Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 - Năm học 2015 - 2016

A.MỤC TIÊU

- Củng cố và nâng cao khái niệm truyền thuyết

- Làm rõ các đặc điểm của truyền thuyết từ các văn bản đã học:Con Rồng cháu

Tiên, Thánh Gióng.

- Kể tóm tắt được các truyền thuyết, chỉ ra được chủ đề, nhân vật, sự việc.

B.TỔ CHỨC DẠY HỌC

I.Hệ thống các truyền thuyết đã học

GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống sau:

 

doc 96 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4459Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền ta đó mũi Cà Mau
c, Quân ta chia làm hai mũi tiến công
d, Tôi đã tiêm phòng ba mũi.
Bài tâp 2: Hãy giải thích nghĩa các từ " mặt" trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa trên có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không? (Lớp 6E)
-Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
- Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
- Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
 - Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Bài tập 3: Tìm 2 từ nhiều nghĩa. Đặt câu với mỗi nét nghĩa mà em tìm được? 
Ngày soạn 17/10/2013
Buổi 5 : Truyện cổ tích
A.Mục tiêu
Củng cố và nâng cao khái niệm cổ tích
Làm rõ các đặc điểm của truyện cổ tích từ các văn bản đã học
Kể tóm tắt được các truyện cổ tích, chỉ ra được chủ đề, nhân vật, sự việc.
Tập phân tích một trong các nhân vật mà em yêu thích
II. Tổ chức dạy học 
1.Hệ thống lại các truyện cổ tích đã học
GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống sau:
Thể loại
Khái niệm
Các văn bản đã học
Đạc điểm của truyền thuyết
Cổ tích
Là những truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: Bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh, ngốc nghếch, nhân vật là động vật
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, công bằng với bất công
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần'
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
-Yếu tố hoang đường kì ảo
- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
- ước mơ của nhân dân
2. Tóm tắt truyện cổ tích " Thạch Sanh " và " Cây bút thần"
GV yêu cầu HS tóm tắt bằng việc nêu các sự việc chính theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc.
3. Bài tập
 BT 1 : Làm bài tập trắc nghiệm: Sách bài tâp trắc nghiệm Ngữ văn 6
 BT 2 : Hãy liệt kê những phẩm chất, năng lực, mục đích hành động và kết cục đối lập nhau giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông vào bảng sau :
 Thạch Sanh
 Lí Thông
Phẩm chất
Năng lực
Mục đích hành động
Kết cục
BT 3 : Liệt kê vào bảng sau những yếu tố bình thường và những yếu tố khác thường về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Thạch Sanh- con người bình thường
Thạch Sanh- con người khác thường
BT 4: Làm rõ các đặc điểm của truyện cổ tích qua văn bản " Cây bút thần"
GV gợi ý để HS làm: Từ 3 đặc điểm của truyện cổ tích soi vào văn bản để làm rõ từng đặc điểm một.
BT 5 : phân biệt sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích
BT 6 : Điền những từ ngữ phù hợp vào từng chỗ trống trong mỗi dòng sau để có được những nhận xét đúng nhất về em bé thông minh
a.Những cách giải đố của em bé thật.và.
b. Mỗi câu đố, mỗi hoàn cảnh được em bé giải quyết bằng những..và có phương pháp.
c. Em bé luôn biết sử dụng những điều kiện, yêu cầutừ phía người ra câu đố đặt ra cho mình để.
d. Hình tượng em bé thông minh là sự thể hiện..đối với con người nhất là nhân dân lao động
BT 7 : Trong các truyện cổ tích đẫ học em thích sự việc nào nhất, hãy kể lại 2 sự việc liên tiếp nhau
 Ngày soạn 24/10/2011
Buổi 6 chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS thành thạo trong việc nhận diện và chữa một số lỗi cơ bản: dùng từ, chính tả, câu, diễn đạt.
Viết được các đoạn văn không mắc lỗi
B. Tổ chức dạy học
I. Các lỗi dùng từ
1. Lặp từ là hiện tượng dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong các câu liền kề nhau trong một đoạn văn
- Lặp từ nhiều khi rất cần thiết như để nhấn mạnh nội dung, diễn đạt chính xác để nhấn mạnh và liên kết câu.
- Lỗi lặp từ làm cho câu văn rườm rà, nặng nề.
- Cách chữa: 
+ Bỏ những từ ngữ bị lặp
+ Thay thế từ lặp bằng những từ cùng nghĩa.
Ví dụ: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
Chữa lại: - Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích
 - Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó
2. Lẫn lộn các từ gần âm là do chưa nắm được nghĩa của từ, chỉ nhớ mang máng nhưng không hiểu rõ nên dùng chệch sang một từ gần âm quen dùng khác.
Ví dụ: cây bạch đàn thành cây bạch đằng, tinh tuý thành tinh tú
- Cách chữa
+ Nắm chắc nghĩa của từ. Nếu không hiểu phải hỏi hoặc tra từ điển
+ Hiểu nghĩa của từ mới dùng
3. Dùng từ không đúng nghĩa là do không hiểu nghĩa của từ
- Cách chữa: Đối chiếu với từ điển để chữa lại cho đúng
Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác
 Thay từ " lang thang" bằng "đi" hoặc “ngược xuôi"
II. Bài tập
Bài tập 1: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong những câu sau
a. Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô dạy giỏi
b. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà
c. Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.
d.Khu nhà này thật là hoang mang
e.Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng
Bài tập 2: Tìm lỗi dùng từ trong những câu dưới đây và chữa lại cho đúng
a. Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường đi
b. Trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động
c. Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm
d. Lên lớp 6 em mới thấy việc học là nghiêm trọng
e. Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng
g. Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê ghớm
h.Ông nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư.
Bài tập 3: Thay thế các từ đồng nghĩa với từ " Phù đổng Thiên Vương" trong đoạn văn sau : (GV treo bảng phụ)
" Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác thường nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. " Phù Đổng Thiên Vương gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế " Phù Đổng Thiên Vương vẫn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết."
Gợi ý: HS có thể chọn những từ ( cụm từ) đồng nghĩa để thay thế như:
 - người trai làng Phù Đổng
 - cậu bé kì lạ ấy
 - người anh hùng làng Gióng
 - Tráng sĩ ấy
Bài tập 4: Phân tích tác dụng của phép lặp từ trong các ví dụ sau:
a. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôiĐâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn
b. Người xưa có câu: " Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng" . Tre là thẳng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
 Ngày soạn :31/10/2011 
Buổi 7-8 : Văn tự sự (Tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt
Luyện kĩ năng viết lời văn, đoạn văn tự sự vận dụng ngôi kể, lời kể, thứ tự kể
Tập dựng đoạn, viết bài cụ thể
II. Tổ chức ôn tập
1. Lý thuyết
a. Lời văn
- Lời văn giới thiệu nhân vật thì có thể giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tâm hồncủa nhân vật.
Ví dụ : giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân: " Thần mình rồngphép lạ"
Thường sử dụng các cụm từ: " Ngày xưa", " Thuở ấy", " Về đời vua" khi mở đầu các truyện đời xưa.
- Lời văn kể sự việc trong văn tự sự thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
Ví dụ: Đoạn văn kể sự việc Thạch Sanh giết chằn tinh:
" Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim mắtchặt đầu quái vật và xách bộ cung tên đem về"
b. Đoạn văn tự sự
Cốt truyện được kể qua một chuỗi các tình tiết. Thông thường mỗi tình tiết được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn thường có một câu chủ đề nói lên ý chính, các câu còn lại nhằm bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề.
Ví dụ : Dùng cây buý thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng".
-> Câu in đậm là câu chủ đề, các câu còn lại kể rõ những việc làm của Mã Lương
c. Ngôi kể, lời kể
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
- Có 3 cách sử dụng ngôi kể
+ Ngôi kể thứ 3: gọi nhân vật bằng tên, người kể giấu mình-> Linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật-> Tính khách quan
+ Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy
+ Phối hợp ngôi kể 1 và 3 : giọng điệu tự nhiên, sinh động, chủ thể và khách thể tự sự giao hoà giao cảm
? Tìm các văn bản được kể ở ngôi 1, ngôi 3, kết hợp ngôi 1 và 3.
- Lời kể trong văn tự sự: Một tác phẩm tự sự thường có nhiều loại ngôn ngữ xen nhau, phối hợp với nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật
+ ngôn ngữ kể thể hiện diễn biến cốt truyện.
+ ngôn ngữ tả: tả nhân vtj, tả khung cảnh- làm nền, làm phông cho câu chuyện
+ ngôn ngữ nhân vật: lời đối thoại và độc thoại
d. Thứ tự kể 
- Kể xuôi( kể theo dòng chảy thời gian) sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau đến hết
Ví dụ: truyện cổ dân gian, truyện văn xuôi trung đại.
- kể ngược( sử dụng hồi tưởng và phép đồng hiện trong thứ tự kể) có lúc chuyện sau kể trước, chuyện trước kể sau, các sự việc đan chéo nhau. Mục đích là người kể gây bất ngờ, hứng thú tô đậm tính cách nhân vật
e. Các loại bài kể: 
 1. Kể chuyện đời thường,
 2. Kể chuyện tưởng tượng
- Kể chuyện đời thường là kể lại những việc mà mình đã thấy, đã nghe, đã biết
Kể chuyện đời thường phải coi trọng sự thật, người viết chỉ lựa chọn, sắp xếp chứ không được bịa.
Ví dụ: Em hãy kể lại một số chuyện vui trong lớp tuần qua
 - Hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc về tình bạn của em
 - Kể chuyện về ông bà của em
- Kể chuyện tưởng tượng: Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nào đó.
Ví dụ: - Hạt lúa tự kể chuyện mình.
 - Hãy kể về giấc mơ của một bông hoa
 - Hàng cây xanh nói về mình
2.Thực hành luyện tập
BT 1: Hãy dùng lời văn tự sự để viết đoạn văn giới thiệu từng nhân vật sau ( tự đặt tên cho nhân vật)
a. Một cậu học sinh thông minh, nhanh nhẹn, thích vui đùa.
b. Một cầu thủ bóng đá thiếu niên đầy tài năng.
BT 2 : Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc sau
a. Một học sinh dũng cảm nhận lỗi của mình trước cô giáo và trước cả lớp
b. Hai anh em nhường nhau một bắp ngô luộc
BT 3 : Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ 3 sao cho hợp lý và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:
" Anh Xiến tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khấc từng đốt, chõ xuống mắng tôi:
- Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nở đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt.
 Tôi ngoảnh nhìn lên: Anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi tốt! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây không dám xuống"
BT 4: Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sao cho hợp lý và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:
' Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa Thành; còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên bãi cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai, Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa Thành rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết"
BT 5: Cho đề văn" Kể một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của ông( bà) giànhcho mình
Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho câu chuyện? Lý giải vì sao em lại chọn như vậy?
 Ngày 14/11/2011
Buổi 9-10: Truyện ngụ ngôn, truyện cười
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nhận diện, phân loại truyện ngụ ngôn, truyện cười với các thể loại truyện dân gian khác
Làm rõ các đặc điểm thể loại qua các văn bản cụ thể
Phân tích được cái đáng cười
II. Tổ chức ôn tập
1. Truyện ngụ ngôn
a. Khái niệm
-Truyện ngụ ngôn là gì? Nhắc lại các truyện ngụ ngôn mà em đã học, đọc?
Là loại truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay văn vần, mượn câu chuyện về đồ vật,loài vật, cây cỏ hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người, nhằm nêu lên bài học luân lý
- Các văn bản đã học
+ ếch ngồi đáy giếng
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Thầy bói xem voi
+ Chân tay tai mắt miệng
b. Văn bản: " ếch ngồi đáy giếng", " Thầy bói xem voi"
? Làm rõ các đặc điểm của truyện ngụ ngôn qua 2 văn bản trên
- Nghĩa đen của từng câu chuyện
- Bài học rút ra ở từng truyện
- Nhận xét về nghệ thuật 
2. Truyện cười
a. Khái niệm: Truyện cười là loại truyện kể về những cái đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
b. Tóm tắt các truyện cười đã học
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
c Phân tích truyện " Lợn cưới áo mới"
gợi ý: phân tích tình huống truyện
 phân tích cái đáng cười, cười cái gì? vì sao cười?
 phân tích ý nghĩa của truyện
 phân tích nghệ thuật gây cười
Bài tham khảo
 Truyện này tiếng cười bật ra ở tình huống buồn cười. Hai anh hay khoe gặp nhau và cùng khoe. Có cử chỉ nực cười. Anh này thì:" tất tưởi chạy đến hỏi to".
Anh kia thì :"giơ ngay vạt áo bảo". Một anh thì khoe "con lợn cưới" Một anh lại khoe" cái áo mới". Anh nào cũng vừa hả hê vừa bực dọc! Hả hê vì người để được dịp để khoe! Bực dọc vì đợi suốt một ngày mới có dịp để khoe" cái áo mới". Bực dọc vì con lợn cưới chạy đi đường nào tìm chưa ra!
 Tiếng cười ở lợn cưới áo mới là tiếng cười châm biếm thói khoe khoang. Và đó cũng là bài học luân lý nhẹ nhàng mà sâu sắc: hay khoe khoang là lố bịch, để lại tiếng cười cho thiên hạ!
Ngày soạn 20/11/2011
Buổi 11: Danh từ, cụm danh từ
I. Mục tiêu cần đạt 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về danh từ, cụm danh từ: nhận diện, phân loại vào sơ đồ
-Thực hành đặt câu, dựng đoạn
II. Tổ chức ôn tập
1. Danh từ
a. Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
GV yêu cầu HS lấy ví dụ bằng cách cho HS lên bảng thi tìm danh từ
Ví dụ: Lan, Huệ, Hồng, cỏ, hoa, xe đạp, mưa, nắng, bão
b. Phân loại
GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống, mỗi loại lấy một ví dụ
 Danh từ
 Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị
DT chung DT riêng DT chỉ đơn vị DT chỉ đơn vị 
 tự nhiên qui ước
 chính xác ước chừng 
c. Chức vụ ngữ pháp của danh từ
- danh từ thường làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ thường có từ "là " đứng trước
Ví dụ: Cái bút màu đen -> DT làm CN
 Cô ấy là sinh viên -> DT làm VN
2. Cụm danh từ
a. Khái niệm: Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước hoặc đứng sau danh từ tạo thành
- Từ ngữ phụ thuộc đứng trước thường là số từ hoặc chỉ từ
- Từ ngữ phụ thuộc đứng sau thường là chỉ từ.
b. Mô hình cấu tạo
GV yêu cầu HS lập mô hình cấu tạo, lấy ví dụ điền vào mô hình :
 Phần phụ trước
 Phần trung tâm
 Phần phụ sau
 t2
 t1
 T1
 T2
 s1
 s2
Tất cả
những
con 
gà
mái tơ
ấy
c. Phân biệt danh từ, cụm danh từ
- Từ cấu tạo chặt chẽ, không thêm một tiếng nào vào được
 Cụm từ cấu tạo lỏng, xen tiếng vào được
- Đặt vào văn cảnh để phân biệt
3> Bài tập
Bài 1. Cho đoạn trích sau
 " Người ta kể lại rằng.dày đặc các hình"
 ( Cây bút thần )
 - Xác định các danh từ?
 - Phân loại các danh từ vừa tìm được?
Bài 2. Cho các danh từ : đồ đạc, bụng dạ, cha mẹ
 Đặt câu có các danh từ trên ở phần chủ ngữ?
 Đặt câu có các danh từ trên ở phần vị ngữ?
3. Cho đoạn trích
 " Một hôm, Mã Lươnghoàng cung"
 ( Cây bút thần ) 
 - Tìm cụm danh từ?
 - Điền các cụm danh từ vào mô hình?
Bài 4.a. Đặt các cụm danh từ có trung tâm là những danh từ sau đây 
 nhân dân, mèo, đồng bào, xe, nước, bàn ghế.
 b. Nhận xét các phụ ngữ trước và sau các danh từ đã cho?
Bài 5. Đặt 5 cụm danh từ có phụ ngữ là cụm chủ- vị ?
Bài 6. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè rồi xác định các danh từ, cụm danh từ trong đoạn văn em vừa viết.
 Ngày soạn 
Buổi 12: Số từ, lượng từ, chỉ từ
I. Mục tiêu cần đạt 
Củng cố và nâng cao khái niệm
Nhận diện phân tích trong những ngữ cảnh cụ thể, phân biệt chúng với nhau
Thực hành đặt câu, dựng đoạn
II. Tổ chức ôn tập
1. Số từ
a. Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng, số thứ tự cụ thể của sự vật mà ta nói đến.
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 -> Số lượng
 Lần thứ ba thức dậy
 Anh hốt hoảng giật mình
 -> Số thứ tự
b. Vị trí
- Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ
- Số từ chỉ số thứ tự đứng sau danh từ
c. Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
2. Lượng từ
a. Khái niệm: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều
Ví dụ: - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
 - Những là rày ước mai ao
 Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
b. Phân loại
- Lượng từ toàn thể là những từ chỉ toàn thể một sự vật hoặc toàn bộ mọi sự vật đứng đầu cụm danh từ. Lượng từ có ý nghĩa toàn thể đứng đầu cụm danh từ bao gồm các từ như: tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ, cả.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối loại này thường đứng ở vị trí thứ 2 trong cụm danh từ sau lượng từ chỉ toàn thể gồm ác từ như: những, các, mọi, mỗi, từng
Bài tập: Bài 1-> 5 sách " Một số kiến thức kĩ năng"
3. Chỉ từ
a. Khái niệm: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định vị trí của sự vật hiện tượng trong không gian hoặc thời gian
- Các chỉ từ thường gặp là: đâu, đấy, đó, nọ, này, kia
Ví dụ
- " Nay ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi chia nhau cai quản các phương"
- Sông Thương một dãi nông sờ
 Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
b. Chức vụ của chỉ từ
- Làm phụ ngữ trong cụm danh từ
 Của ta trời đất đêm ngày
 Núi kia đồi nọ sông này của ta
- Chỉ từ làm chủ ngữ trong câu
 Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
 Kìa đền thái thú đứng cheo leo
 Ví đây đổi phận làm trai được
 Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
- Chỉ từ làm trạng ngữ trong câu
 Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng
c.Vai trò của chỉ từ trong diễn đạt và biểu cảm
- Để tránh lặp từ dùng chỉ từ làm phép thế
Ví dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyện thống quí báu của ta.
- Tạo cảm xúc thẩm mĩ đặc sắc
 Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay
Bài tập
1. Tìm các chỉ từ trong truyện " Sự tích Hồ Gươm"
2. Tìm các chỉ từ trong truyện" Thạch Sanh" và thay bằng các từ ngữ thích hợp
 Ngày soạn : 
Buổi 13 Động từ, cụm động từ
I. Mục tiêu cần đạt
Nhận diện và phân biệt động từ, cụm động từ
Nhận diện trong ngữ cảnh, phân tích vào sơ đồ
Đặt câu, dựng đoạn văn có sử dụng các kiến thức trên
II. Tổ chức ôn tập
1. Lý thuyết : Động từ, cụm động từ.
a. Động từ là gì: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
b. Kết hợp với đã,sẽ,đang,sắp,cũng,vẫn,hãy,đừng,chớvề phía trước động từ tạo thành cụm động từ.
c. Chức vụ của động từ.
- Chủ yếu làm vị ngữ.
Ví dụ: Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
-Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ trên.
Ví dụ: Lao động là vẻ vang.
d. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do một động từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Tôi mở cửa, bạn lau bảng. Chúng ta cùng làm.
đ. Cấu tạo cụm động từ :
 Phần phụ trước
 Phần trung tâm
 Phần phụ sau
2. Bài tập :
BT1- 6 sách " Một số kiến thức kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6" Trang 50-51 , 56-58
Bài tập 2: Xác định cụm động từ trong các cụm từ sau:
-Vô cùng ngạc nhiên
- Hết sức sững sốt
- Khôi ngô tuấn tú vô cùng
-Tưng bừng nhất kinh kỳ
- Khiếp sợ vô cùng
Bài tập 3: Viết một đoạn văn miêu tả lọ hoa trên bàn cô giáo trong đó có sử dụng động từ , cụm động từ, tính từ , cụm tính từ.
 Ngày 
 Buổi 14 Tính từ, cụm tính từ
I. Mục tiêu cần đạt
Nhận diện và phân biệt tính từ, cụm tính từ
Nhận diện trong ngữ cảnh, phân tích vào sơ đồ
Đặt câu, dựng đoạn văn có sử dụng các kiến thức trên
II. Tổ chức ôn tập
1. Lý thuyết : Tính từ, cụm tính từ.
a. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
Ví dụ: Tiếng việt của chúng ta rất giàu đẹp.
b. Tính từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành cụm tính từ.
Ví dụ: Hai vợ chồng ở với nhau rất hạnh phúc.
c. Cấu tạo của cụm tính từ .
 Phần phụ trước
 Phần trung tâm
 Phần phụ sau
2. Bài tập :
Bài tập1:Tìm tính từ trong đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường làng.
Bài tập2: Đặt 5 câu có tính từ.
Bài tập3: Tìm các cụm tính từ trong các câu sau:
Bài tập4: Xác định các cụm tính từ trong các cụm từ sau:
-Vô cùng ngạc nhiên
-Hết sức sững sốt
-Khôi ngô tuấn tú vô cùng
-Tưng bừng nhất kinh kỳ
- Khiếp sợ vô cùng
Buổi 15 Ôn tập về văn bản
I. Mục tiêu
- Năm vững khái niệm văn bản
- Đặc điểm của văn bản
- Phương pháp tạo lập văn bản
- Kĩ năng liên kết, dựng đoạn, tạo lập văn bản
II. Tổ chức ôn tập
1. Lý thuyết
a. Khái niệm văn bản
- Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi.
Ví dụ: Bài ca dao" Công cha như núi Thái Sơn", bài thơ" Bánh trôi nước"
- Tính chất của văn bản: Là một thể thống nhất, Trọn vẹn về nội dung ý nghĩa, hoàn chỉnh về hình thức
Ví dụ: Bài ca dao" Công cha.
 đạo con" 
Hai câu đầu ngợi ca công cha nghĩa mẹ to lớn qua sự so sánh
HAi câu cuối nói về đạo làm con phải" Một lòng thờ mẹ kính cha", săn sóc phụng dưỡng cha mẹ- > đó là nội dung ý nghĩa vừa thống nhất vừa trọn vẹn
Về hình thức lại hoàn chỉnh: viết theo thể thơ lục bát, vần chân: sơn- nguồn, vần lưng: ra- cha- là..lối ví von, so sánh cụ thể, hình tượng
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu trong văn bản
Ví dụ: Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" nói lên sự đau buồn, mất mát của những đứa con thơ khi cha mẹ bỏ nhau, tình thương anh em trong bi kịch gia đình.
b. Liên kết văn bản
- Liên kết về nội dung ý nghĩa
- Liên kết về hình thức
- Tác dụng của liên kết: tạo sự chặt chẽ, liền mạch, tạo tính thống nhất hoàn chỉnh, trọn vẹn. Không liên kết thì văn bản sẽ rời rạc, xộc xệch
c. Bố cục và mạch lạc trong văn bản
- Bố cục văn bản là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý trong văn bản
- Tính chất của bố cục
+ cân đối, cân xứng
+ liền mạch, chặt chẽ
+ hoàn chỉnh, thống nhất, hợp lý
- Các phần của bố cục: thường có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
Mở bài: Nêu khái quát( câu chuyện, cảnh vật, vấ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_hay.doc