Giáo án dạy thêm Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hồng Dương

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh.

-Cách làm bài văn thuyết minh ở các dạng bài cụ thể.

-Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh.

B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

I- Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

 

doc 132 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1527Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hồng Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con. 
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
a. Mở bài: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
b. Thân bài: 
- Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo)
 + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. 
 + Hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giàu chất suy tư của tác giả. Tác giả xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
- Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
 + Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. 
 + Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. 
 -> Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
- Hình ảnh cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm
+ Cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con 
+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ .
- Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
c. Kết luận:
- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên.
- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. 
- Ý nghĩa của bài thơ - Liên hệ cuộc sống.
Củng cố:
- Giáo viên củng cố kiến thức đã học cho học sinh.
Hướng dẫn về nhà:
* BÀI TẬP VỀ NHÀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 2: Sưu tầm những câu thơ, câu văn về Mẹ. Hãy chép lại những câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu)
 Gợi ý: Con là mầm đất tươi thơm
 Nở trong lòng mẹ - mẹ ươm mẹ trồng
 Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng
 Như con sông chở nặng dòng phù sa
 (Hát ru - Vũ Quần Phương) 
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 2: Cảm nhận về hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
Gợi ý:
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chủ đề.
b. Thân bài: 
* Cảm nhận về nguồn gốc , sáng tạo và nghệ thuật xây dựng hình tượng con Cò.
- Con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ. 
 - Hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. 
*Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
- Khi con còn trong nôi , tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc
- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ.
* Hình ảnh con cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. 
- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. 
- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa.
*Hình ảnh con cò với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời. 
 c. Kết luận:
 - Ý nghĩa của hình tượng con cò.
Đề 3. Tình mẹ lớn lao, sâu nặng qua bài thơ" Con cò" của Chế Lan Viên.
Đề 4. Từ bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên , hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẹ và lời ru của mẹ.
12/10/2014 CHỦ ĐỀ: CẢM HỨNG VỀ LAO ĐỘNG
Tiết 64, 65, 66: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
-Huy Cận-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	-Cảm nhận được vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trong thơ Huy Cận.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Tổ chức:
Kiểm tra:
Bài mới:
 I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả 
- Tên thật : Cù Huy Cận( 1919- 2005)
- Quê : Nghệ Tĩnh.
- Là nhà thơ lớn của phong trào thơ mới.
- Tham gia cách mạng từ trước 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng.- Thơ Huy Cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.
2. Tác phẩm
a. Nội dung
1. Cảnh ra khơi
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: 
Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
- Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp. 
2. Cảnh đánh cá
- Khung cảnh biển đêm: Thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi.
- Biển đẹp màu sắc lấp lánh: Hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông.
- Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say.
- Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc quan, yêu biển, yêu lao động.
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn.
3. Cảnh trở về (khổ cuối)
- Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển.
- Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
 b. Về nghệ thuật
Bài thơ được viết trong không khí phơi phới, phấn khởi của những con người lao động với bút pháp lãng mạn, khí thế tưng bừng của cuộc sống mới tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hoành tráng mơ mộng.
c. Chủ đề: Cảm hứng về lao động mới.
II. CÁC DẠNG ĐỀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
 Đề 1. 
 a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
 Gợi ý:
 a. HS nêu được:
 - Tác giả của bài thơ: Huy Cận
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
 b. Học sinh phải chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
 - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 - Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1: Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 Gợi ý: 
a. Mở bài:
- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.	
- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên- vũ trụ kỳ vĩ.
 b. Thân bài
 * Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
 - Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. 
 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.
 -> Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
 - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có của biển cả. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêm vẻ đẹp của biển khơi.
 * Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp.
 - Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
 - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
 - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
 - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
c. Kết bài: 
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. 
- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.
Củng cố:
- Giáo viên củng cố kiến thức đã học cho học sinh.
Hướng dẫn về nhà:
* BÀI TẬP VỀ NHÀ
1.Dạng 2 hoặc 3 điểm
 Đề 2: Hai câu thơ:“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
Gợi ý:
 Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
 - “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
 + “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”-> hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại, rực rỡ, ấm áp.
 - “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
 + Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”-> Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. 
Đề 3:
 a. Chép chính xác 4 câu cuối bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
 b. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, diễn tả cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ vừa chép ở trên.
2. Dạng 5 hoặc 7 điểm.
Đề 2:
Suy nghĩ của em về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ.
b. Thân bài:
* Cảnh ra khơi:
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Cảnh người lao động ra khơi : Mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động.
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi" 
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: 
 - Cảm nhận về biển : Giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người 
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài
"Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hóa, nói quá: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời ". Gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển
" Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
c. Kết bài:
Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày giàng được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
Đề 3 	
 Cảm nhận của em về hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận.
15/10/2014
CHUYÊN ĐỀ :
CẢM NHẬN TINH TẾ VỀ THIÊN NHIÊN 
VÀ NHỮNG SUY NGẪM VỀ CUỘC ĐỜI
Tiết 67, 68, 69: ÁNH TRĂNG
-Nguyễn Duy-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	-Học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm của Nguyễn Duy trong bài “Ánh trăng”.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Tổ chức:
Kiểm tra:
Bài mới:
 I- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả :
 - Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
- Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Phong cách thơ độc đáo - nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ).
- 1966: Nhập ngũ; 1975: Làm báo văn nghệ.
- Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973; Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984).
2. Tác phẩm:
a. Nội dung : 
- Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên là người bạn tri kỷ.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
b. Nghệ thuật:
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì thầm lặng suy tư.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.
c. Chñ ®Ò: Suy ngÉm vÒ cuéc ®êi
II- CÁC DẠNG ĐỀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 1:
 "Ánh trăng" là một nhan đề đa nghĩa. Hãy viết một đoạn văn ( từ 15-20 dòng) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng”, Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tác giả. Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời.
- Nhan đề “Ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - kí ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. 
- Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 1: Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ " Ánh trăng".
Gợi ý 
a. Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ.
 - Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người. 
b.Thân bài.
*Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
 - Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê.
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu. 
* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại: Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. 
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. 
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. 
+ “Trăng tròn”-> tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa. 
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. 
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. 
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. 
- Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. 
=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. 
c.Kết bài:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. 
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
 4.Củng cố:
- Giáo viên củng cố kiến thức đã học cho học sinh.
5.Hướng dẫn về nhà:
* BÀI TẬP VỀ NHÀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 2: Nhận xét đoạn cuối bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy.. 
Gợi ý:
Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: 
- Hình ảnh trăng được Nguyễn Duy miêu tả tròn đầy, vành vạnh, toả sáng khắp nơi. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 
- Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
 a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.
b. Thân bài:
 * Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
 - Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. 
- Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường, 
-> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.
 * Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người...
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. 
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. ..
- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ "ngẩng mặt", tâm trạng “rưng rưng” 
- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. 
- Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. 
c. Kết bài:
 "Ánh trăng" - một hình ảnh rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa. Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
1.Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2: 
 Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng"- Nguyễn Duy. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
Chép chính xác khổ thơ.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.
+ Là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là bạn của người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng.
+ Là biểu tượng quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
+ Là tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn không phai mờ, là bạn cũng là nhân chứng đầy tình nghĩa. Nhưng đó cũng là lời nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lý sống: con người có thể vô tình nhưng quá khứ, lịch sử thì mãi vẹn nguyên.
Đề 3: 
Xác định thời điểm ra đời của bài thơ "Ánh trăng" liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm. 
Đề 2: 
Xuyên suốt bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là hình tượng ánh trăng. Em hiểu hình tượng đó như thế nào?
Gợi ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận và suy nghĩ chung về vẻ đẹp của vầng trăng.
b. Thân bài:
* Cảm nhận và suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng, với những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
- Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên..., là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, thời chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thủy chung, là quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Vầng trăng là thiên nhiên , đất nước, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống...
- Là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải "giật mình" thức tỉnh lương tâm. 
- Vầng trăng vưà là hình ảnh nhân hóa, vừa là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng.
* Cảm nhận, suy nghĩ về sự thay đổi nhận thức của con người...
- Người bạn tri kỉ trong quá khứ là vầng trăng đã có lúc bị lãng quên...
- Hoàn cảnh, tình huống bất ngờ " Thình lình đèn vụt tắt" làm con người chợt nhận ra sự vô tình vô nghĩa.
- Cảm xúc rưng rưng là một sự thức tỉnh chân thành... con người rút ra bài học về cách sống ân nghĩa thủy chung.
c. Kết bài:	
 Bài thơ đánh thức lương tâm con người bằng một câu chuyện nhỏ với hình tượng thơ độc đáo: Ánh trăng.
Đề 3:
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong "Ánh trăng". Em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
 16/10/2014 Tiết 70, 71, 72: LẶNG LẼ SA PA
-Nguyễn Thành Long-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	-Hiểu và cảm nhận được văn bản đầy chất thơ, trữ tình trong “L ặng lẽ Sa Pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_them_ngu_van_9_chuan_nam20152016.doc