Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung quốc) - Tiết 2: Kinh tế

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Sau bài học, học sinh cần:

- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc trên thế giới.

- Giải thích được sự phân bố của nền kinh tế TQ; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.

- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa TQ và VN.

- Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, TP. Thượng Hải, Hồng Koong, KCX Thẩm Quyến.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 34465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung quốc) - Tiết 2: Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 2: Kinh tế
 Trường thực tập: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh 
 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hà
 Sinh viên thực tập giảng dạy: Nguyễn Thị Lài
 Tiết chương trình: 
 Lớp giảng dạy: 11B1
 Thời gian: Thứ 2, tiết 3, ngày 3 tháng 3 năm 2014
 Ngày soạn: 8/03/2014.
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc trên thế giới.
- Giải thích được sự phân bố của nền kinh tế TQ; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa TQ và VN.
- Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, TP. Thượng Hải, Hồng Koong, KCX Thẩm Quyến.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của TQ (giá trị GDP, giá trị X-NK, sản lượng một số ngành sản xuất).
- Sử dụng bảng số liệu 10.1 để nhận xét kết quả phát triển kinh tế TQ và các hình 10.8, 10.9 để nhận xét sự phân bố của một số ngành kinh tế.
3. Về thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp biểu đồ.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở. 
- Phương pháp nêu vấn đề.	
III. Phương tiện:
- Bản đồ kinh tế Trung Quốc (hoặc hình 10.8 và hình 10.9 trong SGK).
- Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Nêu các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Tây và miền Đông - Trung Quốc ?
3. Bài mới:	
a. Khám phá: (1 phút)
b. Kết nối:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
 5 phút
12 phút
10 phút
5 phút
Hoạt động 1: Khái quát
- GV: Trung Quốc giành độc lập khi nào?
- HS: Trả lời.
- GV:
 Ngày 01/10/1949, TQ giành được độc lập và xây dựng kinh tế theo con đường XHCN. Với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, TQ đã tiến hành các cuộc cách mạng như: Cách mạng kinh tế (1949-1958), cách mạng văn hóa (1958-1978).Tuy nhiên do mắc những sai lầm nghiêm trọng của các chính sách, các cuộc cách mạng đã làm cho nền kinh tế TQ bị trì trệ.
 Trước tình hình đó, TQ đã tiến hành cải cách toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy từ năm 1978 đến nay, nền kinh tế TQ đã phát triển mạnh, năng động. Hiện nay TQ được mệnh danh là “con hổ” của TG với những thành tựu to lớn trong CN và NN.
- GV: Hãy cho biết từ năm 1978 đến nay TQ đã đạt được những thành tựu kinh tế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: kết luận và mở rộng
+ So với thế giới, TQ có tốc độ tăng trưởng GDP lớn nhất.
+ So sánh với VN: Cùng có xuất phát điểm, từ nền nông nghiệp lạc hậu.
 VN: Tốc độ tăng trưởng KT chậm.
 GDP/người: 500-700 USD/người/năm.
=> Sau một thời gian thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế TQ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và phát triển ngày càng mạnh.
Chuyển ý: Vậy các ngành kinh tế TQ đã có những thay đổi như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế 
- GV: chia lớp thành 2 nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp
- HS: thảo luận và trình bày
* Bước 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp
- Liên hệ bài cũ: 
+ GV: Nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển CN của TQ?
+ HS: Trả lời.
Tài nguyên phong phú (khoáng sản, thủy năng), vị trí thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cao.
- GV: Dựa vào nội dung SGK, cho biết các chính sách và chiến lược phát triển CN của TQ?
- HS: Trả lời.
- GV: Kết luận và mở rộng.
+ Nền kinh tế chỉ huy: Tương tự như nền kinh tế bao cấp của nước ta (Nhà nước chỉ huy chung các hoạt động phát triển kinh tế).
+ Đầu tư có trọng điểm:
• Giai đoạn 1: Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.
• Giai đoạn 2: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
• Giai đoạn cuối: Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và các ngành công nghiệp hiện đại (5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng).
+ Phát triển các ngành: VLXD, đồ gốm, sư, dệt may,...=>Tận dụng LĐ nông thôn.
- GV: Với những chiến lược trên, CN của TQ đã đạt được những thành tựu đáng kể nào? (Tham khảo nội dung SGK và phân tích bảng 10.1 để làm rõ)
- HS: nghiên cứu SGK và bảng 10.1 để trả lời.
- GV: Bổ sung và kết luận.
+ Sản phẩm đứng đầu TG: Than, thép, xi măng, phân đạm.
+ Sản lượng các ngành công nghiệp tăng: ví dụ cụ thể.
+ Việc chế tạo thành công tàu vũ trụ là một bước ngoặc to lớn trong CN vũ trụ của TQ trên TG.
- GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ công nghiệp (hình 10.8) và nội dung SGK, nhận xét và giải thích về sự phân bố CN của TQ ? (gọi 1 HS lên bảng phân tích bản đồ)
Gợi ý: 
+ Các TTCN tập trung ở đâu? Vì sao lại phân bố như vậy?
+ Kể tên các TTCN? Quan sát bảng chú giải đọc tên các ngành công nghiệp của những TTCN chính?
- HS: Trả lời 
- GV: Kết luận.
+ Tập trung chủ yếu ở miền Đông, nơi có: Tài nguyên (khoáng sản, nước), địa hình đồng bằng, giao thông thuận lợi, dân cư đông và có tay nghề cao.
* Bước 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp
- Liên hệ bài cũ:
+ GV: Hãy phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp của TQ?
+ HS: Trả lời.
- GV: Dựa vào nội dung SGK, cho biết các chính sách và chiến lược phát triển NN của TQ?
- HS: Trả lời.
- GV: Kết luận và mở rộng.
- GV: Với những chiến lược trên, CN của TQ đã đạt được những thành tựu đáng kể nào? (Tham khảo nội dung SGK và phân tích bảng 10.3 - trang 97 để làm rõ)
- HS: nghiên cứu SGK và bảng 10.1 để trả lời.
- GV: Bổ sung và kết luận.
Nông sản: Lương thực, bông, thịt lợn, củ cải đường, mía, chè, thuốc lá,...
- GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ nông nghiệp (hình 10.9) và nội dung SGK, nhận xét và giải thích về sự phân bố NN của TQ ? (gọi 1 HS lên bảng phân tích bản đồ)
Phân bố:
• Trồng trọt: Phía Bắc (Nông sản ôn đới: Lúa mì, khoai tây, củ cải đường)
 Phía Nam (Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới: Lúa gạo, mía, chè, thuốc lá)
• Chăn nuôi: Miền Tây (Cừu, ngựa)
GV kết luận: Với những thành tựu về CN và NN, nền kinh tế TQ ngày càng phát triển và có vị trí cao trên trường thế giới.
Chuyển ý: TQ là nước nằm ở phía Bắc của nước ta, quan hệ của VN và TQ đã có từ rất lâu đời. Trong thời hiện nay, quan hệ của hai nước có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục III.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- GV: Yêu cầu HS tham khảo nội dung SGK và vốn hiểu biết trình bày mối quan hệ Việt - Trung?
- HS: Trả lời.
- GV: Kết luận.
Hiện nay cần quan tâm tới vấn đề biển - đảo, xung đột biên giới.
- GV: Quan hệ buôn bán giữa TQ - VN thông qua các cửa khẩu nào?
- HS: Trả lời.
Móng Cái, Hữu Nghị, Hà Khẩu.
I. Khái quát:
- Trung Quốc thực hiện công cuộc hiện đại hóa bắt đầu từ năm 1978 (HĐH CN, HĐH NN, HĐH KHKT - QP, mở rộng giao lưu với các nước).
- Thành tựu:
+ Kinh tế phát triển mạnh:
• Tốc độ tăng trưởng GDP: 8% (thứ nhất thế giới).
• Tổng GDP:1649,3 tỉ USD (thứ 7 thế giới)
• GDP/người: 1269 USD/người/ năm.
+ Xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
- Nguyên nhân:
+ Chính trị ổn định.
+ Khai thác nguồn lực trong và ngời nước.
+ Phát triển và vận dụng KHKT.
+ Chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp:
a. Chiến lược phát triển
- Chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
- Mở cửa: Giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao.
- Chủ động đầu tư có trọng điểm.
- Phát triển công nghiệp nông thôn.
b. Thành tựu
- Công nghiệp TQ phát triển với tốc độ nhanh.
- Sản lượng 1 số ngành tăng nhanh và đứng đầu TG.
- Phát triển 1 số ngành công nghiệp hiện đại.
- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
c. Phân bố
- Tập trung chủ yếu ở miền Đông đặc biệt là vùng duyên hải.
- Cuối những năm 90 chú ý phát triển công nghiệp ở miền Tây.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh,...
2. Nông nghiệp
a. Chiến lược phát triển nông nghiệp
- Giao đất cho người dân.
- Phát triển CSHT NN nông thôn.
- Áp dụng KHKT hiện đại.
- Miên thuế NN.
b. Thành tựu
- Sản lượng nông nghiệp tăng, nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới.
- Sản phẩm đa dạng.
- Trong cơ cấu sản lượng, trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi.
c. Phân bố
- Miền Đông: Nông nghiệp trù phú.
- Miền Tây: Chăn nuôi gia súc.
III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm hợp tác: ”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
- Kim ngạch thương mại tăng và các mặt hàng trao đổi đa dạng.
4. Cũng cố/ đánh giá – thực hành/ luyện tập: ( 2phút)
Câu 1: Trung quốc tiến hành công cuộc hiện đại hóa vào thời gian nào:
a. 1948
b. 1958
c. 1978
d. 1978 => nay
Câu 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của TQ đứng thứ bao nhiêu của TG:
a. Thứ hai c. Đứng đầu TG
b. Thứ ba d. Tất cả đều sai
Câu 3:Lúa gạo là nông sản chính của vùng:
a. Hoa Nam, Hoa Bắc b. Hoa Trung, Hoa Nam
c.Hoa Trung, Đông Bắc d. Miền Tây
Câu 4: Việc đầu tưu có trọng điểm ở TQ trải qua bao nhiêu giai đoạn:
a. 2 giai đoạn
b. 3 giai đoạn
c. 4 giai đoạn
d. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 5: Bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp là do:
a. Diện tích đất canh tác ít
b. Trình độ canh tác còn lạc hậu
c. Người dân còn ít quan tâm đến SXNN
d. DS quá đông.
5. Hoat động nối tiếp: ( 1 phút)
- Dặn dò Hs về nhà học bài và làm bài tập trong SGK.
- Xem trước bài Thực hành Trung Quốc và chuẩn bị máy tính, thước để làm bài thực hành.
Quảng Điền, ngày 1 tháng 3 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn CM: Sinh viên thực tập
 Nguyễn Thị Hà Nguyễn Thị Lài

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Cong_hoa_nhan_dan_Trung_Hoa_Trung_Quoc.doc