A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp hs củng cố kiến thức đã học về tục ngữ.
- Rèn kĩ năng làm trắc nghiệm khách quan, nhận biết tục ngữ và luận điểm trong bài văn nghị luận.
B. TiÕn tr×nh lªn líp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Nội dung ôn tập:
đầy những hàm ý cao cả đó của Lê-nin đã để lại cho những thế hệ sau này thấm thía về cách học, cách suy nghĩ về ý thức học tập của mình. Đó là câu nói thật sự làm cho bao con người phải suy nghĩ về chính bản thân mình, cách làm việc thật sự có hiệu quả. ĐỀ 3 Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình? I. Mở bài - giới thiệu tác giả: sống ở thế kỉ 19, có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại - Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt bức tranh thái độ của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong hoàn cảnh khốn cùng" Sống chết mặc bay" II. Thân bài - Giải thích "Sống chết mặc bay" là vế đầu câu thục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi": Thái độ của bạn thày lang , thày cúng trong xã hội cũ - Sống chết mặc bay, nhan đề của truyện ngắn mà PHT đặt nhằm để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc. - Phép tương phản, tăng cấp được tác giả sử dụng qua hai hình ảnh: + Cảnh dân chúng cứu đê... + Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng vô trách nhiệm, xung quanh hắn: " bên canhj ngài, bên tay trái bát yến hấp phèn, để trong khay khảm , khói bay nghi ngút...hai bên nào là ống thuốc bạc, trông mà thích mắt" - Kẻ hầu người hạ... - Ham mê ván bài tổ tôm - Hắn cười hả hê vì thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh vỡ đê xảy ra, nhà cửa trôi băng, nước tràn lênh láng, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn... III. Kết bài - Nhà văn quả thực chọn cho tác phẩm của mìn nhan đề thật hay, thật sâu sắc, ý nghĩa - Đọc truyện, ta càng thêm căm phẫm bọn quan lại xã hội cũ vô trạch nhiệm, táng tận lương tâm - Thấy được nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến đê điều, dời sống của nhân dân Đề 4: Giải thích câu tục ngữ:"Có chí thì nên". 1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể. 2/ Thân bài: a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. - "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. b/ Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công? - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. - Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. - Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng. - Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng. 3/ Kết bài: - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. * Dàn bài 2 :có chí thì nên I/MB: - Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay. - Tục ngữ. II/TB: 1. Lí lẽ: - Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì". - Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. - Không có kiên trì thì không làm được gì. 2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công: - Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối... - Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ... 3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. 4. Dẫn chứng: - Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay... - Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự: "Không có việc gì khó Chỉ sở lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" III/KB: - Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí. - Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn. ĐỀ 5 Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài Thế nào là sống đẹp Đề bài : Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : Ôi ! Sống đẹp là thế nào , hỡi bạn ? ( Một khúc ca ) I . Tìm hiểu đề - Câu thơ của Tố hữu viết dưới dạng câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp của con người , vấn đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực . -Với thanh niên , học sinh ngày nay , sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức , rèn luyện hoàn thiện nhân cách , trở thành người có ích . - Để sống đẹp , con người cần : + xác định lí tưởng , mục đích sống đúng đắn , cao đẹp . + bồi dưỡng tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu . + làm cho trí tuệ , kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng , sáng suốt . + cần hành động tích cực , lương thiện , có tính xây dựng - Với đề bài này , có thể vận dụng các thao tác lập luận như : giải thích thế nào là sống đẹp ; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp ; chứng minh , bình luận bằng việc nêu gương những cá nhân , tập thể sống đẹp ; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp ; bác bỏ lối sống ích kỷ , vô trách nhiệm , thiếu ý chí nghị lực - Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế , có thể lấy dẫn chứng trong văn học II . Lập dàn ý 1. Mở bài . - Giới thiệu , dẫn dắt để nêu vấn đề . + trực tiếp : nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung , mục đích của câu thơ . + gián tiếp : lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn , đặc biệt đối với bạn trẻ . + phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi . - Nêu vấn đề : vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn , tích cực . 2. Thân bài a. Giải thích nội dung , ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu . - Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người . - Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh , văn hóa . - sống đẹp là : sống có ý nghĩa , sống có ích cho cộng đồng , quốc gia dân tộc , sống khẳng định năng lực bản thân , giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục , yêu mến , kính trọng , noi theo ; sống với tâm hồn , tình cảm nhân cách , suy nghĩ khát vọng chính đáng , cao đẹp . - Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn , thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp . b. Biểu hiện của lối sống đẹp - Sống có lý tưởng , mục đích đúng đắn , cao đẹp : + Sống tự lập , có ích cho xã hội . + sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng . + sống có ước mơ , khát vọng , hoài bão vươn lên , khẳng định giá trị , năng lực bản thân . - Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu : + hiếu nghĩa với người thân + quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh . + dũng cảm , lạc quan , giàu ý chí , nghị lực . + không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc . - Sống không ngừng học hỏi , mở mang trí tuệ , bồi bổ kiến thức : + học để biết , để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội , để khám phá chính mình . + học để sống có văn hóa , tiến bộ . + học để làm , để chung sống , để khẳng định chính mình . - Sống phải hành động lương thiện , tích cực : + không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp + hành động cần có tính xây dựng , tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể . c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp . - Thói ích kỷ , vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen , ti tiện , vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội : như nạn tham ô , phạm pháp , - Thói sống buông thả , tùy tiện , thiếu lý tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách , sống vô nghĩa , không có mục đích , vô giá trị , sống thừa . - Thói lười nhác trong lao động , học tập dẫn đến ngu dốt , thiếu kỹ năng sống , kỹ năng làm việc và quan hệ xã hội . - Sống vô cảm , thiếu tình yêu thương , lòng trắc ẩn dẫn đến cô độc , thiếu tính nhân văn . d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp. - Tích cực học tập trong cuộc sống , lịch sử , sách vở . - Xác định mục đích sống rõ ràng . - Rèn luyện đạo đức , tinh thần lao động , mở mang tri thức . 3 . Kết bài . - Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp . + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người , là tiêu chí đánh giá giá trị con người . + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở , gợi mở về lối sống đẹp , nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay . ĐỀ 6 Vai trò của sách đối với đời sống con người 1. Mở bài : - Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người - Trích dẫn câu nói 2. Thân bài : a) Giải thích ý nghĩa câu nói : Sách là gì ? + Là kho tàng tri thức : - Về thế giới tự nhiên - Về đời sống con người - Về kinh nghiệm sản xuất + Là sản phẩm tinh thần : - Sản phẩm của nền văn minh nhân loại - Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài - Hàng hóa có giá trị đặc biệt + Là người bạn tâm tình gần gũi : - Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời - Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người : + Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực : - Khoa học tự nhiên - Khoa học xã hội + Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian : - Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai - Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước b) Bình luận về tác dụng của sách + Sách tốt : - Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết - Giúp con người khám phá giá trị của bản thân - Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo + Sách xấu : - Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng - Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách c) Thái độ đối với việc đọc sách : - Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài - Cần chọn sách tốt để đọc - Phê phán và lên án sách có nội dung xấu 3. Kết bài : - Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách - Nêu phương hướng hành động của cá nhân ĐỀ 7 Đề: Hãy giải thích ý nghĩ của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công I/MB: - Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công" II/TB: 1. Giải thích: Thất bại là mẹ của thành công, nghĩa là: Thất bại "sinh ra" thành công - Giải thích nghĩa đen của luận điểm:"Ngừơi mẹ" - Giải thích nghĩa bóng của luận điểm: * Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình * Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD. 2. Tại sao người ta lại nói như vậy? Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm: - Có năng lực - Chớp được thời cơ Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công. - Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy. - Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công: - Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm - Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu - Niutơn, Lui Paxtơ... 3.Ý NGHĨA của nó như thế nào? Ta phải làm gì ? - Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được. - Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ. III/KB: - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề - Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình... Đề 8 : Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng? Dàn bài 1 : MB: *vđề cần giải thích: mọi người phải yêu thương nhau trong cuộc sống -trích ca dao TB: *giải thích nghĩa đen:nhiễu điều tấm tơ lụa đắt tiền-giá gương:vật= gỗ chạm khắc tinh xảo dùng để đỡ lấy tấm gương ->tôn vẻ đẹp giữ gín và bảo vệ nhau nghĩa bóng:con người trong 1 cộng đồng, xã hội phải biết yêu thương che chở lẫn nhau *vì sao:+chúng ta có chung cội nguồn(D/C:Âu Cơ và Lạc Long Quân) +vượt khó củng cố mối quan hệ cộng đồng +là tình cảm tự nhiên, đạo lí, truyền thống +cuộc sống có lúc thuận lợi nhưng cũng có lúc khó khăn-> phải biết thương yêu giúp đỡ nhau *Lợi: +nếu ta biết thương yêu tâm hồn sẽ cảm thấy thanh thản *hại: kẻ ko biết yêu thương con người->là 1 kẻ gỗ đá, vô hình dung đã tự biết mình thành 1 kẻ ích kỉ, sẽ bị cô lập *Kề ra biều hiện:quyên góp, ủng hộ, an ủi, động viên... xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho những người nghèo xây dưng làng S.O.S... KB: - Đưa ra lời khuyên - Rút ra bài học Dàn ý 2 : I.Mở bài: Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận. II.Thân bài: 1.Giảithích câu ca dao: ∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc của nhân dân ta ∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 2.Bình luận: ∙ Khẳng định lời khuyên: Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu của nhân dân ta. ∙ Mở rộng vấn đề: Bộc lộ bằng hành động cụthể Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác. III.Kết bài: ∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc. ∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ. * Một số đề SGK : Đề7(Đề 5 SGK-88) Em hãy giải thích lời khuyên của Lê nin :Học ,học nữa, học mãi . Bài làm:1 Mở bài: Lê nin – vị lãnh tụ vĩ đại cuả phong trào cách mạng vô sản Nga đầu thế kỉ XX đã có lời khuyên thật sáng suốt cho mọi người: Học! Học nữa! Học mãi! qua lời nói này Lê nin muốn khuyên chúng ta không ngừng học tập và câu nói trở thành phương châm sống của nhiều người. Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa của lời khuyên: - Học nữa: Học thêm, học nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học. - Học mãi: Học không ngừng, học suốt đời Câu nói của Lê nin khuyên chúng ta học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Chúng ta phải thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức. 2. Vì sao (Tại sao) Lê nin khuyên chúng ta không ngừng học tập? Tại sao chúng ta phải học? Câu trả lời thật đơn giản: Có học thì mới tiếp thu được tri thức và có tri thức chúng ta mới có thể làm tốt mọi việc. Những kiến thức ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng. Tri thức nhân loại là vô hạn. Để trí tuệ và tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người phải học tập. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ thì việc học tập lại càng quan trọng. Nếu dễ dàng thỏa mãn với những gì mình đã có thì điều đó chứng tỏ rằng ta đã lạc hậu, khôngđáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng học tập. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn. Người công nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao trình độ quản lí. Nông dân học tập để nắm vững khoa học, kĩ thuật, trồng trọt , chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất. Nhà khoa học cũng phải nghiên cứu học tập trong một thời gian dài. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy thuộc vào ý thức của mỗi người chúng ta. Có chịu khó học tập thì ta mới gặt hái được thành công. 3. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên đó?(Ta phải học tập ntn ) Ta phải học tập ntn để có kết quả? Trước hết chúng ta phải xác định mục đích học tập, nội dng học tập và phương pháp học tập. Nếu nắm vững, xác định mục đích học, chúng ta sẽ học tạp có kết quả. Học, học nữa, học mãi là mục đích cần đạt tới của thanh niên hôm nay: học để hiểu biết, học để có một nghề nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kĩ năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn. Ta phải học trong sách vở, ở nhà trường, ở thực tế cuộc sống. “Học” bao gồm cả học văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống. Vì vậy “học tập ” là nhiệm vụ suốt đời của mỗi người. Việc học có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định thành bại của một con người. Tuy vậy, hiện nay vãn có một số người coi thường việc học với suy nghĩ thiển cận là không cần học cũng kiếm ra tiền, vẫn sống. Họ không biết thất học là sự thiệt thòi, là nỗi bất hạnh của con người và nêu dân trí thấp thì một đất nước khó có thể phát triển về mọi mặt. Kết bài: Lời nhắn nhủ của Lê nin là một bài học quý giá giúp ta ý thức hơn nhiệm vụ học tập của mình. Tuổi trẻ chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của việc học, phải nỗ lực học tập không ngừng để nâng cao hiểu biết, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Bài làm 2: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê nin: Học! Học nưa! Học mãi!. Em có ý kiến gì trước lời khuyên đó Dàn bài: 1. Mở bài: - Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú. - Cuộc sóng không ngừng phát triển, cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời. - Lê nin khuyên thanh niên: Học! Học nưa! Học mãi! 2. Thân bài: a. ý nghĩa của lời khuyên: - Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức b. Tại sao cần phải học tập? - Có học tập mới tiếp thu được tri thức: + Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, để làm việc có hiệu quả hơn. + Nếu không học tập sẽ lạc hậu trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay. - Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo nhận thức của mỗi người . Có chịu khó học tập thì mới gặt hái được thành công + Ông giám đốc học tập để làm tốt công việc quản lí + Công nhân học tập để nâng cao tay nghề. + Nông dân học tập để nắm vững khoa học kĩ thuật tròng trọt, chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất. + Nhà khoa học cũng phải nghiên cứu , học tạp trong một quá trình lâu dài c. Mở rộng vấn đề: - Hiện nay, vẫn còn 1 số người giữ cách suy nghĩ thiển cận không cần học cho nên không quan tâm động viên nhắc nhở con cái học hành. Trình độ dân trí thấp là 1 trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển. - Học ! Học nữa ! Học mãi ! là mục tiêu phấn đấu của thanh niên. Chúng ta phải nỗ lực học tập để có trình độ hiểu biết, có 1 nghề nuôi sống bản thân. Học để nâng cao kĩ năng lao động , để bước vào đời vững vàng hơn - Học kiến thức trong sách vở và học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Học là nhiệm vụ quan trọng suốt cả đời người - Liên hệ: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.. 3. Kết bài: - Ngày nay tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có đủ tài đức xây dựng đất nước, quê hương giàu ngày càng giàu đẹp. Đề 8 (Đề a trang 98 sgk) Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ .để tham dự cuộc thi đó ,em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc Đi một ngày đang ,học một sàng khôn Thất bại là mẹ thành công Thương người như thể thương thân Đề 9(đề b –SGK trang 98)Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được NAQ gọi là những trò lố ? Tác phẩm Những trò lố hay là Va ren và PBCcủa NAQlà một tác phẩm giầu chất trí tuệ và tính hiện đại ,thể hiện một quan niêm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc .Cuộc chạm trán giữa Va ren và PBC cho thấy ngòi bút châm biếm sâu sắc của NAQ, những tấn trò mà Va ren bày ra với PBCđược NAQ gọi là những trò lố,tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để tạo nên tính chiến đấu sắc bén . Bác tưởng tượng ra chuyến công du của Va ren –tên toàn quyền đông Dương làm rùm beng rằng sang VN để đem tự do cho nhà cách mạng PBC,nhưng tất cả chỉ là cái vỏ giả dối để lừa công luận .Hắn nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC.Hắn chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuoi ở bên ấy đã . Thực chất chuyến đi Đông Dương của Va Ren là một chuyến du lịch hưởng thụ của cá nhân hắn ;hắn không hề quan tâm đến PBC.Tất cả chặng đường hắn đi qua ,hắn như một con rối diễn những trò lố –những trò lố bịch .Lố bịch nhất là khi hắn vào nhà giam gặp nhà cách mạng PBC,dụ dỗ Phan phản bội nhân dân ,phản bội tổ quốc một cách trơ chẽn . Bằng trí tưởng tượng kỳ diệu ,tg đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt ,giả nhân giả nghiã ,thủ đo
Tài liệu đính kèm: