Giáo án Địa lí 6 - Bài 12 - Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

Bài 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực.

 - Bề mặt Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn đối nghịch nhau.

 - Hiểu được nguyên nhân, hiện tượng và tác hại của động đất và núi lửa.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và mô tả lại qua tranh ảnh cho học sinh.

3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, thích khám phá thế giới tự nhiên.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, hợp tác, tư duy, sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

 - Thiết bị: Tranh về tác động của nội lực và ngoại lực, phiếu học tập.

 - Học liệu: SGK, sách chuẩn KTKN, sách tham khảo.

2. Học sinh:

 - Vở ghi, SGK.

 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về động đất và núi lửa.

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Bài 12 - Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: 15/11/2017
Tiết: 14 Ngày dạy: 01/12/2017
Bài 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực.
 - Bề mặt Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn đối nghịch nhau.
 - Hiểu được nguyên nhân, hiện tượng và tác hại của động đất và núi lửa.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và mô tả lại qua tranh ảnh cho học sinh.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, thích khám phá thế giới tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, hợp tác, tư duy, sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
 - Thiết bị: Tranh về tác động của nội lực và ngoại lực, phiếu học tập.
 - Học liệu: SGK, sách chuẩn KTKN, sách tham khảo.
2. Học sinh: 
 - Vở ghi, SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về động đất và núi lửa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ). 
3. Tiến trình dạy học:
 Giới thiệu bài mới: (Cho học sinh xem đoạn clip về tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất). Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài. 
Hoạt động 1: Tác động của nội lực và ngoại lực.
Mục tiêu: Biết được tác động của nội lược và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất và hiểu được núi lửa và động đất là gì.
Phương pháp: Phương pháp giải quyết vấn đề: Khai thác tranh ảnh, tìm kiếm thông tin.
Kĩ thuật: Mảnh ghép.
Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm.
Thời gian: 5 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm và yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm hoạt động độc lập trong 3 phút, sau đó tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm trong 2 phút. Suy nghĩ về chủ đề đã được giao và ghi lại ý kiến của mình vào phiếu học tập.
Nhóm 1: Tìm hiểu về tác động của nội lực.
Nhóm 2: Tìm hiểu về tác động của ngoại lực. 
Nhóm 3: Tìm hiểu về núi lửa.
Nhóm 4: Tìm hiểu về động đất.
- Sơ đồ tư duy: (Phụ lục).
Hoạt động 2: Trình bày kết quả thảo luận.
Mục tiêu: Học sinh tổng hợp lại được kiến thức của bài học.
Phương pháp: Phương pháp giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy.
Hình thức hoạt động: Nhóm.
Thời gian: 20 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Cho học sinh di chuyển theo số thứ tự đã có sẵn để hình thành nhóm mới. Các nhóm thảo luận trong 5 phút sau đó tổng hợp nội dung trong 15 phút bằng sơ đồ tư duy.
 Hoạt động 3: Hệ thống kiến thức, giáo dục kỹ năng ứng phó và phòng chống thiên tai.
 Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức và biết cách ứng phó với một số thiên tai.
Phương pháp: Phương pháp định hướng hành động.
Kĩ thuật: Cộng tác, chúng em biết 3.
Hình thức hoạt động: Nhóm.
Thời gian: 10 phút.
GV: Yêu cầu trong 2 phút, các nhóm mang sơ đồ tư duy lên bảng để tổng hợp nội dung đã trình bày.
GV: Nhận xét, đánh giá về phần làm việc của các nhóm. Sau đó lựa chọn một sơ đồ tư duy thể hiện đầy đủ nội dung bài học, có hình thức đẹp mắt để tổng hợp nội dung kiến thức bài học.
GV: Gọi học sinh lên trình bày phần giáo dục kỹ năng ứng phó và phòng chống thiên tai.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố.
GV cho học sinh làm bài tập. (5 phút).
? Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp. 
Sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
Nội lực
Sinh ra ở bên trong Trái Đất
Có tác dụng nén ép vào đất đá, gây uốn nếp, đứt gãy
Ngoại lực
Chủ yếu gồm 2 quá trình phong hóa và xâm thực
Liên quan đến hoạt động núi lửa và động đất
2. Hướng dẫn học tập. 
- Tìm hiểu trước bài mới (Bài 13 địa hình bề mắt Trái Đất).
+ Nhóm 1: Núi và độ cao của núi.
+ Nhóm 2: Núi già, núi trẻ.
+ Nhóm 3: Địa hình cácxtơ và các hang động.
V. PHỤ LỤC: 
VI: RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 12 Dia li lop 6_12214662.docx