Giáo án Đại số và giải tích 11 - Tiết 20 đến tiết 36

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- HS nắm được định nghĩa quy tắc cộng.

2. Về kỹ năng:

- Thành thạo kỹ năng sử dụng quy tắc đếm.

- Tính chính xác số phần tử mỗi tập hợp được sắp xếp theo quy luật nào đó.

3. Về tư duy, thái độ:

- Thái độ cẩn thận, chính xác.

- Phân biệt được hai quy tắc đếm.

- Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgíc và sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy, phấn màu và đồ dùng có liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học:

 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.

 

doc 40 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số và giải tích 11 - Tiết 20 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- CHỈNH HỢP - TỔ HỢP (tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được
- Định nghĩa, cách tính số tổ hợp và tính chất của tổ hợp.
2. Về kỹ năng:
- Thành thạo kỹ năng tính số các tổ hợp của một tập hợp.
- Phân biệt sừ giống và khác nhau giữa tỏ chợp, chỉnh hợp và hoán vị.
- Nhận dạng được các bài toán tính toán thông qua số tổ hợp của một tập hợp.
3. Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Thấy được mối liên hệ với thực tiến của toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng phụ.
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’)
* Câu hỏi: - Định nghĩa chỉnh hợp, công thức tính số chỉnh hợp.
 - Làm bài tập 3 SGK trang 54.
* Đáp án: - Định nghĩa chỉnh hợp: HS nêu
Số cách cắm ba bông hoa vào ba lọ đã cho là số chỉnh hợp chập ba của 7 phần tử: = 7.6.5 = 210 cách
2. Dạy bài mới:
 	Hoạt động 1: Định nghĩa tổ hợp (10’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
GV tổ chức HS thực hiện ví dụ theo nhóm: 
Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
GV dẫn dắt HS tới định nghĩa tổ hợp chập k của n phần tử và cho HS phát biểu ĐN.
- Các phần tử trong một tỏ hợp có thứ tự sắp xếp không?
ĐA: Không có thứ tự sắp xếp
- Hai tổ hợp trùng nhau khi nào?
ĐA: Khi các phần tử của chúng giống nhau
GV chú ý cho HS. 
III. Tổ hợp.
1. Định nghĩa:
VD: Trên mặt phẳng cho 4 điểm A, B, C, D sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng.
a, Liệt kê các tam giác mà các đỉnh của nó thuộc tập điểm đã cho
b, Liệt kê tất cả các đoạn thẳng mà hai điểm đầu mút của nó thuộc tập điểm đã cho.
Giải:
a) Các tam giác: ABC, ABD, ACD, BCD
b)Các đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, BD, CD
* Định nghĩa: SGK
* Chú ý: Tổ hợp chập 0 của n phần tử là một tập rỗng
	Hoạt động 2: Củng cố định nghĩa (5’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
GV tổ chức theo nhóm cho HS thực hiện HĐ4: Cho tập . Hãy liệt kê các tổ hợp chập 3, chập 4 của 5 phần tử của A
GV Hướng dẫn HS cách liệt kê nhanh
- các tổ hợp chập 3 của 5 phần tử:
- Các tổ hợp chập 3 của 5 phần tử:
 	Hoạt động 3: Số các tổ hợp (5’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
GV cho HS ghi nhận cách tính số các tổ hợp thông qua định lý:
GV cho HS nhận xét mối quan hệ giữa tổ hợp và chỉnh hợp
2. Số các tổ hợp:
* Định lí:
Chú ý: Từ một chỉnh hợp chập k của n phần tử có thể tạo ra k! tổ hợp chập k của n phần tử.
 	Hoạt động 4: Củng cố cách tính số tổ hợp chập k của n phần tử (7’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
Tổ chức cho HS thực hiện VD6: Một tổ có 10 người gồm 6 nam và 4 nữ. Cần lập một đoàn đại biểu gồm 5 người. Hỏi
Có tất cả có bao nhiêu cách lập
Có tất cả có bao nhiêu cách lập đoàn đại biểu trong đó có 3 nam và 2 nữ
GV tổ chức cho HS thực hiện HĐ 5: Có 16 đội bóng đá tham gia thi đấu. Hỏi phải tổ chức bao nhiêu trận đấu sao cho hai đội bất kỳ đều gặp nhau đúng một lần
VD:
a) Số cách lập đoàn đại biểu gồm 5 người là số tổ hợp chập 5 của 10 phần tử
b) Số cách chọn 3 bạn nam là số tổ hợp chập 3 của 6 phần tử và là: 20
 Số cách chọn 2 bạn nữ là số tổ hợp chập 2 của 4 phần tử và là: 6
Vậy có 20. 6 = 120 cách chọn một đoàn đại biểu gồm có 3 nam và 2 nữ
HĐ 5: Số trận thi đấu là số tổ hợp chập 2 của 16 phần tử và là: 120 trận
 	Hoạt động 5: Tính chất của các số tổ hợp chập k của n phần tử (6’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đưa ra nội dung tính chất của các số tổ hợp chập k của n phần tử
HS ghi nhận kiến thức
Tổ chức HĐ nhóm cho HS làm 2 VD.
3. Tính chất của các số 
a, Tính chất 1: 
b, Tính chất 2: 
VD: So sánh: và ; so sánh và 
ĐA: Bằng nhau
VD: Tính
3. Củng cố (2’)
Nắm chắc định nghĩa và cách tính số các tổ hợp.
Nắm vững các tính chất của các số tổ hợp.
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (1’)
Phân biệt rõ các khái niệm tổ hợp, chỉnh hợp và hoán vị.
Biết cách vận dụng linh hoạt vào việc giải các bài toán cụ thể.
BTVN: 3, 6, 7.
 V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 25: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Ôn tập các kiến thức: 
- Định nghĩa, công thức tính của hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
2. Về kỹ năng:
- Thành thạo kỹ năng tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào việc giải quyết từng loại bài toán.
3. Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác
Phân biệt rõ các khái niệm hoán vị chỉnh hợp và tổ hợp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV gọi 4 HS lên bảng làm các bài tập 1, 2, 3, 4
Bài 1c: (10')
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số nhỏ hơn 432 000 có 6 chữ số
Gợi ý:
Chữ số hàng trăm nghìn có 4 cách chọn là một trong 4 số: 1, 2, 3, 4
- Nếu chữ số hàng trăm nghìn là 1 hoặc2 hoặc 3 thì số cách chọn 5 chữ số còn lại là số hoán vị của 5 phần tử
- Nếu chữ số hàng trăm nghìn là 4 thì 
Bài 3: (5')
Có 7 bông hoa màu khác nhau và 3 lọ hoa khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa vào b lọ khác nhau 
Bài 4: (5')
Có bao nhiêu cách mắc nối tiếp 4 bóng đèn được chọn từ 6 bóng đèn khác nhau?
Bài 5: (5 ')
Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa vào 5 lọ khác nhau (mỗi lọ cắm không quá 1 bông) nếu
Các bông hoa khác nhau
Các bông hoa như nhau
Bài 6: (8')
Trong mp cho 6 điểm phân biệt sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có thể lập được bao nhiêu tam giác mà các đỉnh của nó thuộc tập điểm đã cho
Bài 7: (8')
Trong mặt phẳng có bao nhiêu hình chữ nhật được tạo thành từ 4 đường thẳng song song với nhau và 5 đường thẳng lần lượt song song với các đường thẳng đã cho
Bài 1c: Các số trong câu a nhỏ hơn 432000
*) TH 1: a <4
a1 có 3 cách chọn, số cách chọn a2 đến a6 là số hoán vị của 5 phần tử nên có 360 số nhỏ hơn 432000
*) TH 2: a1 = 4
+) a2 có hai cách chọn: có 1.2.4! = 48 số
+) a2=3 thì a3 =1 có 1.1.1.3!=6 số 
Vậy có 360+48+6=414 số 
Bài 3: 
Mỗi cách lấy 3 bông hoa cắm vào 3 lọ khác nhau là một chỉnh hợp chập 3 của 7 phần tử. Vậy số cách cắm 3 bông hoa vào 3 lọ khác nhau là:
35 (cách)
Bài 4: 
Số cách mắc nối tiếp 4 bóng đèn được chọn từ 6 bóng đèn khác nhau là số chỉnh hợp chập 4 của 6 phần tử:
30 (cách)
Bài 5: 
Có 20 cách
Có 10 cách
Bài 6:
Có 20 tam giác
Bài 7: Để tạo thành một hình chữ nhật cần 2 trong 4 đường thẳng song song và 2 trong 5 đường thẳng vuông góc với 4 đường thẳng kia
Có 6 cách chọn 2 trong 4 đường thẳng song song
Có 10 cách chọn 2 trong 4 đường thẳng song song
Vậy có 6.10 = 60 hình chữ nhật được tạo thành
3. Củng cố: (2')
HS thành thạo kỹ năng tính hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
Phân biệt rõ và vận dụng linh hoạt hoán vị, chỉnh hợp, tổ hơp vào việc giải từng bài toán cụ thể
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (2')
Làm thêm một số bài tập để thành thạo việc vận dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
Chuẩn bị trước bài nhị thức Niutơn
V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 26: NHỊ THỨC NIUTƠN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được
- Công thức nhị thức Niutơn
- Tam giác Paxcan
2. Về kỹ năng:Rèn các kỹ năng
- Dùng công thức nhị thức Niutơn để khai triển (a+b)n
- Tìm được hệ số của đa thức khi khai triển
- Dùng tam giác Paxcan để xác định các hệ số của khai triển (a+b)n
3 . Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Hiểu được mối liên hệ giữa các hệ số trong khai triển (a+b)n
Hiểu được quy luật sắp xếp của tam giác Paxcan
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Dạy bài mới:
 	Hoạt động 1: Công thức nhị thức Niutơn (15')
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
- GV tổ chức dẫn dắt HS đi đến công thức nhị thức Niutơn
GV phân công theo tổ thực hiện các yêu cầu 
khai triển (a+b)2
khai triển (a+b)3
Tính 
Tính 
Từ đó giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các hệ số trong khai triển với tổ hợp
- Tổ chức cho HS thực hiện HĐ4 theo lôgíc tương tự.
- Cho HS xây dựng và ghi nhớ công thức nhị thức Niutơn
- Nếu a = 1 và b = 1 thì công thức có dạng?
- Nếu a = 1 và b = - 1 thì công thức có dạng?
- Tổng số hạng tử ở vế phải của công thức là? ĐA: n+1
- Theo thứ tự các hạng tử thì số mũ của a tăng hay giảm từ đâu đến đâu? tương tự đối với số mũ của b? 
ĐA: Số mũ của a giảm từ n xuống đến 0, b thì ngược lại
- Tổng các số mũ của a và b trong một hạng tử luôn bằng? ĐA: n
- Các hệ số của các hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối có đặc điểm gì? ĐA: bằng nhau
I. Công thức nhị thức Niu-tơn
VD1:
VD2: Khai triển biểu thức (a+b)4 thành tổng các đơn thức. 
Công thức nhị thức Niutơn (SGK)
Đặc biệt:
 	Hoạt động 2: Vận dụng công thức nhị thức Niutơn (15')
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
VD1: Vận dụng công thức nhị thức Niutơn khai triển biểu thức: (2x + y)5
Gợi ý: trong biểu thức a đóng vai trò ? b đóng vai trò là? số mũ n là? 
VD2: Vận dụng công thức nhị thức Niutơn khai triển biểu thức: (x -2)4
VD3: Tìm hệ số của x4 trong khai triển: 
VD1:
VD2:
VD3: 12
	Hoạt động 3: Tam giác Pa-xcan (11') 
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
Trong công thức nhị thức Niu tơn, cho n=0, 1, 2, 3 và xếp các hệ số thành dòng, ta nhận được một tam giác.
HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra và ghi nhận kiến thức
GV dẫn dắt HS tìm ra quy luật viết của tam giác Pa-xcan, HD cách sử dụng và rút ra nhận xét.
- Dựa vào tam giác Pa-xcal làm VD.
II. Tam giác Pa-xcal
n=0 1
n=1 1 1
n=2 1 2 1
n=3 1 3 3 1 
n=4 1 4 6 4 1
n=5 1 5 10 10 5 1
VD: Hãy khai triển (x -2)4 bằng cách sử dụng tam giác Pa-xcan
3. Củng cố (2')
HS cần nắm được công thức nhị thức Nitơn và những chú ý kèm theo.
Cần nắm được quy luật của tam giác Pa-xcan và biết cách vận dụng nó.
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (2')
HD BT6: Phân tích thành các đơn thức và CM từng đơn thức chia hết cho 10
BTVN: hoàn thành các bài tập còn lại.
 V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 27: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được:
- Định nghĩa phép thử và không gian mẫu.
- Định nghĩa biến cố.
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng xác định không gian mẫu.
- Xác định các biến cố và biết mô tả chúng dưới dạng mệnh đề.
3 . Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgíc và sáng tạo.
Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Dạy bài mới:
	 Hoạt động 1: Định nghĩa phép thử (15’).
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV dẫn dắt bằng những ví dụ thực tiễn để đi đến ĐN phép thử.
- Tương tự GV lấy các VD khác và gọi HS lấy VD.
- GV cho HS ghi nhận ĐN phép thử
HS ghi nhận ĐN phép thử
- GV nhấn mạnh: Phép thử ngẫu nhiên được gọi tắt là phép thử. Trong toán học phổ thông ta chỉ xét các phép thử có hữu hạn một số kết quả
I. Phép thử, không gian mẫu.
1. Phép thử.
VD: Khi rút một quân bài có biết đó là quân bài nào không? Có biết được tất cả các khả năng có thể xảy ra không?
ĐA: Không, nhưng chỉ có 52 khả năng có thể xảy ra.
- Lưu ý: khi nhắc đến việc gieo một đồng xu là chỉ có hai khả năng xảy ra: hoặc mặt sấp(S) hoặc mặt ngửa (N).
- Một thí nghiệm, một phép đo, một sự quan sát hiện tượng được gọi là một phép thử.
* ĐN: SGK
 	Hoạt động 2: Không gian mẫu (15’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV tổ chức cho HS thực hiện HĐ1: Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc?
- GV dẫn dắt HS đi đến ĐN không gian mẫu, KH không gian mẫu và cách đọc.
- HS ghi nhận kiến thức
- GV nêu các ví dụ
- Tương tự đối với VD2 và VD3
2. Không gian mẫu.
HĐ1: Các kết quả bao gồm các mặt có số chấm là: 1, 2, 3, 4, 5, 6
VD1: Gieo một đồng tiền, hãy liệt kê tất cả các khả năng? Từ đó hãy mô tả không gian mẫu
Giải: 
trong đó: S-mặt sấp, N-mặt ngửa
 	Hoạt động 3: Biến cố (12)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV dẫn dắt đi đến ĐN và cho HS ghi nhận kiến thức biến cố.
HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
Nhấn mạnh: 
HS ghi nhận kiến thức
- Gv đưa các VD để HS tìm hiểu hơn 
- GV yêu cầu HS lấy VD về biến cố không thể và biến cố chắc chắn 
- HS tự lấy VD. 
III. Biến cố.
- Biến cố là một tập con của không gian mẫu.
- Biến cố có thể được cho dưới dạng một mệnh đề.
- Biến cố thường được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa.
- Tập gọi là biến cố không thể, tập được gọi là biến cố chắc chắn.
 	3. Củng cố (2’)
Nắm chắc định nghĩa phép thử, biến cố và không gian mẫu
Hiểu rõ đặc điểm của từng biến cố để vận dụng được vào việc xác định một biến cố
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (1’)
Biết cách xác định không gian mẫu
Biết cách xác định một biến cố và phát biểu các biến cố dưới dạng một mệnh đề
BTVN: 2, 3, 5
 V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 28: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được:
- Định nghĩa phép thử và không gian mẫu.
- Định nghĩa biến cố.
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng xác định không gian mẫu.
- Xác định các biến cố và biết mô tả chúng dưới dạng mệnh đề.
3 . Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgíc và sáng tạo.
Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: (10)
 Hoạt động tổ chức của GV
Hoạt động của HS
 làm BT1: Gieo một đồng tiền 3 lần
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố:
A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”
B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”
C: “Mặt ngửa xảy ra đúng một lần”
Trắc nghiệm:
Câu 1: Gieo một đồng tiền hai lần, số phần tử của không gian mẫu là: 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Gieo một con súc sắc 2 lần, số phần tử của không gian mẫu là: 
A. 9 B. 36 C. 12 D. 18 
HS thực hiện BT1:
a) 
b) 
Câu 1: D
Câu 2: B
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Các phép toán trên tập hợp (15’)
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV tổ chức cho HS thực hiện HĐ: 
Gieo một con súc sắc
Biến cố A: “Mặt có số chấm nhỏ hơn 3”
Biến cố B: “Mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 3”
- Hãy xác định A và B?
ĐA: 
- Hãy xác định 
ĐA:
Từ đó tìm cách xác định biến cố B khi biết không gian mẫu và biến cố A
- ĐA: Lấy không gian mẫu trừ đi biến cố A
Từ đó dẫn dắt HS đến các phép toán trên biến cố
Nhấn mạnh: Phân biệt sự khác nhau giữa hai biến cố đối nhau và hai biến cố xung khắc
- GV đưa ra bảng tóm tắt để HS ghi nhớ kiến thức.
- HS ghi nhớ kiến thức.
III. Các phép toán trên các biến cố.
- Tập Ω\A được gọi là biến cố đối của biến cố A. KH: .
- Tập A U B được gọi là hợp của các biến cố A và B.
- Tập A ∩ B được gọi là giao của các biến cố A và B.
- Nếu A ∩ B = ф
Bảng phụ: SGK – T62
 	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (15')
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài 3: Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai cái thẻ
a) Mô tả không gian mẫu
b) Xác định các biến cố sau:
A: Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn
B: Tích các số trên hai thẻ là số chẵn 
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
Bài 3:
a) 
b) 
3. Củng cố (2’)
Nắm chắc định nghĩa phép thử, biến cố và không gian mẫu
Hiểu rõ đặc điểm của từng biến cố để vận dụng được vào việc xác định một biến cố
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (1’)
Biết cách xác định không gian mẫu
Biết cách xác định một biến cố và phát biểu các biến cố dưới dạng một mệnh đề
BTVN: 5,6
 V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 29: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Ôn tập kiến thức về không gian mẫu và biến cố.
- Nắm được các phép toán trên các biến cố.
2. Về kỹ năng:
- Thành thạo việc xác định không gian mẫu.
- Thành thạo việc xác định các biến cố thông qua ngôn ngữ mệnh đề và ngôn ngữ tập hợp.
- Rèn kỹ năng vận dụng các phép toán về biến cố.
3 . Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgíc và sáng tạo.
Thấy được những ứng dụng thực tiễn của toán học.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập 
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Dạy bài mới:30’
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài 4: Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. KH : Ak là biến cố: “Người thứ k bắn trúng ‘’, k = 1, 2
a) Hãy biểu diễn các biến cố sau thông qua biến cố A1, A2
A: “Không ai bắn trúng”
B: “Cả hai đều bắn trúng”
C: “Có đúng một người bắn trúng”
D: “Có ít nhất một người bắn trúng”
b) CTR- , B và C xung khắc.
GV: Gọi HS đứng tại chỗ, GV HD HS hoàn thành bài tập.
Bài 6: Gieo một đồng tiền liên tiếp cho đến khi lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp hoặc cả 4 lần ngửa thì dừng lại.
a) Mô tả không gian mẫu
b) Xác định các biến cố:
A: “Số lần gieo không vượt quá 3”
B: “Số lần gieo là 4 ‘’
GV: Gọi HS đứng tại chỗ, GV HD HS hoàn thành bài tập.
Bài 4:
a)
b) vì là biến cố không có ai bắn trúng cả
 nên B và C xung khắc
Bài 6: 
a) 
b) 
 	 3. Củng cố (2’)
Nắm vững các phép toán trên biến cố
Nắm vững cách xác định không gian mẫu và biến cố
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (13’)
Biết cách xác định một biến cố bằng ngôn ngữ mệnh đề và ngôn ngữ tập hợp
Bài tập thêm: Gieo một đồng tiền, sau đó gieo một con súc sắc. Quan sát sự xuất hiện mặt S, N của đồng tiền và số chấm xuất hiện trên con súc sắc
a) Xây dựng không gian mẫu
b) Xác định các biến cố sau: 
A: “Đồng tiền xuất hiện mặt S và con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm
B: “Đồng tiền xuất hiện mặt N và con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm
C: “Mặt 6 chấm xuất hiện 
Đáp án: a)
b) 
 V: Nhận Xét sau bài dạy
Thời gian: .
Phương pháp: 
Kết quả học tập..
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Ngày soạn:	 2015
Ngày giảng: 11A:
11C:
 11B:
Tiết 30 : XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ.
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Định nghĩa cổ điển của xác suất và cách xác định các biến cố.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tính xác suất của một biến cố.
	- Thành thạo việc xác số phần tử của không gian mẫu và của một biến cố.
3 . Về tư duy, thái độ:
Thái độ cẩn thận, chính xác.
Hiểu được định nghĩa xác suất.
Thấy được mối liên hệ với thực tiễn của xác suất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp đan xen với các hoạt động tư duy và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Dạy bài mới:
	Hoạt động 1: Định nghĩa (30')
Phương pháp: phát vấn, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, nhóm nhỏ thảo luận, nêu vấn đề.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV dẫn dắt HS tới định nghĩa xác sất của một biến cố thông qua VD cụ thể
- Khả năng xuất hiện mỗi mặt của con súc sắc có như nhau không? và khả năng xuất hiện là bao nhiêu?
GV:Ta nói chúng đồng khả năng
Bến cố A: con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm
Hãy xác định A? ĐA: 
Khả năng xuất hiện của A là?
ĐA: 
GV: Số 1/2 được gọi là xác suất của biến cố A?
- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hiện HĐ1:
- Từ đó GV hướng HS tới việc phát biểu định nghĩa xác xuất của biến cố.
GV nhấn mạnh ĐN:
- HS phát biểu định nghĩa xác xuất của biến cố.
I. Định nghĩa cổ điển của xác suất.
1. Định nghĩa.
VD1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất
Hãy mô tả không gian mẫu
Ta có:
Khả năng xuất hiện mỗi mặt của con súc sắc là như nhau.
Khả năng xuất hiện là 1/6.
HĐ 1: 
Từ một hộp chứa 4 quả cầu ghi chữ a, 2 quả ghi chữ b và 2 quả ghi chữ c. Lấy ngẫu nhiên một quả. Kí hiệu:
A: “Lấy được quả ghi chữ a”
B: “Lấy được quả ghi chữ b”
C: “Lấy được quả ghi chữ c”
Có nhận xét gì về khả năng xuất hiện của các biến cố A, B, C và hãy so sánh chúng với nhau.
Giải:
Khả năng xuất hiện của biến cố A: 4/8=1/2
Khả năng xuất hiện của biến cố B: 2/8=1/4
Khả năng xuất hiện của biến cố C: 2/8=1/4
Khả năng xuất hiện củ

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_II_1_Quy_tac_dem.doc