Giáo án Địa lí 7 - Năm học: 2017 - 2018

Tiết 1- Bài 1: DÂN SỐ

A. Mục tiêu bài học : Sau bài học HS cần

1. Kiến thức

- Hiểu biết về dân số và tháp tuổi, dân số là nguồn LĐ của địa phương

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó

2. Kỹ năng

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số

- Đọc biểu đồ dân số thế giới để thấy tình hình gia tăng dân số thế giới

3. Thái độ

- Ủng hộ các chính sách, hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí

 

docx 138 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Năm học: 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác trong nhóm để thực hiện bài tập nhóm, kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm, tự tin trong trình bày ý kiến trước lớp
* Thái độ
- Giúp HS yêu thích học tập bộ môn, học tập nghiêm túc, có thế giới quan khoa học, có những hành động tích cực trong việc hạn chế hiện tượng hoang mạc hoá đang diễn ra
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra ở Châu Phi
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Gô-bi ở Châu Á
- Tranh ảnh về cảnh quan, động vật, thực vật, con người ở môi trường hoang mạc
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Tranh ảnh về cảnh quan, động vật, thực vật, con người ở môi trường hoang mạc
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C.Tiến trình dạy học 
 	I. Tổ chức 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
7A
7B
7C
 	II. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra
III. Bài mới
	* Giới thiệu bài
	Giáo viên hướng dẫn HS quan sát một bức ảnh. Xem xong bức ảnh gợi cho em liên tưởng đến môi trường nào?( MT hoang mạc)
Vậy môi trường HM có đặc điểm ra sao? Sự thích nghi của Đ-TV ntn, chúng ta sẽ cùng đi khám phá trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm môi trường hoang mạc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
1. Đặc điểm của môi trường
CH: Em hãy kể tên các hoang mạc lớn trên TG mà em biết?
CH: Quan sát H 19.1: Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới :
- Hoang mạc thường phân bố ở đâu?
a, Vị trí:
- Tập trung chủ yếu dọc 2 đường chí tuyến
 - Giữa lục địa Á – Âu
- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua.
CH: Tại sao các hoang mạc lại hình thành ở những nơi này?
HS: 
- Dọc theo 2 đường chí tuyến: dải khí áp cao, hơi nước khó ngưng tụ thành mây, ít mưa
- Nằm sâu trong nội địa: xa biển, nhận được ít hơi nước do gió mang đến, ít mưa
- Ven biển có dòng biển lạnh: ngăn hơi nước từ biển vào, ít mưa
CH: Quan sát H 19.1: Nhận xét diện tích hoang mạc so với các môi trường địa lý khác trên thế giới? 
GV chuyển ý: Với vị trí như trên thì khí hậu MT hoang mạc có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần b.
- Hoang mạc chiếm 1/3 S đất nổi trên thế giới
b, Đặc điểm khí hậu:
HS: chỉ trên BĐ vị trí 2 hoang mạc
CH: Em hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xahara?
CH: Em hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Gô-bi?
Các yếu tố
Hoang mạc đới nóng
Hoang mạc đới ôn hoà
Mùa đông
(Tháng 1)
Mùa hè
(Tháng 7)
Biên độ nhiệt năm
Mùa đông
(tháng 1)
Mùa hè
( tháng 7)
Biên độ nhiệt năm
Nhiệt độ
140C
400C
260C
- 200C
200C
400C
Lượng mưa
Không mưa
Rất ít
8 mm
Rất ít
125mm
Sự khác nhau
- Mùa đông : ấm
- Mùa hè: rất nóng
- Biên độ nhiệt: cao
-Lượng mưa: rất ít
- Mùa đông : rất lạnh
- Mùa hè: không nóng
- Biên độ nhiệt: rất cao
-Lượng mưa: ít, ổn định
GV nhấn mạnh: MT hoang mạc không nóng như các e tưởng tượng, mà có cả những hoang mạc lạnh như HM gô-bi mà các e vừa tìm hiểu. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
CH: Nhận xét đặc điểm chung khí hậu của hoang mạc trên thế giới?
GV chuyển ý: Với sự khắc nghiệt và khô hạn của MT hoang mạc thì cảnh quan ở đây sẽ phát triển ra sao? Điều đó sẽ được lí giải trong phần c.
- Rất khô hạn, khắc nghiệt
- Sự chênh lệch nhiệt độ trong năm và ngày đêm rất lớn.
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh
CH: Nhận xét cảnh quan hoang mạc?
c. Cảnh quan:
- Chủ yếu là sỏi đá và cồn cát bao phủ
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh
CH: Thực vật ở đây phát triển như thế nào? 
HS: Cằn cỗi
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh
CH: Động vật ở đây như thế nào? 
HS: Ít, nghèo nàn
CH: Con người sống chủ yếu ở đâu?
HS: Thường sống ở các ốc đảo
GV: ( Cho HS quan sát tranh+ giới thiệu) Ốc đảo: là những vùng đất biệt lập nơi có thực vật trên hoang mạc, thường được bao quanh bởi suối hay những nguồn nước tương tự. 2/3 cư dân hoang mạc Xahara sống tại ốc đảo, nguồn lương thực chính là cây con và các ngũ cốc khác
GV chuyển ý: Với những đặc điểm khắc nghiệt về khí hậu, sinh vật ở MT hoang mạc sẽ sinh sống, tồn tại và phát triển như thế nào?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần 2.
2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường.
Thảo luận: theo kĩ thuật XYZ
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 6 – 8 HS, mỗi HS trá lời 3 câu hỏi, thời gian 5 phút.
- Nhóm 1,3: Phân tích sự thích nghi của TV?
- Nhóm 2,4: phân tích sự thích nghi của ĐV?
Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí.
Sau 5 phút, nhóm trưởng trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức, đưa ra bảng tổng hợp.
CH: nhận xét chung về sự thích nghi của Đ-TV?
* Thực vật: 
- Rút ngắn chu kì sinh trưởng
- Lá biến thành gai hoặc thân lá bọc sáp.
- Rễ to và dài 
GV: Cho học sinh quan sát tranh
CH: Động vật thích nghi bằng cách nào nữa, chúng ngủ nghỉ ra sao?
- Vùi mình trong cát và hốc đá
GV: Hiện nay, do bàn tay của con người và do biến đổi khí hậu, hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn đang diễn ra. Đó là quá trình hoang mạc hoá
CH: Ở Việt Nam, có diễn ra quá trình hoang mạc hóa không? Diễn ra ở đâu?
HS: có, diễn ra ở Ninh Thuận, Bình Thuận...
GV nhấn mạnh: VN không nằm trong MT hoang mạc, nhưng do con người làm cho MT bị suy thoái, biến đổi nên hiện tượng HM hóa ở VN ngày càng mở rộng, đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
CH: Hoang mạc hoá diễn ra ở mức độ cao để lại hậu quả gì?
HS: Mất thảm thực vật, đất đai sói mòn, thu hẹp diện tích đất canh tác
CH: Để hạn chế quá trình hoang mạc hoá, cần làm gì? Bản thân em cần làm gì?
HS: Cải tạo đất, rào chắn cát, trồng rừng, bảo vệ rừng...( - GDCD 6: Cần có những hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, hạn chế quá trình hoang mạc hoá)
IV. Luyện tập, củng cố
- GV hệ thống lại nội dung của bài qua sơ đồ tư duy.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: giải ô chữ ( trả lời 6 câu hỏi hàng ngang, tìm ra các chữ cái trong từ chìa khoá, rồi sắp xếp các chữ cái ấy thành 1 từ có nghĩa)
	Câu 1: Nơi tập trung đông dân cư ở hoang mạc ( Các ốc đảo)
	Câu 2: Lớp động vật sống nhiều trên hoang mạc ( Bò sát)
	Câu 3: Động-thực vật trên hoang mạc sống được là nhờ đâu? ( Thích nghi) 
	Câu 4: Châu lục nào có hoang mạc lớn nhất thế giới ? ( Châu Phí)
	Câu 5: Tên thường gọi của các hoang mạc cát? ( Sa mạc)
	Câu 6: Tính chất khí hậu nổi bật ở hoang mạc? ( Khô hạn)
	Từ chìa khoá: HOANG MẠC HOÁ
V. Hướng dẫn về nhà 
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Trả lời câu hỏi sau: “Châu lục nào trên Thế giới không có hoang mạc? Tại sao?”
- Đọc trước bài:” Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?”
DUYỆT GIÁO ÁN
Mỹ Lương, ngày tháng năm 2017
Tổ chuyên môn
Ngày soạn: 4/11/2017
Ngày giảng
7A:
7B:
7C:
TIẾT 21- BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần:
* Kiến thức
- Hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.
- Biết nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên TG và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc, ứng dụng vào cuộc sống.
* Kĩ năng 
Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí và tư duy tổng hợp.
* Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Ảnh về các hoạt động kinh tế ở hoang mạc
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Tiến trình bài học
I. Tổ chức
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
7A
7B
7C
II. Kiểm tra
Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc? Thực vật và động vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
III. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ốc đảo” / Tr.186 SGK
GV hướng dẫn HS quan sát các bức ảnh về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc ( Hình 20.1, 20.2/ Tr.64, H.20.3, 20.4/ Tr.65 sgk) và mô tả về các hoạt động kinh tế trong từng bức ảnh
- Tại sao ở hoang mạc trồng trọt lại phát triển trên các ốc đảo ? Ở đây chủ yếu trồng cây gì ?
- Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có các hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
- Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền quan trọng ở hoang mạc là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc?
- Một số dân tộc sống chở hàng hóa qua hoang mạc bằng phương tiện gì?
CH : Quan sát các ảnh 20.3 và 20.4/ Tr.65, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc?
GV bổ sung thêm về hoạt động tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc
1. Hoạt động kinh tế.
* Hoạt động kinh tế cổ truyền:
- Chăn nuôi du mục( dê, cừu, ngựa, lạc đà..)
- Trồng trọt trong ốc đảo(chà là, lúa mạch, rau đậu..), vận chuyển và buôn bán hàng hoá qua hoang mạc.
* Hoạt động kinh tế hiện đại: công nghiệp khai thác dầu khí, khoáng sản, nước ngầm dưới lòng đất (nhờ kĩ thuật khoan sâu) và hoạt động du lịch.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.5/ Tr.65 sgk, mô tả và nhận xét hiện tượng trong ảnh ?
- Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng mở rộng?
- Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
Hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.6 / Tr.66 sgk
- Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
- Liên hệ Việt Nam ta có hoang mạc hay không ? Chủ yếu phân bố ở đâu ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh và báo cáo với thầy cô giáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh và chốt kiến thức:
* Nguyên nhân :
- Do tự nhiên, do nạn cát bay
- Do biến động thời tiết, thời kì khô hạn kéo dài
- Do con người khai thác cây xanh quá mức, hoặc do gia súc ăn phá cây non
- Do khai thác đất cạn kiệt, đất không được chăm sóc, đầu tư cải tạo
*Biện pháp hạn chế sự phát triển của các hoang mạc:
- Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào
- Trồng cây che phủ đất và cải tạo khí hậu
IV. Củng cố
GV khái quát lại nội dung bài học.
V. Hướng dẫn về nhà
- Xác định lại ranh giới các đới khí hậu.
- Chuẩn bị bài “ Môi trường đới lạnh”
Ngày soạn: 4/11/2017
Ngày giảng
7A:
7B:
7C:
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH 
Tiết 22 - Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần :
* Kiến thức :
- HS biết được vị trí của đới lạnh trên bản đồ TG.
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đới lạnh.
- Biết tính thích nghi của động, thực vật với môi trường đới lạnh.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm Mt đới lạnh để hiểu và trình bày được đặc điểm khí hậu đới lạnh.
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan đới lạnh.
* Thái độ: Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Bản đồ châu nam cực.
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
7A
7B
7C
II. Kiểm tra
Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở môi trường hoang mạc? Biện pháp để hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc?
III. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Đặc điểm của môi trường.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 21.1/ Tr.67 và 21.2/ Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu ?
- Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu ?
- GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 21.3/ Tr.68 sgk.
Phân tích biểu đố nhiệt độ lượng mưa và rút ra đặc điểm khí hậu đới lạnh?
Yêu cầu HS quan sát các hình 21.4 và 21.5/ Tr.69, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó
- Trình bày đặc điểm thực, động vật ở đới lạnh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh và báo cáo với thầy cô giáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh và chốt kiến thức:
* Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.
- BBC: là Bắc Băng Dương
- NBC: là châu Nam Cực
* Khí hậu:
- Mùa đông lạnh kéo dài, có bão tuyết
- Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 10oC.
- Nhiệt độ trung bình năm < - 100C đến -500C)
- Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. TB<500mm
àKhí hậu vô cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt.
* Cảnh quan môi trường:
- Lớp băng dày bao phủ
- Trên biển vào mùa hạ có núi băng và băng trôi
- TV: nghèo nàn: rêu và địa y
- ĐV: dưới nước phong phú
- Dân cư: thưa thớt
GV cho HS đọc thuật ngữ “đài nguyên” SGK
- Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ ? So sánh và rút ra nhận xét ?
- Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ? 
- Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè?
- Quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ?
- Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào 
GV cho HS biết tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên, bằng hai cực tan ra. 
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Thực vật thưa thớt, chỉ phát triển vào mùa hè, thực vật đặc trưng là rêu và địa y và một số loài cây thấp lùn.
- Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.
+ Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.
IV. Củng cố: 
- GV chuẩn xác lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS trả lời CH 1, 2, 3, 4 SGK
	V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các vấn đề bảo vệ môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa.
- Chuẩn bị bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”
DUYỆT GIÁO ÁN
Mỹ Lương, ngày tháng năm 2017
Tổ chuyên môn
Ngày soạn: 10/11/2017
Ngày giảng
7A:
7B:
7C:
Tiết 23 - Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI 
Ở ĐỚI LẠNH
A. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Trình bày và giải thích được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh.
	- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
* Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
* Thái độ
- Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị giờ dạy
1. Giáo viên
- Tranh ảnh môi trường đới lạnh 
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Tiến trình dạy học
I. Tổ chức
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
7A
7B
7C
II. Kiểm tra
Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ? Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái đất ?
III. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn HS quan sát H22.1/ Tr.71 sgk
- Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc, địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế chính của họ là gì?
GV nhận xét, giới thiệu về người E-xki-mô là tổ tiên của các dân tộc ở đới lạnh.
Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam Cực?
- Quan sát H22.2 và 22.3/ Tr.72 SGK mô tả hiện tượng địa lí qua ảnh?
 - Nhận xét về các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc?
GV nhận xét, kết luận về các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
- Là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất.
+ La - pông:(Bắc Âu)
+ Chúc, I-a-kut, Xa-mô-y-et(Bắc Á)
+ I-núc (E-xki-mô) ở Bắc Mĩ và đảo Grơnlen
- Các hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Chăn nuôi tuần lộc.
+ Đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.
 2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS quan sát H22.4 và 22.5/ Tr.73, kết hợp đọc thông tin SGK cho biết:
Tên các tài nguyên, khoáng sản ở đới lạnh? Vì sao ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác?
Để khai thác tốt môi trường đới lạnh, các nước trên thế giới cần có giải pháp nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh và báo cáo với thầy cô giáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh và chốt kiến thức:
 - Là nơi có nguồn tài nguyên phong phú
 + Khoáng sản: (đồng, vàng, kim cương, uranium, dầu mỏ...)
 + Hải sản: cá
 + Thú có lông quý
 - Tài nguyên chưa được khai thác nhiều
 - Ngày nay, các hoạt động kinh tế chủ yếu của đới lạnh là khai thác dầu mỏ và khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến sản phẩm cá voi, chăn nuôi thú có lông quý.
 - Việc khai thác và nghiên cứu môi trường đới lạnh cần chú ý đến vấn đề bảo vệ các loài động vật quý và giải quyết sự thiếu nhân lực.
 - GV giới thiệu về các cuộc thám hiểm khám phá Bắc cực và Nam Cực trong thời gian gần đây và hậu quả của nó ( một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng...)
 - GV nêu cụ thể về các giải pháp bảo vệ động vật ở đới lạnh như chống các tàu săn bắt cá voi xanh ở Nhật Bản của tổ chức Hoà bình xanh, phát triển kĩ thuật, giao thông vận tải với tàu phá băng...
IV. Củng cố 
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3/ sgk/ tr 73
Băng tuyết phủ quanh năm
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm BT 3 vào vở, trả lời các CH trong SGK
- Ôn tập vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu của lớp vỏ khí.
- Xác định các dãy núi cao trên Thế giới trong bản đồ tự nhiên thế giới
- Đọc và xem trước bài “ Môi trường vùng núi”
Ngày soạn: 11/11/2017
Ngày giảng
7A:
7B:
7C:
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Tiết 24 - Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần 
* Kiến thức
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên TG.
* Kĩ năng
 - Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và đới ôn hòa.
* Thái độ
- Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường vùng núi
B. Chuẩn bị giờ dạy
1. Giáo viên
- Tranh ảnh cảnh quan vùng núi
- Ảnh Hoàng Liên Sơn
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Tiến trình dạy học
I. Tổ chức
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
7A
7B
7C
II. Kiểm tra:
Cho biết các hoạt động kinh tế chính của các dân tộc ở đới lạnh? Việc nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh có những khó khăn như thế nào ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Đặc điểm của môi trường
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn HS quan sát ảnh H23.1, H23.2 sgk và một số ảnh về cảnh quan vùng núi, kết hợp thông tin SGK hãy cho biết:
 - Hãy mô tả quang cảnh trong ảnh và rút ra nhận xét cần thiết?
 - Tại sao trên các đỉnh núi lại có tuyết phủ trắng?
 - Sự khác nhau về phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy An-pơ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
 - Nêu những khó khăn của vùng núi đối với đời sống của con người? Liên hệ thực tế ở Việt Nam 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Học sinh trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh và báo cáo với thầy cô giáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh và chốt kiến thức:
 - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao 
 + Khí hậu: càng lên cao nhiệt độc càng giảm
 + Sự phân tầng thực vật thành các vành đai cao ở các vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
 - Khí hậu và thực vật ở vùng núi còn thay đổi theo hướng của sườn núi.
 * Khó khăn: 
 - Độ dốc lớn-> lũ quét, lũ ống, sạt lở đất khi mưa to kéo dài, đe dọa cuộc sống của người dân sống của người dân ở các thung lũng phía dưới .Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại, khai thác tài nguyên....
GV hướng dẫn HS lấy ví dụ thực tế về trận lũ ống, lũ quét ở các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đang xảy ra do ảnh hưởng của các cơn bão số 11, 12 và 13 năm 2017 và liên hệ thực tế ở Phú Thọ.
- Về các thiệt hại của cơn lũ.
- Biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó.
- Đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi chịu ảnh hưởng của các điều kiện nào ?
- Lấy ví dụ cụ thể ở các dân tộc ở nước ta mà em biết ? 
Gọi HS đọc đoạn văn phần 2 SGK và cho biết các dân tộc ở vùng núi trên Trái Đất có đặc điểm cư trú như thế nào ?
- Vì sao ở mỗi dân tộc lại có đăc điểm cư trú khác nhau ?
2. Cư trú của con người
- Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Vùng núi thường là nơi thưa dân.
- Người dân ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau.
IV. Củng cố:
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và theo hướng sườn núi ở vùng núi An-pơ ?
V. Hướng dẫn về nhà
 - HS học bài cũ và trả lời các CH trong SGK
 - HS chuẩn bị bài ôn tập chương
DUYỆT GIÁO ÁN
Mỹ Lương, ngày tháng năm 2017
Tổ chuyên môn
Ngày soạn: 18/11/2017
Ngày giảng
7A:
7B:
7C:
Tiết 25: ÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docxDia Li 7_12260294.docx