Giáo án Địa lý 6 - Bài 15: Các mỏ khoáng sản

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.

- Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.

2. Kĩ năng

- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit,

3. Thái độ

- Biết khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con ng¬ười phải biết khai thác chúng một cánh tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4689Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Bài 15: Các mỏ khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15. CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
- Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. 
- Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Kĩ năng
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit,
Thái độ
- Biết khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác chúng một cánh tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản.
Định hướng phát triển năng lực cho HS
Năng lực chung
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, hợp tác.
Năng lực chuyên biệt
- Rèn năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Mẫu khoáng vật.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)
? Bình nguyên là gì? Cao nguyên là gì?
? Cho một số ví dụ về tên các bình nguyên và cao nguyên ở Việt Nam mà em biết.
Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài mới (1 phút): Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều loại khoáng sản là những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu không thể thay thế được của nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Vậy, khoáng sản là gì và chúng được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khoáng sản, mỏ khoáng sản ( 20 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm/ Cả lớp.
 Bước 1:
- Gv cho 1 HS đọc nội dung mục 1.
- Cho các em gạch chân dưới các thuật ngữ “khoáng vật”, “đá”, “khoáng sản”, “nguyên tố hóa học”, “quặng”,...
- Gv giải thích từ “khoáng vật” và “đá”:
+ Khoáng vật: là vật chất trong tự nhiên, có thành phần đồng nhất, thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành phần của các loại đá. VD: thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá granit.
+ Đá (nham thạch): là vật chất tự nhiên có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp vỏ Trái Đất. Đá do 1 hay nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại tạo thành.
? Hãy giải thích 2 từ “khoáng” và “sản” theo cách hiểu của em?
- Gv vẽ 1 sơ đồ giải thích thuật ngữ “khoáng sản”.
Bước 2: 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận (3 phút). Yêu cầu: Các nhóm quan sát hình ảnh các mẫu khoáng sản và sắp xếp các hình ảnh theo 3 loại: loại khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim loại. Cho biết công dụng của từng loại khoáng sản.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả bằng cách dán hình lên bảng và mỗi nhóm trình bày công dụng của một nhóm kim loại.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bước 3: 
? Dựa vào bản đồ “Khoáng sản Việt Nam” đọc tên và chỉ vị trí 1 số loại khoáng sản trên bản đồ.
? Em hãy kể tên một số khoáng sản có ở địa phương em mà em biết và cho biết công dụng của nó?
Chuyển ý: Lào Cai là nơi có mỏ apatit lớn nhất nước, Quảng Ninh là nơi có mỏ than lớn nhất nước, vậy tại sao gọi là mỏ apatit, mỏ than. Như thế nào được gọi la mỏ khoáng sản, chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 2.
Hoạt động 2: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh (15 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, tự nghiên cứu SGK, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
 Bước 1:
? Ta có khoáng sản vàng, than, sắt,...vậy khi nào được gọi là mỏ vàng, than, sắt,...?
? Vậy theo em, mỏ khoáng sản là gì?
(Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản)
? Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản, vậy theo em mỏ nội sinh là mỏ như thế nào và mỏ ngoại sinh là mỏ như thế nào?
(Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực; Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực)
- GV liệt kê một số mỏ khoáng sản nội sinh: Mỏ đồng, chì, sắt, kẽm, vàng, bạc,...
? Theo em, các mỏ nội sinh thường là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào: năng lượng, kim loại hay phi kim loại?
(Các mỏ nội sinh thường là các mỏ khoáng sản kim loại)
- GV liệt kê một số mỏ khoáng sản ngoại sinh: Mỏ than, cao lanh, đá vôi, apatit,...
? Theo em, các mỏ ngoại sinh thường là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào: năng lượng, kim loại hay phi kim loại?
(Các mỏ ngoại sinh thường là các mỏ khoáng sản phi kim loại)
? Theo các em có khoáng sản nào vừa có nguồn gốc nội sinh vừa có nguồn gốc ngoại sinh?
Bước 2: 
? Theo các em, khoáng sản có vô tận không?
- Gv: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý và chúng không vô tận nếu chúng ta phải sử dụng không hợp lí và lãng phí khoáng sản trên Trái Đất sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt.
1. Các loại khoáng sản
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Một số loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): tha, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,...
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi, cát, sỏi... 
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực.
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực.
Củng cố bài giảng (3 phút)
- Nghe tên danh sách các kim loại sau, sau đó sắp xếp chúng vào 3 nhóm: khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim loại: vàng, kim cương, bạc, sắt, than bùn, dầu mỏ, khí đốt, apatit, đá vôi, đồng, đá, sỏi, đá hoa, kẽm, thiếc, muối mỏ,
Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới, Bài 16. Thực hành: đọc bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài. 
RÚT KINH NGHIỆM
....
....
....
....
....

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_15_Cac_mo_khoang_san.docx