Giáo án Địa lý 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: HS biết:

- Đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.

- Nguyên nhân sinh ra núi lửa, động đất; tác động của núi lửa và động đất; cấu tạo của núi lửa,

2. Kĩ năng

- Quan sát tranh ảnh, bản đồ,

- Theo dõi băng hình

 

docx 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Vũ Thị Kim Ngân Ngày soạn: 19/05/2013 
Lớp: Cao đẳng Văn – Địa 3 Ngày dạy: 25/05/2013
Tuần: 15. Tiết: 15
 Bài 12:
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC 
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: HS biết:
- Đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Nguyên nhân sinh ra núi lửa, động đất; tác động của núi lửa và động đất; cấu tạo của núi lửa,
2. Kĩ năng
- Quan sát tranh ảnh, bản đồ, 
- Theo dõi băng hình 
3. Thái độ
- Có ý thức học tâp tích cực bộ môn, tìm kiếm kiến thức mới
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGK, máy tính, băng hình
2. HS: SGK, tập bản đồ địa lí
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, thảo luận nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
Khai thác kiến thức địa lí từ phương tiện, đồ dùng trực quan: bản đồ, máy tính, máy chiếu, băng hình.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Nêu tên và xác định trên bản đồ các đại dương và lục địa trên Trái Đất.
3. Bài mới (33’)
* Giới thiệu bài: (1’ )
 Địa hình trên bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch: nội lực và ngoại lực. Vậy nội lực và ngoại lực có tác động như thế nào trong việc hình thành bề mặt Trái Đất, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực. (15’)
GV chiếu hình ảnh các dạng địa hình trên Trái Đất
(?) Quan sát hình ảnh, em có nhận xét gì về địa hình Trái Đất. 
- HS quan sát trả lời
GV: Nơi cao nhất trên thế giới lên tới gần 9000m, nơi sâu nhất ở đáy đại dương cũng xuống tới 11000m.
- GV chiếu lược đồ tự nhiên thế giới.
GV: Quan sát trên lược đồ ta có thể thấy được đặc điểm độ cao địa hình của các vùng lãnh thổ trên Trái Đất qua thang màu trên lục địa và độ sâu dười đại dương.
(?) Dựa vào kênh chữ SGK – 38, cho biết nguyên nhân tạo nên sự đa dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- HS trả lời.
GV: Vậy nội lực là gì, ngoại lực là gì, có biểu hiện như thế nào và chúng có tác động ra sao lên bề mặt Trái Đất? 
* Thảo luận nhóm (5’): 4 nhóm
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu khái niệm, tác động, kết quả tác động của nội lực.
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu khái niệm, tác động, kết quả tác động của ngoại lực.
Để hoàn thành bảng sau:
Nội lực
Ngoại lực
Khái niệm
Tác động
Kết quả tác động
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Nhóm 1,2: trình bày kết quả tác động của nội lực
- GV chiếu hình ảnh thể hiện tác động của nội lực
+ Nhóm 3,4: trình bày kết quả tác động của ngoại lực
- GV chiếu hình ảnh thể hiện tác động của ngoại lực
- HS nhận xét, bố xung.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
(?) Qua kết quả thảo luận, hãy quan sát hình 30 – SGK.38 hãy mô tả hình và cho biết hình thể hiện tác động của nội lực hay ngoại lực.
- HS trả lời: Tác động của ngoại lực.
(?) Em hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- HS lấy ví dụ: địa hình hang động như: hang Sửng Sốt, động Phong Nha có các thạch nhũ do nước mưa tạo nên.
(?) Cho biết địa hình bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào trong 3 trường hợp sau;
+ Nếu nội lực > ngoại lực.
+ Nếu nội lực ngang bằng ngoại lực.
+ Nếu nội lực < ngoại lực.
- HS trả lời: 
+ Nếu nội lực > ngoại lực: bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.
+ Nếu nội lực ngang bằng ngoại lực:bề mặt Trái Đất không có sự thay đổi rõ rệt
+ Nếu nội lực < ngoại lực: bề mặt Trái Đất có xu hướng bằng phẳng hơn.
(?) Em có nhận xét gì về nội lực và ngoại lực.
- HS trả lời
GV: Ngoài những tác động của nội lực và ngoại lực thì con người cũng là một yếu tố làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất như xây dựng nhà cửa, đường sá, làm ruộng bậc thang, đốt rừng.
- GV chiếu hình ảnh minh hoạ.
GV: Để hiểu rõ hơn hoạt động của nội lực tới bề mặt địa hình Trái Đất ta đi tìm hiểu cụ thể về hoạt động của núi lửa và động đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu núi lửa và động đất.(17’)
(?) Núi lửa và động đất là do tác động của nội lực hay ngoại lực sinh ra?
- HS trả lời
(?) Dựa vào kênh chữ SGK – 39, cho biết nguyên nhân hình thành núi lửa (núi lửa là gì).
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS đọc mục lục SGK.85, 86 tìm hiểu dung nham, măcma.
- HS đọc.
(?) Quan sát hình 31 – SGK.39, kết hợp với hình trên bảng hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa.
- HS quan sát, chỉ và đọc tên.
- GV nhận xét: Núi lửa có dạng hình nón, trên đỉnh có miệng hình phễu. Từ miệng núi lửa có 1 đường thông vào lò măcma gọi là ống phun. Măcma là loại vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất nơi có 1000˚C, khi phun ra ngoài mặt đất gọi là dung nham. Ngoài miệng núi lửa, còn có những miệng phụ. 
(?) Dựa vào kênh chữ SGK.39, cho biết núi lửa có mấy loại.
- HS trả lời 
GV: Núi lửa đã tắt cũng có thể hoạt động trở lại.(vì trong lò măcma khi áp lực quá lớn, vượt mức cho phép bởi nhiệt độ và áp suất rất lớn, các loại đá nóng đỏ, chuyển sang thể lỏng và trào ra ngoài theo các kẽ nứt của vỏ Trái Đất, núi lửa hoạt động trở lại).
(?) GV yêu cầu HS quan sát hình 32.SGK,cho biết đây là núi lửa hoạt động hay núi lửa đã tắt .
- HS quan sát: hình 1 núi lửa đang hoạt động.
- GV chiếu hình ảnh núi lửa minh hoạ.
(?) Trên thế giới, núi lửa hoạt động tập trung ở khu vực nào.
- HS: quanh Thái Bình Dương.
GV: Vùng ven bờ lục địa Thái Bình Dương có gần 300 núi lửa còn hoạt động, vì vậy người ta gọi vùng này là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.
- GV chiếu hình ảnh sự phân bố của núi lửa tại Thái Bình Dương.
(?) Theo dõi đoạn video sau, cho biết hoạt động của núi lửa có những tác hại nào và có những tác động tích cực nào tới cuộc sống của con người.
- HS theo dõi, phát hiện, trả lời.
(?) Việt Nam có núi lửa không? Phân bố ở đâu?
- HS trả lời: có.
GV: Việt Nam có núi lửa đã tắt, có ở khu vực Tây Nguyên, miền đông Nam Bộ: hồ Tơ- nưng ở Gia Lai trên miệng núi lửa đã tắt, đảo Hòn Tro ở Phan Thiết hình thành từ tro bụi núi lửa.
- GV yêu cầu HS đọc:
 “Những bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã được tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở Pleiku.
	Biểu hiện hoạt động núi lửa cuối cùng ở Việt Nam từng xảy ra ở ngoài khơi Phan Thiết. Vào tháng 2/1923, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản đã nhìn thấy một đám khói đen ở vùng biển này kèm theo cột hơi nước dày đặc bốc cao hơn 2.000m, cùng với những tiếng nổ mạnh. Ngày 8/3 năm đó, quá trình phun trào núi lửa đã xảy ra, nhưng yếu ớt. Ngày 15/3/1923, núi lửa tạm ngừng phun để đến 20/3/1923 nó phun trở lại lần cuối. Kết quả đợt phun trào ấy là sự hình thành của một hòn đảo từ tro bụi núi lửa. Nó được gọi là Hòn Tro. Sau này, Hòn Tro đã bị sóng gió đánh tan, do nó hình thành từ những sản phẩm núi lửa chưa được cố kết chặt chẽ” 
 - HS đọc.	
(?) Dựa vào kênh chữ SGK, cho biết động đất là gì?
- HS trả lời.
(?) Quan sát hình 33- SGK.40. em hãy mô tả những gì em trông thấy về tác hại của một trận động đất.
- HS quan sát, mô tả: nhà cửa bị sập, bị vùi lấp, bị phá huỷ nặng nề.
(?) Nêu tác hại nguy hiểm của động đất.
- HS trả lời.
- GV chiếu hình ảnh minh hoạ
(?) Người ta dùng dụng cụ gì để đo sức mạnh của động đất.
- HS trả lời
(?) Để hạn chế những tai hoạ của động đất, cần có những biện pháp gì.
- HS trả lời
(?) Nước nào trên có nhiều động đất nhất thế giới.
- HS trả lời: Nhật Bản
- GV mở rộng, yêu cầu HS đọc: 
“Nhật Bản có nhiều động đất nhất trên thế giới. Hằng năm có tới 7500 làn động đất lớn nhỏ; cứ 6 – 7 năm lại có 1 lần động đất lớn. Ở Nhật Bản người ta xây nhà bằng vật liệu nhẹ gỗ, giấy để hạn chề thiệt hại động đất.
Hiện nay, Nhật Bản chế tạo nhà nổi có hình tròn, được làm bằng sợi thuỷ tinh tăng cường, được thiết kế để chịu được sóng lớn và lũ lụt chống động đất, sóng thần”.
- HS đọc
(?) Việt Nam có động đất không? 
- HS: Việt Nam có động đất.
GV chiếu, yêu cầu HS đọc: 
“Hiện nay, ở Việt Nam động đất xuất hiện ngày càng nhiều. Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.
 Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
 Năm 2010, có rất nhiều trận động đất xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ Richter. Còn những trận nhỏ hơn thì xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường Lay - Bắc Yên, Cao Bằng-Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, Sông Cả”
- HS đọc
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
1. Tác động của nội lực và ngoại lực
- Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng. Trên lục địa hay đáy đại dương cũng có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề.
- Nguyên nhân: do kết quả của sự tác động lâu dài, liên tục của 2 lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực.
Nội lực
Ngoại lực
Khái niệm
Là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
Là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
Tác động
Sức nén ép vào các lớp đá, làm chúng bị uốn nếp hoặc đứt gãy; đẩy vật chất nóng chảy từ dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất. 
Gồm 2 quá trình chủ yếu:
Quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do gió, nhiệt độ, nước mưa,)
Kết quả tác động
Làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề hơn
Làm cho bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn
=> Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Núi lửa và động đất.
a, Núi lửa
- Là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất ra ngoài mặt đất.
- Cấu tạo: gồm 3 bộ phân chính: miệng, miệng phụ, ống phun.
- Phân loại: 
+ Núi lửa hoạt động: núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây.
+ Núi lửa đã tắt: núi lửa đã ngừng phun từ lâu.
- Phân bố: ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương.
- Tác hại: tro, bụi và dung nham có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương. (núi lửa hoạt động).
- Tác động tích cực: vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phân huỷ có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp với dân cư quanh vùng. (núi lửa tắt).
b. Động đất
- Là một hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
- Tác hại: 
+ động đất lớn làm rung chuyển dữ dội nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá huỷ, làm cho nhiều người bị thiệt mạng
+ động đất nhỏ làm rung chuyển nhà cửa, đổ vỡ đồ đạc
- Dùng thang Richte có 9 bậc để đo sức mạnh động đất.
- Biện pháp:
+ Xây nhà chịu chấn động lớn
+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
* Ghi nhớ (SGK - 40)
4. Củng cố (5’)
Bài tập 1: GV cho 4 bức hình, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
Địa hình trong các bức hình là kết quả của tác động nội lực hay ngoại lực? Đáp án: Ngoại lực
Tác động của nội lực và ngoại lực
Bài tập 2: Hoàn thành sơ đồ sau:
Địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng, phức tạp
Làm cho địa hình gồ ghề hơn
 Ngoại lực
Nội lực
Xâm thực
Phong hoá
Núi lửa
Động đất
Đứt gãy
Uốn nếp
Địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng, phức tạp
Tác động của nội lực và ngoại lực
Làm cho địa hình bằng phẳng hơn
Đáp án:
* GV hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy:
 5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Hoàn thành bài tập SGK và bài tập trong Tập bản đồ Địa lí
- Chuẩn bị Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu khái niệm, tác động, kết quả tác động của nội lực.
Nội lực
Khái niệm
Tác động
Kết quả
tác động
Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu khái niệm, tác động, kết quả tác động của ngoại lực
Ngoại lực
Khái niệm
Tác động
Kết quả 
tác động

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_12_Tac_dong_cua_noi_luc_va_ngoai_luc_trong_viec_hinh_thanh_dia_hinh_be_mat_Trai_Dat.docx