Giáo án Địa lý 6 - Bài 10; Cấu tạo bên trong của trái đất

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được tên các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

2. Kĩ năng

- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất từ hình vẽ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS thấy vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất đối với sự sống con người.

- Giúp HS nhận thức được nơi tồn tại của con người.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất (hình 26 phóng to).

- Quả Địa Cầu.

2. Học sinh

- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.

- Mỗi bạn một quả táo.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5190Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Bài 10; Cấu tạo bên trong của trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 
Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Nêu được tên các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
Kĩ năng
- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất từ hình vẽ.
Thái độ
- Giáo dục cho HS thấy vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất đối với sự sống con người.
- Giúp HS nhận thức được nơi tồn tại của con người.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất (hình 26 phóng to).
- Quả Địa Cầu.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
- Mỗi bạn một quả táo.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)
? Nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
? Ở nơi nào trên Trái Đất, quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau?
Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài mới (1 phút): Các em đang sống trên Trái Đất, các em có thắc mắc bên trong Trái Đất là gì? Chúng ta đang sống ở đâu trên Trái Đất? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (20 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1: 
Gv: Theo em, con người có thể trực tiếp nghiên cứu cấu tạo bên trong Trái Đất không?
Hs: Trả lời
Gv: Với trình độ khoa học hiện đại, con người chỉ mới khoan sâu vào lòng đất được 15km, trong khi đó bán kính của Trái Đất là 6.370km. Vì vậy, để nghiên cứu được các lớp đất sâu hơn người ta phải dùng các phương pháp nghiên cứu gián tiếp. Phương pháp thông thường là nghiên cứu các sóng địa chấn. 
Gv: Treo tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất lên bảng. 
? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Đó là những lớp nào?
Gv: Chia lớp thành 4 dãy. Yêu cầu: Nghiên cứu bảng trình bày về đặc điểm của các lớp vật chất ở bên trong Trái Đất (trang 32).
+ Nhóm 1+2: Trình bày đặc điểm về độ dày, trạng thái và nhiệt độ của lớp vỏ Trái Đất.
+ Nhóm 3: Trình bày đặc điểm về độ dày, trạng thái và nhiệt độ của lớp trung gian.
+ Nhóm 4: Trình bày đặc điểm về độ dày, trạng thái và nhiệt độ của lớp lõi Trái Đất.
- Gv gọi bất kì một HS trong các dãy trả lời, gv giải thích thêm.
? Lớp nào dày nhất? Lớp nào mỏng nhất?
? Nhiệt độ thay đổi như thế nào từ lớp vỏ vào lớp lõi Trái Đất?
? Theo em, chúng ta đang sống ở lớp nào trên Trái Đất?
Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất 
(10 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giảng giải
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
Bước 1: 
Gv: Vỏ Trái Đất là một lớp rất mỏng chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng. 
Gv: Giải thích thêm cho Hs.
? Dựa vào sgk nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
Bước 2:
? Vỏ Trái Đất có phải là một khối liên tục không?
? Dựa vào hình 27 hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?
? Vị trí của các địa mảng có cố định không?
Gv: Hướng dẫn Hs quan sát các đường tiếp xúc các địa mảng và mũi tên hướng di chuyển của các địa mảng. Ở đường tiếp xúc tách xa nhau, các mũi tên ở hai bên, biểu hiện hướng di chuyển của các địa mảng; còn ở đường tiếp xúc xô, chờm vào nhau, thì không có mũi tên.
? Các địa mảng có mấy cách tiếp xúc? Kết quả của các tiếp xúc đó là gì?
? Quan sát hình 27 chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng?
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Bảng 1.
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi 
tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Củng cố bài giảng (3 phút)
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất có:
a. 3 lớp b. 4 lớp c. 5 lớp d. 6 lớp
Câu 2: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là: 
a. 5 – 70 km	 c. 100 – 300 km b. 70 – 100 km d. 300 – 1000 km
Câu 3: Hai địa mảng tách xa nhau hình thành nên:
a. Dãy núi ngầm dưới đại dương 	b. Núi
c. Sông, suối	d. Núi lửa
Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới Bài 11. Thực hành. Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất. 
PHỤ LỤC
Bảng 1.
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất
Từ 5 – 7 km
Rắn chắc
Tối đa 10000C
Lớp trung gian
Gần 3 000km
Từ quánh dẻo đến lỏng
1 5000C à 4 7000C
Lõi Trái Đất
Trên 3 000km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 50000C
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_10_Cau_tao_ben_trong_cua_Trai_Dat.docx