thái độ

- HS có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Nhận biết được những ứng dụng của toán học và yêu thích môn Toán.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 8 - Tiết 19: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 19
Trường: Đoàn Thị Điểm
ÔN TẬP CHƯƠNG I
( TIẾT 1)
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
Kiến thức
- HS được củng cố và khắc sâu các qui tắc: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.
- Được củng cố về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. 
Kỹ năng
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính để rút gọn, tính giá trị biểu thức.
- Rèn kĩ năng nhận biết hằng đẳng thức, vận dụng hằng đẳng thức.
- Rèn HS kĩ năng trình bày.
Thái độ
- HS có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được những ứng dụng của toán học và yêu thích môn Toán.
Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, khái quát.
- Rèn tư duy linh hoạt, độc lập.
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG
1) Hãy phân loại chủ đề kiến thức mà chương I các em đã được học.
2) Phát biểu các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, viết dạng TQ.
3) Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B. Phát biểu qui tắc chia đơn thức A cho đơn thức B (T/h A chia hết cho B).
4) Khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B. Phát biểu qui tắc chia đa thức A cho đơn thức B (T/h đa thức A chia hết cho đơn thức B).
5) Khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B.
III/ ĐÁNH GIÁ
- Thông qua kiểm tra miệng, đối thoại giữa GV và HS, thông qua kiểm tra việc vận dụng của HS.
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS: Hệ thống kiến thức chương I bằng sơ đồ tư duy.
GV: Máy chiếu, SGK,SBT.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 V.1. Ổn định lớp: 1 phút
 V.2. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ trong giờ ôn tập.
 V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1:
Ôn tập lý thuyết (13 phút)
- Mục đích: HS hệ thống được các kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu, sơ đồ tư duy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy phân loại chủ đề kiến thức mà chương I các em đã được học.
- Gv chiếu dần sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức lên màn hình.
- GV khẳng đinh: Tiết học này chúng ta ôn tập về các phép tính nhân, chia đa thức và 7 hđt đáng nhớ. Chủ đề phân tích đa thức thành nhân tử giờ sau ôn tiếp.
- Gv y/c hai HS lên bảng viết dạng TQ của phép nhân đa thức với đơn thức, đa thức với đa thức, dạng TQ của 7 hđt đáng nhớ. 
- Một HS dưới lớp nhắc lại qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đơn thức.
? Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B. Phát biểu qui tắc chia đơn thức A cho đơn thức B (T/h A chia hết cho B).
? Khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B. Phát biểu qui tắc chia đa thức A cho đơn thức B (T/h đa thức A chia hết cho đơn thức B).
? Khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B.
? Các kiến thức trên thường được vận dụng vào những dạng BT nào.
HS liệt kê: 
+ Phép nhân: Đa thức với đơn thức; đa thức với đa thức.
+ Phép chia: Đơn thức cho đơn thức; đa thức cho đơn thức; đa thức cho đa thức.
+ Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
+ Phân tích đa thức thành nhân tử.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
HS lần lượt nhắc lại.
- HS: Vận dụng vào các dạng BT thực hiện phép tính, rút gộn, tính giá trị bt, c/m đẳng thức, ...
Hoạt động 2:
Luyện tập (27 phút)
- Mục đích: Luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học giải các dạng BT thực hiện phép tính, rút gọn tính giá trị bt, c/m bất đẳng thức.
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Dạng 1: Thực hiện phép tính (8 phút)
GV y/c học sinh làm BT 1: 
Thực hiện phép tính.
a) 
b) (2x2-3x)(5x2-2x+1)
c) ( 6x3-7x2 - x+2) : ( 2x+1) 
- Câu b HS làm theo cách 1, cách 2 GV chiếu lên màn hình để HS theo dõi và nhớ lại các bước làm.
- Qua câu c GV cần lưu ý với HS: Với đa thức một biến ngoài cách đặt tính thực hiện phép chia như trên.
Đặc biệt: trong t/h đa thức một biến hoặc nhiều biến đối với phép chia hết ta có thể làm theo cách khác: Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử trong đó có nhân tử bằng đúng đa thức chia và dựa vào đ/n phép chia hết ta xác định được thương.
Dạng 2: Rút gọn, tính giá trị biểu thức 
(13 phút)
- Gv y/c HS làm BT 77 (SGK): Tính nhanh
a) M = x2 + 4y2 – 4xy tại x = 18; y= 4
b)N=8x3-12x2y+6xy2-y3 tại x=6; y=-8
? Làm thế nào tính nhanh được giá trị bt trên.
? Rút gọn bt trên bằng cách nào.
- Gv y/c hai HS lên bảng làm bài, mỗi Hs làm một câu. HS dưới lớp cùng làm vào vở (nửa lớp làm câu a , nửa lớp làm câu b).
- Gv tổ chức cả lớp chữa bài.
Gv y/c HS làm tiếp BT 78 (SGK/33)
Rút gọn các biểu thức.
a) (x+2) (x – 2) – (x – 3) (x +1)
b) (2x + 1)2 + (3x – 1)2 + 2(2x +1) (3x – 1)
? Quan sát biểu thức và nêu các cách rút gọn bt trên.
? Theo em thực hiện theo cách nào hợp lý hơn.
- GV chốt: Có những T/h đặc biệt vận dụng hđt ta có thể viết ngay được kết quả của phép nhân đa thức với đa thức, hoặc có thể viết một đa thức về dạng tích.
- GV y/c Hs độc lập làm phần a, còn phần b Hs trình bày miệng GV ghi đáp án lên bảng.
Dạng 3: C/m bất đẳng thức. (6 phút)
- GV y/c HS làm bài 82/a.
Chứng minh : 
x2-2xy+y2+1 > 0 " x, y Î R
- Gv đưa ra phương pháp giải dạng BT trên :
+ Biến đổi đa thức đã cho về dạng bình phương một tổng (hoặc một hiệu) cộng với một hằng số dương.
? Theo định hướng trên nêu cách biến đối đa thức đã cho.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày lời giải.
Có x2- 2xy+y2+1 = (x2- 2xy+y2)+1
 = (x-y)2+1
Vì (x-y)2≥ 0 " x,y Î R
Þ (x-y)2 + 1 ≥ 1 " x,y Î R
Þ (x-y)2 + 1 > 0 " x,y Î R
Vậy x2-2xy+y2+1 > 0 " x, y Î R
? Có thể đặt câu hỏi để phát triển bài toán trên như thế nào và nêu hướng giải.
- Ba HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một câu. HS dưới lớp cùng thực hiện vào vở.
a) xy(2x2y - 3xy + y2)
= x3y2 - 2x2y2 + xy3
b) (2x2-3x)(5x2-2x+1)
Cách 1: 
 (2x2-3x)(5x2-2x+1)
= 10x4 – 4x3 + 2x2 – 15x3 + 6x2 – 3x
= 10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x
Cách 2:
x
 5x2-2x+1
 2x2-3x
+
 10x4- 4x3+2x2
 -15x3+6x2-3x
 10x4-19x3+8x2-3x
c) 
 6x3-7x2 - x+2 2x+1
 6x3+3x2 
 -10x2 -x+2 3x2-5x+2
 -10x2-5x 
 4x+2
 4x+2
 0
Vậy ( 6x3-7x2 - x+2) : ( 2x+1) = 3x2-5x+2 
HS: Rút gọn biểu thức, thay số rồi thực hiện phép tính.
HS: Vận dụng hđt để viết gọn bt.
HS 1 làm câu a.
Ta có M = x2 + 4y2 – 4xy = ( x – 2y)2
Thay x = 18; y= 4 vào biểu thức
 ( x – 2y)2 ta được:
M = ( 18 – 2.4) = 102 = 100
HS 2 làm câu b.
Ta có: N = 8x3-12x2y+6xy2-y3= (2x-y)3
Thay x=6; y =-8 vào biểu thức (2x-y)3
ta được N =[2.6 –(-8)]3 = 203 = 800
- HS nêu phương án rút gọn: Có hai cách.
- Một Hs lên bảng làm phần a, Hs dưới lớp cùng làm vào vở.
- HS: Nhóm 3 hạng tử đầu với nhau, nhóm đó có dạng hđt bình phương của một hiệu.
- Hs: Tìm GTNN của biểu thức trên.
Hướng giải: Biến đổi thành và khẳng định được: (x-y)2 + 1 ≥ 1 " x,y Î R
 KL: GTNN của biểu thức là 1
 khi x – y = 0 hay x = y.
	V.4. Củng cố: (2 phút)
- GV hệ thống lại những dạng BT đã luyện trong giờ ôn tập, lưu ý một số kĩ năng vận dụng giải các BT đó.
	V.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2 phút) 
- Ôn tập lại các kiến thức đã hệ thống, xem lại cá dạng BT đã luyện.
- Ôn lại các pp phân tích đa thức thành nhân tử.
- Làm BT: 75/a; 76/b; 80/b,c;82/b 
 BT: 79,81,83 (SGK)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VII. Tài liệu tham khảo:
- SGK, SGV, SBT, Sách thiết kế bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 8 tiet 19.doc