Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 34

TẬP ĐỌC

 TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. MỤC TIÊU: Giúp hs :

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.(trả lơim được các CH trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5'): Bài cũ: - 2 HS đọc đoạn 2,3 bài "Vương quốc vắng nụ cười"phần 2

 - GV nhận xét, ghi điểm cho HS.

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. Ghi bảng .

HĐ3(10'): Luyện đọc

 - 1HS đọc bài, lớp đọc thầm chia bài làm 3 đoạn (SGK).

 - 3 HS nối tiếp đọc - GV ghi tiếng khó giúp HS đọc đúng.

 - 3 HS đọc nối tiếp - Lớp nhận xét,-1hs đọc chú giải

 - HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.

HĐ4(12'): Tìm hiểu bài.

 * Đoạn 1:Tiếng cười là đặc điểm phân biệt người và động vật

 - HS đọc thầm, GV nêu câu hỏi 1 - HS thảo luận trả lời ,có nhận xét bổ sung .

 - GV kết luận, giúp HS rút ý 1.

 * Đoạn 2:Tiếng cười là liều thuốc bổ

 - 1HS đọc to 2 đoạn văn –GV nêu câu hỏi 2 - HS trả lời

 - HS khác nhận xét, bổ sung kết hợp giải nghĩa từ : liều thuốc

 - GV giúp HS rút ý 2.

 

doc 19 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m S của1viên gạch - tìm diện tích của phòng.
	+ HS tự làm vào vở.
	+ 2HS làm ở bảng nhóm.
	+ GV và HS chữa bài, nhấn mạnh cách làm dạng bài.
HĐ4(3'): Củng cố , dặn dò :	- HS nhắc lại cách tính P và S của hình chữ nhật.
- GV nhận xét ,đánh giá tiết học .	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời(BT2, BT3).
- HS khá, giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - HS lên bảng làm lại BT4 tiết trước. 
	- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): HDHS làm các bài tập sau:
Bài 1: + HS đọc thầm y/c, 2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
	+ HS thảo luận nhóm để làm bài vào VBT.
	+ GV gợi ý: Từ chỉ HĐ trả lời cho câu hỏi nào? ( Làm gì?)
	 Từ chỉ cảm giác -------------------- ? ( Cảm thấy thế nào? )
	 Từ ---- tính tình --------------------- ? ( Tính nết ra sao? )
	+ HS thảo luận làm vàtrình bày trước lớp 
 + Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn.
	+ GV kết luận, chốt kết quả đúng
a. vui múa, góp vui, mua vui.	b. vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng,...
c. vui tính, vui nhộn, vui tươi.	d. vui vẻ. 
Bài 2: + HS nêu y/c của bài
	+ HS thảo luận theo nhóm3 làm vào VBT
	+ Đại diện nhóm mỗi dãy bàn đọc câu đã đặt trước lớp.
	+ HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
	+ GV nhận xét, chữa câu sai cho HS.
Bài 3:	 + HS nêu đề bài , thảo luận nhóm làm vào vở BT.
	+ 2 HS làm vào bảng nhóm
	+ Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm từ.
	+ HS tự chọn từ và đặt câu vào vở nháp.
	+ HS nối tiếp đặt câu trước lớp.
	+ GV và HS sửa cách dùng từ đặt câu cho bạn
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò : GV nhận xét ,đánh giá tiết học .
	- Dặn hs xem lại bài, làm các BT còn lại cho hoàn chỉnh .
KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật(kể không thành chuyện), hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật(kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Tìm hiểu trước chuyện về người vui tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - 1 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc ở tiết trước.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV và HS nhận xét - GV ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(5'): Tìm hiểu đề bài
	- HS đọc đề bài, GV ghi đề bài lên bảng.
	- GV phân tích đề, gạch chân các từ: người vui tính mà em biết.
- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý,
- GV gợi ý để HS chọn chuyện:
+ Chọn kể người vui tính mà em biết (có thể là nghệ sĩ hài, bác hàng xóm)
+ Có thể kể theo 2 hướng: Kể về ấn tượng sâu sắc của em với người đó Hoặc tả về tính tình của người đó.
- HS nối tiếp giới thiệu tên nhân vật,
- GV theo dõi, lưu ý HS chỉ chọn kể đặc điểm nổi bật nói lên sự vui tính.
HĐ4(25'): Hướng dẫn HS kể chuyện:
	 * HS kể trong nhóm:
	- GV nhắc HS: kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, nét mặt, giọng nói.
	- HS nối tiếp kể cho nhau nghe theo nhóm 3.
	- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
	- Nhắc HS : Cần kể chân thực, chú ý chọn từ ngữ chính xác.
	- HS trao đổi ý nghĩa chuyện với bạn,
	 * HS thi kể trước lớp:
	- HS thi kể trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
	- HS đặt câu hỏi để bạn trả lời và rút ý nghĩa của truyện
	- Lớp theo dõi , bình chọn bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất .
- GV kết luận ghi điểm cho hs .
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học, khen hs có ý thức học tốt .
- Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe . 
- Chuẩn bị cho tiết sau .
MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài tự do.
 - HS biết cách vẽ theo đề tài tự do. Vẽ được tranh đề tài tự do.
 - HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 - HS có ý thức quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:- Tranh ảnh, Bài vẽ của HS lớp trước, Hình hướng dẫn cách vẽ...
 HS: - SGK. giấy vẽ, bút chì, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(5'): Tìm chọn nội dung đề tài
 - GV cho HS quan sát tranh ảnh đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về:
 + Cách chọn nội dung đề tài 
 + những hình ảnh đặc trưng về đề tài này.
 + Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối. công viên, hồ bơi,.. 
 - HS qua sát đồng loạt cả lớp, HS khá giỏi trả lời, HS TB nhắc lại 
 - GV gợi ý để HS nhận xét về hình ảnh trong tranh và chọn nội dung để vẽ tranh 
HĐ3(5'): Cách vẽ 
- GV gợi ý HS cách vẽ bằng hình mẫu và vẽ mẫu trực tiếp trên bảng
 + xác định hình ảnh chính phụ
 + vẽ phác hình chính phụ bằng nét
 + vẽ nét chi tiết 
 + vẽ màu theo ý thích 
 + HS quan sát cách vẽ 3 em khá nhắc lại cách vẽ
HĐ4(18'): Thực hành
 - GV cho HS quan sát một số bài mẫu của HS năm trước 
+ lớp chia làm 4 nhóm để thực hành tại lớp. 
 - GV quan sát hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp. 
HĐ5(4'): NX- ĐG (4phút)
 - GV chọn một số bài của 4 nhóm để đánh giá
 + HS nhận xét theo cảm nhận riêng (4 HS khá giỏi của 4 nhóm nhận xét bài của nhau - GV tổng kết đánh giá.
HĐ6(1'): Dặn dò: chuẩn bị bài sau
TẬP ĐỌC
ĂN " MẦM ĐÁ"
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
 - Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
 - Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.(trả lời được các CH trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 2 HS đọc bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ. GV nhận xét, ghi điểm 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Luyện đọc 
 - 1 HS đọc bài - Lớp đọc thầm ở SGK và chia đoạn bài văn (4 đoạn)
 - 4 HS đọc lượt 1 - GV ghi từ khó, câu dài luyện cho học sinh đọc đúng.
 - 4 HS đọc lượt 2. Lớp nhận xét xem đọc đúng chưa? - 1HS đọc chú giải.
 - HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
HĐ4(12'): Tìm hiểu bài.
 - HS thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
	+ Đọc thầm bài văn, trả lời các câu hỏi cuối bài.
	+ Cử đại diện trình bày trước lớp.
 - HS thực hiện, GV theo dõi, giúp đỡ.
 - HS nối tiếp trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận và giúp HS tìm hiểu cách chơi chữ của tác giả:
	Đại phong = gió lớn - đổ chùa – tượng lo = lọ tương 
 Và cách Trạng làm cho chúa đói để ăn gì cũng ngon.
 Nội dung: 1 HS đọc cả bài – HS tìm nội dung bài 
	+ GV hỏi HS tìm ND bài : Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì về họ?
	+ HS trả lời, GV nhận xét, ghi bảng . 
HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - 2 HS đọc- GV giúp HS đọc đúng giọng vui, hóm hỉnh.
 - GV và 1 số HS đọc mẫu theo kiểu phân vai.
 - HS theo dõi hs, nêu những từ được nhấn giọng, cách chuyển giọng.
 - HS luyện đọc theo nhóm: Phân vai để đóng vai nhân vật. 
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp, GV và HS nhận xét.
 - GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: GV: Nhắc lại nội dung bài, nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
 TRẢ BÀI VIẾT: VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả con vật(đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,..); tự sửa được các lỗi chính tả mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bài làm của HS.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(10): Nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV nhận xét chung:
+ Ưu điểm: Bài làm đủ 3 phần, bố cục rõ ràng, diễn đạt gọn, chấm câu	chính xác 
+ Nhược điểm: Viết ý còn lặp lại nhiều, miêu tả còn liệt kê lại các đặc điểm, thiếu hoạt động, ngoại hình của con vật
 - GV đọc điểm cho HS theo 3 mức: Giỏi, khá, trung bình.
HĐ3(25'): Hướng dẫn HS chữa bài: GV giúp HS làm các nhiệm vụ:
a. HS tự chữa bài trong nhóm:
+ Đọc lời phê của cô giáo, tìm lỗi trong bài của mình.
+ Viết lại số lỗi và chữa lỗi vào VBT.
+ Đổi vở cho bạn để kiểm tra chéo.
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
+ GV ghi lỗi về câu lên bảng, HS cả lớp thảo luận chữa câu cho bạn.
+ Ghi lỗi về chính tả, HS lên bảng chữa bài.
+ HS nhận xét, nhớ để viết đúng chính tả.
c. Hướng dẫn HS học tập bài văn hay:
	+ GV đọc bài văn hay cho HS nghe
	+ HS thảo luận, tìm ý hay của bạn: Tả ngoại hình, tả HĐ Cách dùng phép so sánh, nhân hóa, dùng từ.
+ HS nêu kinh nghiệm viết của mình cho bạn học tập.	
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen HS có bài viết tốt. dặn HS làm chưa tốt về nhà làm lại bài hôm sau nộp.
Nhắc HS ôn tập để thi cuối năm.
Thứ 4 ngày 1 tháng 5 năm 2013
TOÁN 
 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình bình hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm, ê- ke. HS: thước, ê- ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ:	- 2 HS lên bảng làm bài 4 ở VBT 
	- GV và HS nhận xét ,ghi điểm .
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): HD thực hành
Bài 1: Tìm cạnh // và vuông góc 	
+ 1 HS đọc y/c, hs khác đọc thầm .
+ HS làm theo nhóm 3 vào vở và đối chiếu kết quả.
+ HS lên bảng chữa bài.
+ GV và hs theo dõi nhận xét bổ sung .
+ GVchốt lại kết quả đúng: AB // DE; BC vuông góc với DC.
Bài 2: Tìm s hình chữ nhật
+ HS đọc và nêu y/c của đề bài .
+ GV gợi ý bằng các câu hỏi:
Muốn tìm số đo chiều dài ta làm thế nào?
Để tìm được S của HCN ta dựa vào đâu?
+ 1 HS trình bày vào bảng nhóm , HS khác làm vào vở
+ Lớp nhận xét ,bổ sung để có kết quả đúng: S = 64cm2; a= 16cm.
Bài 4: Toán có lời văn
	+ HS đọc đề bài, GV tóm tắt ở bảng và gợi ý:Muốn tìm được S của hình H, ta làm thế nào?
	+ HS suy nghĩ nêu cách làm
	+ 1 HS làm ở bảng, HS khác làm vào vở.
	+ Chữa bài để có: S (ABCD) = BC x 3 = 4 x 3 = 12cm2.
	 S (BEGC) = 3 x 4 = 12cm2.
	Vậy S ( H ) = 12 + 12 = 24cm2.
HĐ3(3'): Cñng cè, dÆn dß: HS nh¾c l¹i c¸ch lµm tõng d¹ng bµi. GV nhËn xÐt tiÕt häc, khen hs cã ý thøc häc tèt .
- HS nh¾c l¹i bµi, «n tËp ®Ó chuÈn bÞ cho thi cuèi n¨m. NhËn xÐt tiÕt häc
LỊCH SỬ 
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
 - Ôn tập, hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn.
 - Giáo dục HS lòng tự hào về lịch sử của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Băng thời gian. HS: VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1(5'): Bài cũ: HS trình bày BT3 ở VBT. GV nhận xét ghi diểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Nước ta cuối thời Trần đến thời Hậu Lê
	 - HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
	+ Tường thuật cho nhau nghe về chiến thắng Chi Lăng
	+ Nêu những thành tựu của nhà Hậu Lê đối với đất nước.
	+ Kể tên những nhân vật tiêu biểu trong triều đại này.
	 - Đại diện HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
	 - GV kết luận, chốt HĐ1:
Nêu lại các sự kiện trên theo sự lô gíc của lịch sử cho HS nắm .
HĐ4(10'): Nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh 
- HS thảo luận nhóm bàn với các nhiệm vụ sau:
+ Đọc SGK, nêu nguyên nhân Trịnh - Nguyễn phân tranh
+ Nêu hậu quả của cuộc phân tranh này với lịch sử dân tộc.
- Đại diện HS nhóm nối tiếp trình bày.
- GV và hs theo dõi, nhận xét đánh giá.
- GV kết luận, chốt lại HĐ2, hệ thống lại để HS nắm được: Hơn 200 năm phân tranh, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ kinh tế suy kiệt, làng mạc hoang tàn.
HĐ5(10'): Nước ta thời Tây Sơn đến đầu thời nhà Nguyễn	
	- HS thảo luận nhóm 6 và nêu:
	+ Thành tựu lịch sử của nhà Tây Sơn, nhân vật tiêu biểu thời này.
	+ Nguyên nhân nhà Nguyễn thành lập và việc xây kinh thành Huế.
	- HS trình bày trước lớp
	- GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, nêu lại các kiến thức phần này cho HS nắm chắc.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: 
- GV cho hs nhắc lại nội dung cần nhớ của bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn hs về nhà ôn tập, chuẩn bị cho thi cuối kì.
KHOA HỌC 
 ÔN TẬP: ĐỘNG VẬT- THỰC VẬT (TIẾP)
(Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Giáo dục HS ý thức chăm sóc và bảo vệ động thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK. HS : VBT - GV: bảng nhóm.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 	- HS lên bảng vẽ sơ đồ chữ về 1 lưới thức ăn mà em biết.
	- HS khác nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Thực hành vẽ sơ đồ về trao đoỏi chất ở thực vật.
- HS thảo luận nhóm3 với nhiệm vụ:
+ Vẽ 2 sơ đồ vào vở nháp: Sơ đồ trao đổi khí và sơ đồ quang hợp
+ Một nhóm vẽ vào bảng nhóm
+ Vẽ xong, trình bày bằng lời cho bạn nghe.
- Đại diện nhóm treo bảng và trình bày trước lớp .
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức ở HĐ1.
HĐ4(10'): Vẽ sơ đồ về trao đổi chất ở động vật.
- GV giúp HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách thảo luận nhóm:
+ Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật ra vở nháp
+ Dựa vào hình vẽ, hãy nói cho bạn nghe sự trao đổi chất ở động vật.
- 2 HS đại diện 2 dãy bàn lên bảng thi vẽ sơ đồ,
- 2 HS khác lên bảng nhận xét và trình bày theo sơ đồ.
- HS trả lời. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và chốt HĐ2.
HĐ5(10'): Làm bài tập trắc nghiệm ở VBT
- 1 HS đọc nội dung bài 3 ở VBT
- HS thảo luận nhóm điền dấu x vào ô trống.
- 2 HS trình bày trước lớp.
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: HS nối tiếp nhắc lại kiến thức cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, khen hs chú ý học.
- Dặn hs về học bài, vận dụng khi chăm sóc vật nuôi, cây trồng
KĨ THUẬT 
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN(TIẾT 2)	 
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắn chắn, sử dụng được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ:	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS lấy bộ lắp ghép tự mua hoặc mượn của thư viện
- GV nói cách mở, cách sử dùng bộ lắp ghép đó.	
- GV khen và nhắc HS cách bảo quản bộ lắp ghép.
- HS nhắc lại các bước lắp mô hình đã chọn.
- GV nhận xét, nhấn mạnh lại.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(23'): HS thực hành lắp mô hình đã chọn
1. Lắp từng bộ phận:
 - GV lắp mẫu từng bộ phận, vừa lắp vừa hỏi để HS nhớ qui trình lắp.
- HS từng nhóm thực hiện lắp chi tiết của nhóm 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lớp bầu ban giám khảo để chấm điểm cho các nhóm.
- GV công bố kết quả, khen nhóm thực hành tốt.
2. Lắp ráp thành mô hình:
 - HS lắp ráp hoàn chỉnh mô hình đã chọn theo qui trình.
- Kiểm tra lại toàn bộ mô hình: Độ chắc của ốc vít, sự chuyển động.
- Trưng bày lên bàn trước lớp.
HĐ4(4'): Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không xộc xệch.
- HS cả lớp dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình, của nhóm bạn. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của HS.	
HĐ5(1'): Củng cố, dặn dò : GV nhận xét thái độ học tập của hs. Khen HS có ý thức học, bài làm tốt. Nhắc nhở HS chưa chú ý học.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
	- Dặn hs về thực hành và chuẩn bị tiết sau . 
Thứ 5 ngày 2 tháng 5 năm 2013
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU: Giúp hs: Giải được bài toán về Tìm số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 1HS lên bảng làm BT3 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1:+ HS đọc yêu cầu đề bài.
+ HS thảo luận nhóm nêu cách tìm TBC của nhiều số.
	+ 1HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.
	+ GV và hs nhận xét để có: 	a, 260;	b, 463. 
+ Kết luận dạng bài, giúp HS nhớ cách làm.
Bài 2: + HS đọc đề bài, GV tóm tắt lên bảng
	+ GV gợi ý:	Để tìm được số dân tăng thêm ta cần biết gì?
	+ 1 HS làm ở bảng lớp, HS khác làm vào vở. 
	+ GV và HS chữa bài để có kết quả chung: 127 người
	+ HS nhắc lại cách làm.
Bài 3: 	+ HS đọc đề, GV nhắc lại cho HS hiểu .
+ HS thảo luận nhóm 3, tìm cách giải với gợi ý:
Muốn tính được TBC số vở ta cần biết gì?
Để tìm ra số vở của tổ 1, tổ 2, tổ 3, ta làm thế nào?
	+ 1 HS làm bài ở bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
	+ GV và HS nhận xét để có kết quả đúng: 38 quyển vở.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết xác định được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện(BT2)
- Biết vận dụng và sử dụng trạng ngữ khi viết câu cho câu văn thêm phong phú.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - HS lên bảng làm BT 3 tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): Luyện tập:	
Bài1:	 + HS làm cá nhân vào VBT, tìmTN chỉ phương tiện trong câu
+ 2HS lên bảng lớp gạch chân các TN của câu ( GV viết lên bảng)
	+ GV và HS chữa bài:
	 a, Bằng một giọng thân tình,
b, Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.
Bài2: + HS nêu y/c của bài.
	+ HS thảo luận nhóm với nhiệm vụ:Quan sát tranh con vật ở SGK hoặc con vật em thích. Tả con vật đó, trong bài ít nhất 1 câu có TN chỉ phương tiện.
	+ HS nối tiếp nêu trước lớp và chỉ rõ câu nào có TN chỉ phương tiện.
	+ HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận, ghi điểm cho HS.
HĐ4(3): Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
	- Dặn hs xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NÓI NGƯỢC
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Nghe, viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt d/ r/ gi và dấu hỏi / dấu ngã(BT2). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS :VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 1 HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở nháp.
GV đọc cho HS viết các từ láy ở bài 3 tiết trước.
HS khác viết nháp. GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(23'): Hướng dẫn HS nghe - viết :
 - 2HS đọc bài vè cần viết - HS khác theo dõi ở SGK. GV đọc lại 1 lần.
 - GV giúp HS tìm hiểu nội dung: 
+ Nội dung bài vè nói về điều gì? (chuyện phi lí, ngược đời)
+ Bài vè được trình bày theo thể thơ nào?
 - HS đọc thầm lại, chú ý các câu, từ viết dễ sai dễ lẫn , cách trình bày bài .
 - HS nêu các từ đã tìm được –GV ghi bảng giúp hs viết đúng .
 - HS lên bảng viết , hs khác viết vào vở nháp các từ HS nêu là khó viết.
 - GV nhắc hs cách ngồi đúng,cầm bút đúng,
 - HS gấp sách, lấy vở để viết bài theo lời đọc của GV.
 - HS viết xong, GV đọc cho HS soát lại bài .
 - Thu vở của 10 hs chấm, HS còn lại đổi vở chấm cho nhau .
 - GV kiểm tra số lỗi của hs cả lớp.
 - GV nhận xét chung, đọc điểm cho hs .
HĐ4(7'): Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả .
Bài 2a:Phân biệt d/ r/ gi
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự điền vào VBT, đối chiếu với bạn.
- 3Đại diện HS mỗi dãy bàn lên điền tiếp sức trước lớp .
- HS cả lớp cổ động, nhận xét bình nhóm thắng cuộc.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ để phân biệt cách viết. 
- GV nhận xét chung ,ghi điểm cho hs.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen HS hăng hái học tập .
 - Nhắc HS tự sửa lỗi chính tả vào cuối bài, mỗi chữ sai viết 1 dòng .
 - Dặn hs chuẩn bị trước bài sau.
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP CUỐI NĂM
(Phương thức tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
 - Chỉ được trên bản đồ VN:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, ĐBBB, ĐB Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam, HS : VBT,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu các khoáng sản, hải sản ở vùng biển nước ta. GV nhận xét, ghi điểm cho HS
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Vị trí các địa danh đã học
- HS thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
+ Dựa vào lược đồ VN ở VBT, chỉ cho nhau các vùng miền đã học. 
+ Mô tả đặc điểm nổi bật của mỗi vùng miền đó.
- HS đại diện lên bảng trình bày và chỉ từng nội dung ở bản đồ.
- HS nhận xét, bổ sung cho bạn
- GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức HĐ1.
HĐ4(10'): HS thực hành làm BT trắc nghiệm
- HS thảo luận nhóm đôi với nhiệm vụ sau:
+ Điền dấu X vào ô trống trước ý đúng vào BT ở VBT.
+ Giải tích tại sao em lại chọn ý đó
+ Nêu và mô tả các lễ hội của từng vùng miền.
+ Nêu các HĐSX chính của người dân ở mỗi vùng miền đó.
- HS nối tiếp trả lời trớc lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV ghi bảng các đặc điểm và HĐSX để nói về mqh của thiên nhiên và HĐSX của con người.
HĐ5(10'): Đặc điểm tiêu biểu của các thành phố
	- HS kể theo nhóm tên các thành phố theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
	- Nói cho nhau nghe đặc điểm tiêu biểu của mỗi thành phố đó.
	- Đại diện HS nối tiếp lên bảng chỉ và mô tả về thành phố đó.
	- GV và HS khác theo dõi, bổ sung.
	- GV kết luận, chỉ bản đồ và nêu lại để chốt kiến thức
HĐ6(3'): Củng cố - Dặn dò
HS nhắc lại bài, ôn tập để chuẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc