Giáo án Địa lý 6

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Giúp hiểu về thế giới xung quanh.

b. Kỹ năng: Đánh giá.

c. Thái độ: bồi dưỡng ý thức học bộ môn.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên: sách giáo khoa, giáo án.

b. Học sinh:. Sách giáo khoa, Chuẩn bị bài

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Đàm thoại.

 

doc 95 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1594Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂU:
a. Kiến thức: - Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức khái quát và vững chắc về kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội.
b. Kỹ năng: Viết, cách trình bày bài kiểm tra.
c. Thái độ: Giùao dục tính trung thực.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, đáp án và câu hỏi.
b. Học sinh: Chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : - Tự luận, trắc nghiệm khách quan.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: Kdss. 1’
4.2. Ktbc: Không.
4.3. Bài mới: 42’
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
I. Tự luận: 7đ.
Câu 1: Trình bày sự vận động của Trái Đất quanh trục? (5đ).
Câu 2: Tại sao Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh trong năm? (2đ)
II. Trắc nghiệm: (3đ).
Chọn ý đúng nhất:
1. Vận động của Trái Đất quanh Mặt trời trong thời gian: (1đ).
a. 366 ngày 6 giờ.
b. 365 ngày 6 giờ.
c. Tất cả đều sai.
2. Núi già có đặc điểm là: (1đ).
a. Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng cạn.
b. Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
c. ý a đúng.
3. Núi Bà Đen ở Tây Ninh cao: (1đ).
a. 986 m.
b. 987 m.
c. 988 m.
I. Tự luận: 7đ.
Câu 1: 4đ.
- Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây – Đông.
- Được một vòng quanh trục trong thời gian 24 giờ.
- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
- Giờ gốc là giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua gọi là giờ GMT
- Phía đông kinh tuyến gốc có giờ sớm hơn phía tây
- Đường đổi ngày quốc tế nằm trên kinh tuyến 1800
Câu 2: (2đ)
- Do trục Trái Đất luôn luôn nghiêng và không đổi hướng.
- Hai nửa cầu lần lượt thay nhau hướng về phía Mặt Trời.
II. Trắc nghiệm: ( 3đ).
1. b đúng.
2. c đúng.
3. a đúng.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 1’
 - Nhắc nhở học sinh xem lại bài kiểm tra.
- Thu bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Địa hình BMTĐ (tt).
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nd: Tuần 18.
Tiết: 18 Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tt).
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình: Đồng bằng, cao nguyên và đồi qua tranh ảnh, hình vẽ.
b. Kỹ năng: Quan sát tranh ảnh, mô hình.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, mô hình địa hình.
c. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng mô hình khai thác kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’ Kdss.
4.2. Ktbc: không.
4.3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1.
* Sử dụng mô hình khai thác kiến thức.
- Quan sát mô hình địa hình.
+ Bình nguyên là dạng địa hình như thế nào?
 TL:
+ Bề mặt của bình nguyên như thế nào?
 TL: Tương đối bằng phẳng hơi gợn sóng ( do nguyên nhân hình thành).
+ Có mấy loại bình nguyên?
 TL: Có 2 loại bình nguyên:
 - Bào mòn: Hơi gợn sóng.
 - Bồi tụ: Bằng phẳng do phù sa bồi đắp thuận lợi phát triển nông nghiệp 
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
* Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho quan sát mô hình địa hình.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
** Nêu sự khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
 TL: - Giống nhau: Tương đối bằng phẳng và rộng lớn.
 - Khác nhau: . Đồng bằng có độ cao < 200 m.
 . Cao nguyên: Dộ cao > 500 m sườn dốc.
+ Địa hình cao nguyên thuận lợi phát triển kinh tế như thế nào?
 TL: 
Chuyển ý. Hoạt động 3
* Phương pháp đàm thoại.
+ Đồi thường xuất hiện ở vùng nào?
 TL: Vùng chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng ( trung du)
+ Nêu độ cao của đồi? Đỉnh, sườn?
 TL: Đỉnh bát úp, sườn thoải.
- Giáo viên cho quan sát tranh ành vùng đồi của VN.
- Đọc bài đọc thêm.
1. Bình nguyên:
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp độ cao < 200 m.
- Có 2 loại đồng bằng bồi tụ và bào mòn.
2. Cao nguyên:
- Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng sườn dốc độ cao tuyệt đối từ 500 m trở lên.
- Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gai súc.
3. Đồi: 
- Là vùng chuyển tiếp từ miền núi đến đồng bằng.
- Độ cao không quá 200 m thường tập trung thành vùng đồi trung du ở VN.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
+ Bình nguyên là dạng địa hình như thế nào?
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp độ cao < 200 m.
- Có 2 loại đồng bằng bồi tụ và bào mòn.
+ Chọn ý đúng: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao từ:
a. 200 m trở lên.
@. Từ 500 m trở lên.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’.
- Học bài.
Chuẩn bị bài: Các mỏ khoáng sản. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 HỌC KÌ II.
Nd: Tuần: 19.
Tiết 19. Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Học sinh hiểu.
- Khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.
- Phân biệt các loại khoáng sản theo công dụng.
b. Kỹ năng:Phân loại khoáng sản.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vê TNTN.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, Sgk, tập bản đồ 1 số mẫu khoáng sản.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trực quan. Hoạt động nhóm.
- 
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: (1’).
4.2. Ktbc: không.
4.3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1.
* Hoạt động nhóm.
+ Khoáng sản là gì?
 TL: 
- Giáo viên: Trong lớp vỏ TĐ, các nguyên tố hóa học thường chiếm tỉ lệ nhỏ rất phân tán khi chúng tập trung với tỉ lệ cao thì gọi là quặng.
VD: Quặng sắt ở VN chứa 40 – 60 kim loại sắt.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
** Quan sát bảng 49 sgk, quan sát mẫu khoáng sản. Khoáng sản được phân thành mấy loại? Kể tên, công dụng từng loại? 
 TL: 
# Giáo viên: - 3 loại.
 + Năng lượng; Than, dầu mỏ khí đốt, - nhiên liệu cho công nghiệp NLượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
 + Kim loại: Đen: Sắt mang gan, ti tan, crôm.
 Màu: Đồng, chì kẽm.
 = Nguyên liệu cho công nghiệp .
 + Phi kim loại: Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi - Sản xuất phân bón, gốm sứ, VLXD.
+ Liên hệ thực tế?
 TL: 
- Ngày nay với sự tiến bộ con người tạo ra 1 số loại khoáng sản bổ xung như năng lượng mặt trời, thủy triều.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
* Quan sát mẫu khoáng vật.
+ Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành như thế nào?
 TL: 
+ Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành như thế nào?
 TL: 
+ Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản?
 TL: - 90% quặng sắt hình thành cách đây khoảng 500 – 600 triệu năm.
 - Than 230 – 280 tr năm.
 140 – 195 tr năm.
 - Dầu mỏ từ xác sinh vật – dầu mỏ cách đây 2 – 3 tr năm.
- Quan sát các mẫu khoáng sản, chỉ nơi phân bố.
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ khoáng sản?
 TL: 
1. Các loại khoáng sản:
- Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng làm khoáng sản.
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản:
+ Khoáng sản năng lượng.
+ Khoáng sản kim loại.
+ Khoáng sản phi lim loại.
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
- Những khoáng sản hình thành do mác ma rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ gọi là mỏ nội sinh.
- Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất ở nơi trũng gọi là mỏ khoáng sản ngoại sinh.
- Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả.
 4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Như thế nào là các loại khoáng sản?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng làm khoáng sản.
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản:
+ Khoáng sản năng lượng.
+ Khoáng sản kim loại.
+ Khoáng sản phi lim loại.
+ Chọn ý đúng: Mỏ nội sinh được hình thành do:
a. Mác ma.
b. Do tích tụ vật chất.
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: Thực hành. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nd: Tuần: 20.
Tiết: 20 Bài 16: THỰC HÀNH.
 ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: - Học sinh biết khái niệm đường đồng mức.
- Có khả năng đo, tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
b. Kỹ năng: Giáo dục ý thức học bộ môn.
c. Thái độ: - Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, Lược đồ H 44 pto.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng lược đồ khai thác kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss.
4.2. Ktbc: 4’.
+ Như thế nào là các loại khoáng sản?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng làm khoáng sản.
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản:
. Khoáng sản năng lượng.
. Khoáng sản kim loại.
. Khoáng sản phi lim loại.
+ Chọn ý đúng: Mỏ nội sinh được hình thành do:
a. Mác ma.
@. Do tích tụ vật chất.
4. 3. Bài mới: 33’
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1.
** Hoạt động nhóm.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Đường đồng mức là đường như thế nào?
 TL: 
# Giáo viên: Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
* Nhóm 2: Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
 TL: 
# Giáo viên: Đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, dộ dốc, hướng nghiêng.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
** Sử dụng lược đồ khai thác kiến thức.
- Quan sát H44. Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
+ Xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh núi A1 – A2
 TL: Hướng Đông – Tây.
+ Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức là bao nhiêu?
 TL: 100m.
+ Tìm độ cao của các đỉnh núi A1; A2; B1; B2; B3?
 TL: - A1: 900m; A2: trên 600m.
 - B1: 500m; B2: 650m; B3: trên 500m.
+ Tìm khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi  A1 đến đỉnh A2?
 TL: 7.500m.
+ Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1 cho biết sườn nào dốc hơn?
 TL: Sườn tây dốc hơn và các đường đồng mức phía tây sát nhau hơn ở sườn phía đông.
Bài tập 1:
- Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
- Đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, dộ dốc, hướng nghiêng.
Bài tập 2:
+ Hướng Đông – Tây.
+ 100m.
+ A1: 900m; A2: trên 600m.
- B1: 500m; B2: 650m; B3: trên 500m
+ 7.500m.
+ Sườn tây dốc hơn.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
- Đánh giá tiết thực hành.
- Cho học sinh lên xác định lại các đường đồng mức.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Lớp vỏ khí.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nd: Tuần: 21.
Tiết: 21 Bài 17: LỚP VỎ KHÍ. 
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: 
- Học sinh biết thành phần của lớp vỏ khí. Biết vị trí và đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp odôn trong tầng bình lưu.
- Giải thích nguyên nhân hình hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.
b. Kỹ năng: Trình bày vị trí các tầng của lớp vỏ khí.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk. Tranh lớp vỏ khí.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức 
- Hoạt động nhóm. – Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức. – Phân tích 
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss.
4.2. Ktbc: không.
4. 3. Bài mới: 37’
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1.
** Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức.
** Phân tích.
- Quan sát biểu đồ H 54 ( các thành phần của lớp vỏ khí).
+ Thành phần của không khí? Tỉ lệ?
 TL: 
+ Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất?
 TL: Lượng hơi nước nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
- Giáo viên: + Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng.
 + Hơi nước và CO2 hấp thụ năng lượng mặt trời, giữ lại các tia hồng ngoại gây hiệu ứng nhà kính điều hòa nhiệt độ trên trái đất.
Chuyển ý.
 Hoạt động 2.
** Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức.
- Quan sát H 46 ( các tầng khí quyển).
+ Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tuần?
 TL: 
+ Nêu đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt đất?
 TL: - Dày 0 -19km. 
 - 90% không khí của khí quyển tập trung sát đất.
 - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
 - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao 100m – 0.60.
- Học sinh lên bảng xác định tầng này.
+ Tại sao người ta leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thây khó thở?
 TL: Không khí loãng. Lớp không khí đậm đặc chỉ có ở gần mặt đất.
+ Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì? Đặc điểm?
 TL: Tầng bình lưu.
+ Tầng bình lưu có lớp gì? Tác dụng của lớp đó?
 TL: Tầng bình lưu có lớp ôdôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi. Tầng ôdôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất.
Chuỷên ý.
Hoạt động 3.
** Hoạt động nhóm.
+ Nguyên nhân hình thành các khối khí?
 TL: - Do vị trí hình thành ( lục địa hoặc đại dương)
 - Do bề mặt tiếp xúc.
- Quan sát bảng các khối khí.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
 TL: 
# Giáo viên: - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
 - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
* Nhóm 2: Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
 TL: 
# Giáo viên: - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
 - Khối khí lục địa hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
- Giáo viên: + Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng ( nóng, khô, lanh, ẩm).
 +Việc đặt tên căn cứ vào nơi hình thành.
+ Tại sao có từng đợt gió mùa đông bắc vào mùa đông và gió mùa tâuy nam vào mùa hạ?
 Tl: - Do thay đổi tính chất ( bị biến tính).
- Giáo viên giới thiệu một số kí hiệu của khối khí: E: khối khí xích đạo. T: khối khí nhiệt đới ( Tm đại dương; Tc lục địa) P: khối khí ôn đới hay cực ( Pm đại dương; Pc lục địa). A: khối khí băng.
1. Thành phần của không khí:
- Gồm các khí: Nitơ 78%; Oâxi 221%, hơi nước và các khí khác 1%.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí ( lớp khí quyển):
- Tầng đối lưu : 0 – 16km.
- Tầng bình lưu: 16 – 18km. 
- Các tầng cao của khí quyển : 80km trở lên.
+ Tàng đối lưu nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp. Gió. Bão
3. các khối khí:
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa.
+ Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Hướng dẫn làm tập bản đồ.
+ Cấu tạo của lớp vỏ khí ( lớp khí quyển) như thế nào?
- Tầng đối lưu : 0 – 16km.
- Tầng bình lưu: 16 – 18km. 
- Các tầng cao của khí quyển : 80km trở lên.
. Tầng đối lưu nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp. Gió. Bão
+ Chọn ý đúng: Tính chất, nơi hình thành của khối khí đại dương là:
a. Hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
@. Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
c. Tất cả đều sai.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nd: Tuần: 22.
Tiết: 22. Bài 18: THỜI TIẾT KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ.
 1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: 
- Phân biệt và trình bày hai khái niệm : thời tiết và khí hậu.
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
b. Kỹ năng: 
- Biết đo. Tính nhiệt độ trung bình ngày thánh năm,
- Tập làm quen với dự báo thời tiết ghi chép một số yếu tố thời tiết.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, bảng phụ.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức 
- Hoạt động nhóm. – Phương pháp đàm thoại.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss.
4.2. Ktbc: 4’.
+ Cấu tạo của lớp vỏ khí ( lớp khí quyển) như thế nào?
- Tầng đối lưu : 0 – 16km.
- Tầng bình lưu: 16 – 18km. 
- Các tầng cao của khí quyển : 80km trở lên.
. Tầng đối lưu nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp. Gió. Bão
+ Chọn ý đúng: Tính chất, nơi hình thành của khối khí đại dương là:
a. Hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
@. Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
c. Tất cả đều sai.
4. 3. Bài mới: 33’
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1.
** Phương pháp đàm thoại.
+ Chương trình dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì? Thông báo ngày mấy lần?
 TL: Khu vực; nhiệt độ, cấp gió, hướng gió, độ ẩm, lượng mưa; Thời gian; 
+ Vậy thời tiết là gì?
 TL:
+ Khí tượng là gì?
 TL: Là chỉ những hiện tượng vật lí của khí quyển phát sinh trong vũ trụ như gió mây mưa, tuyết, sương mù, cầu vồng, qầng mặt trời, sấm chớp
+ Dự báo thời tiết là dự báo điều gì?
 TL: Dự báo các hiện tượng khí tượng.
+ Trong một ngày biểu hiện thời tiết như thế nào? Ở các địa phương có khác nhau không?
 TL: - Khác nhau.
 - Thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn thay đổi.
+ Nguyên nhân nào làm cho thời tiết luôn thay đổi?
 TL: - Sự di chuyển của các khối khí, sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Hãy cho biết sự khác nhau căn bản của thời tiết giữa mùa đông và mùa hè ở miền Bắc nước ta? Sự khác nhau này có tính tạm thời hay lặp lại trong các năm?
 TL: - Mùa đông thì lạnh; mùa hè thì nóng.
 - Sự khác nhau này được lặp lại giữa các năm.
+ Khí hậu là gì?
 TL: 
+ Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
 TL: Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn. Khí hậu là tình trạng thời tiết trong thời gian dài.
 Chuyển ý.
Hoạt động 2.
** Hoạt động nhóm.
** Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức.
+ Nêu qui trình hấp thụ nhiệt của đất và không khí?
 TL: - Bức xạ mặt trời qua lớp không khí. Trong không khí có chứa bụi và hơi nước nên hấp thụ phần nhỏ năng lượng nhiệt mặt trời.
 - Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ do đó đất nóng lên tỏa nhiệt vào không khí, không khí sẽ nóng lên. Đó là nhiệt độ không khí.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhiệt độ không khí là gì? Muốn biết nhiệt độ không khí người ta làm thế nào?
 TL: 
# Giáo viên: - Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
- Giáo viên: hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí mỗi ngày, cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. ( đo 3 lần trong ngaỳ 6 giờ, 13 giờ, 21 giờ – tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo).
+ Tại sao phải để nhiệt kế trong bóng dâm, cách đất 2m?
 TL: Để đo nhiệt độ thực chuẩn của không khí.
- Quan sát H47 (thùng nhiệt kế) cách đo nhiệt độ chuẩn.
Chuyển ý.
Hoạt động 3.
** Phương pháp đàm thoại. – Phân tích 
+ Tại sao vào những ngày hè người ta thường ra biển nghỉ và tắm mát?
 TL: Vùng biển vào những ngày hè mát hơn.
- Giáo viên Trong mùa đông ở vùng ven biển ấm hơn trong đất liền ( do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh hoặc chậm của mặt đất và mặt nước biển nên nhiệt độ không khí của vùng xa biển v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_6.doc