Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về từ láy và đại từ

- Làm bài tập ứng dụng củng cố, nâng cao.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1/ Từ láy:

- Phân loại từ láy

- Nghĩa của từ láy

2/ Đại từ

- Khái niệm đại từ

- Các loại đại từ

C. Nội dung ôn tập

I. Lý thuyết:

1.Khái niệm và phân loại từ láy: Vẽ sơ đồ tư duy

2.Khái niệm và phân loại đại từ ( Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ)

 

docx 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4283Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2013 TUẦN 1
 Ngày dạy: 04/10/2013 
 ÔN TẬP TỪ LÁY VÀ ĐẠI TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về từ láy và đại từ 
Làm bài tập ứng dụng củng cố, nâng cao.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1/ Từ láy:
Phân loại từ láy
Nghĩa của từ láy
2/ Đại từ
Khái niệm đại từ
Các loại đại từ
C. Nội dung ôn tập
I. Lý thuyết:
1.Khái niệm và phân loại từ láy: Vẽ sơ đồ tư duy
2.Khái niệm và phân loại đại từ ( Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ)
II.Bài tập:
Bài tập 1: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.
Bài tập 2: Xác định sắc thái ý nghĩa và đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ.
Bài tập 3: Gạch chân các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết đó là loại từ láy gì?
a. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
 (Huy Cận)
b. Thơ tôi: đê thắm, bướm vàng
Con sông be bé, cái làng xa xa.
Bài tập 4: Nghĩa của các từ mình trong các trường hợp sau có giống nhau không:
a) Giật mình, mình lại thương mình xót xa.( Truyện Kiều)
b) Mình nói với ta mình hãy còn son
 Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
 Con mình những trấu cùng tro
 Ta đi gánh nước rửa cho con mình.
 Bài tập 5: Xác định từ loại của các từ gạch chân sau đây:
a)Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
b) Thành Đại La có thế rồng cuộn, hổ ngồi.
c) Anh ấy vừa đi đã có người thế chỗ.
d) Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
 Một tiếng trên không ngỗng nước nào.(Nguyễn Khuyến)
e) Nhà bạn có mấy anh chị em.
Bài tập 6: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đại từ nào?
a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng.
b. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
c. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
 Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
d. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng. 
 Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu.
Bài tập 7: Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp mà em yêu thích có sử dụng từ láy, đại từ.
* Hướng dẫn trả lời
BT1
Các từ ghép: máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mông
Còn lại là từ láy
BT2: Giải nghĩa và đặt câu:
 Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối dễ thương.
Nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý.
Nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, hay chú ý đến việc nhỏ về quan hệ đối xử.
Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mong manh, yếu ớt.
Nhỏ nhẻ: : (nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi, với vẻ giữ gìn, từ tốn.
Bài 3: a.Lơ thơ, đìu hiu, chót vót=> Láy vần
 b. be bé, xa xa => láy hoàn toàn
Bài 4
Nghĩa của các từ mình trong các trường hợp đó không giống nhau:
a)Mình: chỉ bản thân người nói( Thúy Kiều)
b)Mình: trong bài ca dao lại chỉ người đối thoại, chính là cô gái mà chàng trai đang muốn giãi bày tâm sự.
Bài 5
a)Thế: đại từ
b) Thế: danh từ
c) Thế: động từ
d) mấy : lượng từ
e) Mấy : đại từ
Bài 6
-Tôi( trỏ người), này(trỏ vật), 
Bao nhiêu, bấy nhiêu(trỏ số lượng)
Ngày soạn : 08/10/2013 TUẦN 2
 Ngày dạy : 11/10/2013 ÔN TẬP TỪ HÁN VIỆT- VĂN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức về từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng và giải nghĩa từ Hán Việt. 
B. Nội dung kiến thức cần nắm
I. Lý thuyết
1.Yếu tố Hán Việt
- Đơn vị cấu tạo từ là tiếng. Tiếng dùng để cấu tạo từ HV gọi là yếu tố HV. Vd :
2.Từ ghép HV
a) Từ ghép ĐL ; sơn hà, huynh đệ...
 - từ ghép CP ; thạc mã, tái phạm....
b) Trật tự giữa các yếu tố trong các từ ghép HV có các đặc điểm sau :
- Trong từ ghép đẳng lập, kết hợp giữa các yếu tố HV là kết hợp ngang cho ta nghĩa tập hợp khái quát : giang sơn, quốc gia, sinh tử, vãng lai (qua lại).
- Trong từ ghép chính phụ, nếu tiếng chính là danh từ thì yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. VD : kim âu (chậu vàng), Nam quốc (nước Nam), thạch mã (ngựa đá).
- Các trường hợp còn lại trật tự giữa các tiếng giống như từ ghép thuần Việt.
3. Sử dụng từ HV
- Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩa to lớn của sự vật, sự việc : Hội phụ nữ, Hội nhi đồng cứu quốc...
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ : tiểu tiện, đại tiện
- Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc như đang sống lại trong bầu không khí xã hội xưa : trẫm, thần, bệ hạ, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong truyện cổ tích, truyền thuyết.
II. Bài tập
Bài tập 1 : Tìm những từ Hán Việt có trong các ví dụ sau :
 Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
 Nặng tình đồng chí lại đồng hương !
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn buâng khuâng mộng chiến trường !
Dẫu một cây chông trừ giặc Mĩ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương.
Đi đi, non nước cần anh đó
Tiền tuyến cần thêm ? Có hậu phương.... (Tố Hữu)
 b) Trên phương diện lí thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên hai quan niệm : chủ quyền thuộc về toàn dân và mọi người bình đẳng.
Bài tập 2.Phân loại các từ ghép chính phụ Hán Việt sau thành hai nhóm: yếu tố chính đứng trước và yêu tố chính đứng sau( dân cư, gia súc, mĩ nhân, vô duyên, quân tử, nhân ái, thi sĩ, phóng hỏa, biểu cảm)
Bài tập 3. Tìm từ hoặc yếu tố Hán Việt trong các câu sau và tìm từ thuần Việt đồng nghĩa?
 Thương anh hãy đứng xa xa
Dừng có đứng cận, người ta nghi ngờ.
 Thức lâu mới biết đem dài
Ở lâu mới biết con người có nhân.
c) Nước trên khe chảy xuống đồng bằng
 Ta nhất tâm đợi bạn, bạn dung dằng đợi ai?
 Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
 Thất bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua.
Bài tập 4
Sắp xếp các từ: tham lam, tham dự, tham quan, tham vọng, tham chiến theo các nghĩa dựa vào nghĩa của từ tham . Giải nghĩa yếu tố tham trong mỗi từ đó?
Bài tập 5
Phân biệt nghĩa của các từ sau và điền các từ đó: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hi vọng vào các chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp
Nhân dân ta đã đạt được nhiều trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nhà trường đã khen thưởng các em học sinh cóhọc tập tốt.
Nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ các ..của cách mạng.
Chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp kĩ thuật đối với khu đất này, nhưng đến nay vẫn chưa có ..
Chăm chỉ học tập thì .học tập mới cao.
Bác Hồ suốt đời ôm ấp một ..là nước nhà được độc lập, thống nhất, nhân dân được no ấm, tự do.
Con ngoan ngoãn, chăm chỉ, mẹ..nhiều ở con. 
Bài tập 6
Đặt câu với các từ sau:
Nồng nhiệt- nồng hậu
Khẩn cấp – khẩn trương
Bài tập 7
Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau và đặt câu với mỗi từ trên?
Cố chủ tịch – cựu chủ tịch
Cương quyết- kiên quyết
Bài tập 8
Tìm trong các văn bản đã học các từ ghép đẳng lập Hán Việt, từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng sau?
Bài tập 4
Cho đề bài sau đây:
 Mùa đông, bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại vui tươi. Ngọn lửa khi thì màu vàng rực rỡ, lúc thì lại màu xanh lét. Ngọn lửa liếm mãi, làm nước trong nồi sôi, cơm trong nồi chín, thịt trong nồi nhừ. Trên đời này, ngọn lửa thật có ích.
 Mùa đông lạnh lắm. Nhưng bé ngồi trong lòng mẹ thì luôn cảm thấy ấm áp. Một hơi ấm êm ái, dịu dàng. Có lẽ, trong người mẹ có một ngọn lửa. Ngọn lửa sưởi ấm cho bé.
 Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Cái cốc, cái thìa, cái dao, cái dĩa...tát cả đều lạnh. Nhưng đôi tay bé, bộ ngực của bé và đôi má hồng của bé vẫn ấp áp.Bởi trong bé có một ngọn lửa. Chả thế, mùa đông, mẹ thích hôn lên má bé.Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ.
 Thật thú vị biết bao, khi mỗi con người là một ngọn lửa thiêngliêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này.
Bài văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?
Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc tuôn trào, người viết đã dùng cách nào?
Người viết đã vận dụng khéo léo nghệ thuật đối lập để làm nổi bật nội dung
 Hãy chỉ ra cặp hình ảnh đối lập ấy?
Phân tích sự mạc lạc của bài văn trên. Sau đó đặt đầu đê cho bài văn.
Viết một đoạn văn ngắn, chỉ ra cái hay, cái ý nghĩa sâu sắc toát lên từ bài văn trên
 GỢI Ý
Bài 1:
Tình, đồng chí, đồng hương, tiền tuyến, chiến trường, luận, văn chương, tiền tuyến, hậu phương.
Phương diện, lí thuyết, chế độ, dân chủ, căn cứ, quan niệm, chủ quyền, bình đẳng.
Bài tập 2
Từ ghép có yếu tố chính đứng trước là: phóng hỏa, biểu cảm, vô duyên
Từ ghép có yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ là: cư dân, gia súc, mĩ nhân, nhân ái.
Bài tập 3: 
a. Cận –gần b.nhân – lòng thương người
c.nhất tâm – một lòng d. tam thập lục – ba mươi sáu
Bài tập 4
Tham(ham thích quá đáng, quá lớn): tham vọng, tham lam
Tham(dự vào, góp phần); tham dự, tham quan, tham chiến
Bài tập 5
Thành tựu(cái đạt được có một ý nghĩa lớp sau một quá trình hoạt động thành công)
Thàn tích( kết quả được đánh giá là tốt do nỗ lực mà đạt được)
Thành quả(kết quả quý giá đạt được của cả quá trình hoạt động đấu tranh).
Hiệu quả(kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại)
Kết quả(cái đạt được, thu được trong một công việc, 1 quá trình tiến triển)
Nguyện vọng( điều mong muốn chính đáng)
 Hi vọng(tin tưởng, mong chờ) 
Bài tập 6
- Chúng tôi cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn.
 - Anh ấy là con người nồng hậu
- Tình hình rất khẩn cấp, chúng ta phải chuẩn bị đối phó.
- Chúng ta phải khẩn trương triển khai kế hoạch.
Bài tập 7
Cố chủ tịch: vị chủ tịch đã qua đời
Cựu chủ tịch: Vị chủ tịch trước, phân biệt với vị chủ tịch đương nhiệm
Cương quyết( cương:cứng rắn, quyêt:nhất định) giữ vững ý định quyết không thay đổi.
- kiên quyết(kiên: bền bỉ) quyết tâm làm bằng được điều đã định, dù gặp trở ngại cũng không thay đổi.(Đối với địch thì phải cương quyết. Kiên quyết đập tan mọi âm mưu của địch)
Bài tập 8
Biểu cảm
Tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa quan sát vừa suy ngẫm.
Mùa đông >< ngọn lửa
Bài văn rất mạch lạc
Đoạn 1: Giới thiệu mùa đông bé ngồi ngắm ngọn lửa......ngọn lửa thật có ích (ngọn lửa: nghĩa chính)
Đ 2: Vẫn trong hoàn cảnh mùa đông, bá ngồi trong lòng mẹ rất ấm. Trong mẹ có một ngọn lửa sưởi ấm cho bé ( ngọ lửa: nghĩa chuyển).
Đ3Vẫn trong hoàn cảnh mùa đông, người bé rất ấm, vì trong bé cũng có ngọn lửa. Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ (nghĩa chuyển)
Đ 4: Kết luậ về sự thú vị của ngọn lửa.
=> Hình ảnh mùa đông và ngọn lửa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài, bài văn rất mạch lạc.
e) Viết đoạn văn 
Ngày soạn: 15/10/2013 
Ngày dạy: 18/10/2013 
TUẦN 3
ÔN TẬP TỪ HÁN VIỆT VÀ QUAN HỆ TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS sử dụng từ HV tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, tạo sắc thái trang nhã, tránh cảm giác thô tục ghê sợ.
- HS có ý thức sử dụng từ HV phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Năng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
- Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng từ HV và quan hệ từ.
B. Nội dung
I. Lý thuyết
1. Từ HV
2. Quan hệ từ
II. Bài tập 
Bài tập 1
 Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:
Giáo viên –thầy giáo
Độc giả - người đọc
Thính giả - người nghe
Bài tập 2
Đọc bài thơ sau và giải thích nghĩa của các từ in đậm, các từ đõ đã tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Bài tập 3
Hai từ “cho” sau đây từ nào là quan hệ từ:
Ông cho cháu quyển sách này nhé.
Ừ ông mua cho cháu đấy
Bài tập 4
Nhận xét cách dùng từ Hán Việt in đậm trong các câu sau:
Trong cuộc chạy đua ma-ra-tông hôm ấy, vận động viên Nguyễn Thành Nam lạc hậu rất xa. Nhưng anh vẫn cố gắng chạy về đích.
Buổi dạ hội cuối năm thật vui vẻ. Các chàng trai, cô gái mặc những bộ quần áo tối tân nhất, đẹp nhất.
Công viên vừa mua về một con thú mới. Người đến xem rất đông. Các khán giả đều trầm trồ khen con thú đẹp
Đặt câu với mỗi từ sau: lạc hậu, tối tân, khán giả.
Bài tập 5 
 Hai câu sau có điểm nào khác nhau ?
Cái xe đạp này tốt nhưng đắt.
Cái xe đạp này đắt nhưng tốt
Bài tập 6
Đọc đoạn văn sau:
Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chí ấy đáng trọng.
 Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy và nói tiếp
Hãy giải thích nghĩa của từ dung, truyền. Hai từ này góp phần tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
Bài tập 7
 Các cặp quan hệ từ sau đây biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ đó.
Nếu thì
Vì nên
Tuy nhưng
Để thì
Bài tập 8
Có thể thay từ mẫu thân cho từ mẹ trong đoạn văn sau không ? Vì sao?
 Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?
Bài tập 9
 Ở lớp 6 các em đã được học về từ mượn. Từ mượn gốc Hán là quan trọng nhất trong bộ phận mượn từ. Em hãi nhắc lại ý kiến của Hồ Chủ tịch về việc dùng từ mượn.
Bài tập 10
 Cặp quan hệ từ nếuthì trong câu sau biểu thị quan hệ từ gì? Thay cặp quan hệ từ đó bằng một quan hệ từ khác mà vẫn giữ được ý nghĩa quan hệ trong câu.
Nếu Thúy Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh.
Bài tập 11
Điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau các quan hệ từ thích hợp
a) Vòng trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn .vệt sáng.những con đom đóm bay là là trên mặt đấtlen vào những cành cây. AnLiên lặng lẽ ngước mắt lên nhìn các vì sao .tìm dòng sông Ngân Hàcon vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao latâm hồn hai đứa trẻ như dầy bí mậtxa lạlàm mỏi trí nghĩ,. Chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõngchị Tí
b)Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông đã phanh phui những mặt xấu xaxã hội đương thời, trong nhiều bài thơ hiện thực rất nổi tiếng , ông cũng thổ lộ những ước mơ cao cảngày nay nhân loạinhân dân trên đất nước ông cũng mới làm cho nó trở thành một phần hiện thực, có người cho rằng Đỗ Phủ  là nhà thơthời đại.là một nhà tiên tri
Bài tập 12
Chữa lỗi quan hệ từ trong các câu sau:
Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ còn nguyên tấm lòng ngay thẳng như lúc mẹ cha sinh ra nó.
Em tôi thích học toán và tôi thì không thích.
Nhưng với những người bận rộn lại thường là những người thấy mình luôn vui.
Bài tập 13.
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một món quà tuổi thơ trong đó có sử dụng quan hệ từ . Chỉ ra các quan hệ từ trong đoạn văn vừa viết.
II/ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bài tập 1
Giáo viên: người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đường
Thầy giáo: nguwoif đàn ông làm ngề dạy học, cũng chỉ chung những người dạy học nói chung( phạm vi sử dụng từ thầy giáo rộng hơn)
Độc giả: người đọc sách báo trong quan hệ với tác giả, nhà sản xuất
Người đọc: chỉ người đọc nói chung(phạm vi rộng hơn từ độc giả)
Thính giả: người nghe biểu diễn ca nhạc hoặc diễn thuyết
Người nghe: chỉ người nghe nói chung(phạm vi rộng hơn.)
Bài tập 2: Thi hài ông đang để tại nhà tang lễ(xác)
Chúng ta chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc.(đánh nhau)
Ngày quốc tế phụ nữ được tổ chức rất long trọng(đàn bà)
Bài tập 2
Hoàng hôn: lúc mặt trời vừa lặn, ánh sáng vàng, mờ dần.
Ngư ông: ông đánh cá
Mục tử: trẻ chăn trâu
Lữ thứ: nhà trọ
Bài tập 3
Có nhiều quan hệ từ có hình thức giống như danh từ và động từ( cần phân biệt)
Cho: động từ b)Cho: quan hệ từ
Hàn ôn: lạnh và ấm, chuyện trò thăm hỏi nhau khi gặp lại.
Bài tập 4
Lạc hậu: bị rớt lại phía sau, không theo kịp sự tiến bộ , phát triển chung của xã hội. Không dùng với nghĩa là rớt lại phía sau trong cuộc đua xe, thi chạy.
Tối tân: mới nhất, chỉ dùng với vũ khí hoặc thiết bị với sắc thái hiện đại nhất, tiên tiến nhất.
Khán giả: người xem, nhưng không chỉ người xem nói chung mà chỉ người xem các chương trình biểu diễn.
Đặt câu(dựa vào nghĩa trên để đặt câu cho phù hợp) 
Bài tập 5
Hai câu đã cho khác nhau giữa về trật tự từ tốt và đắt. Cách sắp xếp khác nhau nên ý nghĩa khác nhau
Cái xe đạp này tốt nhưng đắt. Không nên mua nó.
Cái xe đạp này đắt nhưng tốt. Mua nó đi.
Bài tập 6
Dung: tha thứ -Truyền: ra lệnh
Hai từ này góp phần tạo sức thái trang nghiêm, cổ xưa cho đoạn văn.
 Bài tập 7
Nếu thì
Điều kiện- kết quả, đối chiếu, so sánh
Vì nên
Nguyên nhânkết quả
Tuy nhưng
Nhượng bộtăng tiến
Để thì
Mục đíchsự việc
Bài tập 8
Không thể thay từ mẫu thân cho từ mẹ vì khi thay vào nó không phù hợp với sắc thái biểu cảm của đoạn văn là lời than, lời cầu mong sự giúp đỡ của đứa con với người mẹ thân yêu của mình.
Bài tập 9
Ý kiến của HCM: Phải biết quý trọng, giữ gìn tiếng nói dân tộc. Nếu từ nào tiếng ta có thì không nên mượn tiếng nước ngoài. Chỉ mượn tiếng nước ngoài những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Chỉ mượn khi thật cần thiết, tránh lạm dụng.
Bài tập 10
 Trong câu: Nếu Thúy Kiều .Cặp quan hệ từ biểu thị ý đối chiếu, so sánh. Có thể thay bằng từ (còn) 
Thúy Kiều là một người yếu đuối còn Từ Hải là kẻ hùng mạnh.
Bài tập 11
Các quan hệ từ cần điền theo thứ tự là: với, của, hay, và, để , và, đối với, và, và, nên, của.
 Các quan hệ từ là: của, đồng thời, mà, và, bởi vậy, vừa, của, vừa
Bài tập 12
Thay từ tuy bằng từ dù
Thay từ và bằng từ còn
Bỏ từ với

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_day_them_Ngu_van_7_hay.docx