IV- Hoạt động dạy và học: (45’)
1-Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ:(4’)
Sửa bài kiểm tra 1 tiết
3-Bài mới:
Giới thiệu bài (1’)
Sông và các hồ lớn trên bề mặt Trái Đất là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Chỉ có một số ít hồ nước mặn.
Các đặc điểm của sông hồ phụ thuộc vào khí hậu, của nguồn cung cấp nước cho chúng.
Sông hồ có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người, vì vậy việc hiểu biết về sông hồ có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi vùng mỗi quốc gia.
BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ IV- Hoạt động dạy và học: (45’) 1-Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số 2-Kiểm tra bài cũ:(4’) Sửa bài kiểm tra 1 tiết 3-Bài mới: Giới thiệu bài (1’) Sông và các hồ lớn trên bề mặt Trái Đất là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Chỉ có một số ít hồ nước mặn. Các đặc điểm của sông hồ phụ thuộc vào khí hậu, của nguồn cung cấp nước cho chúng. Sông hồ có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người, vì vậy việc hiểu biết về sông hồ có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi vùng mỗi quốc gia. => 1-Sông và lượng nước của sông: Quan sát hình 59 SGK, khái niệm song ? Sông là gì ? HS:Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục đị =>HS ghi bài : Sông: là dòng nước chảythường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. ? Nước ở những con sông do nguồn nào cung cấp? HS: Nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng . ?Lưu vực sông là gì ? HS:Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho nó gọi là lưu vực sông ? Hệ thống sông gồm có? HS : - Sông chính, phụ lưu, chi lưu =>HS ghi bài : - Hệ thống sông : dòng Sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. ?Dựa vào hình 59 xác định các phụ lưu, chi lưu và sông chính ? Phụ lưu và chi lưu làm nhiệm vụ gì? HS: - Các sông đổ nước vào sông chính gọi là phụ lưu Chi lưu làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính GV:Mỗi sông đều có lưu lượng, chế độ nước chảy và nguồn cung cấp nước khác nhau. ? ?Lưu lượng là gì? HS: - Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ ?Đaặc điểm của một con sông thể hiện qua các yếu tố gì ? HS:Được thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của sông ? Lưu lượng của một con sông nhỏ hay lớn phụ thuộc vào những điều kiện nào? HS: Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước và lượng mưa . ? Lưu lượng nước sông thay đổi như thế nào? HS: - Thay đổi theo mùa + Mùa mưa mực nước lòng sông lên cao lưu lượng của sông càng lớn + Mùa khô mực nước lòng sông cạn lưu lượng của sông nhỏ GV: Các sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước thì thủy chế tương đối đơn giản. Còn khi phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp thì thủy chế phức tạp hơn. =>HS ghi bài : -Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông GV Cho hs quan sát bảng lưu vực và lưu lượng nước của Sông Hồng và Sông Mê Công ?So sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công Nhóm 1,3,5,9 bao cáo kết quả? Nhóm 2,4,6,8 nhận xét bổ sung. HS:- Học sinh nhận xét +Sông Hồng: lưu vực nhỏ170.000km2, lượng nước cả năm 120 tỉ m3/năm, mùa cạn 25%, mùa mưa 75% +Sông Mê Công: lưu vực lớn 179.000km2, lượng nước cả năm 507 tỉ m3/năm, mùa cạn 20%, mùa mưa 80% -Nguồn nước dồi dào phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông =>HS ghi bài :- Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. GV:Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ chảy của sông: nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước thì thuỷ chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì thuỷ chế của nó phức tạp hơn.Sự thất thường của chế độ song và hồ có thể gây ra các thiên tai lũ lụt , hạn hán đây cũng chính là hậu quả của biến đổi khí hậu =>HS ghi bài :- Sự thất thường của chế độ song và hồ có thể gây ra các thiên tai lũ lụt , hạn hán đây cũng chính là hậu quả của biến đổi khí hậu ?Cho VD về những lợi ích của sông? HS: cung cấp nước , bồi đắp phù sa, nguồn lợi thủy sản ? Bên cạnh cũng có một số tác hại? HS: - Khi nước sông lên cao gây ra lũ lụt, ngập úng, .ô nhiễm ? Làm gì để khắc phục?( Đắp đê, ) ?Sông ngòi ô nhiễm gây tác hại gì?( -Thiếu nước phục vụ sản xuất) ?Bảo vệ nguồn nước sông phải làm gì? (-Không vứt rác xuống sông) GV: Ở nước ta hàng năm bị ảnh hưởng lũ rất lớn, nên vấn đề phòng tránh lũ lụt rất được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Đưa ra một số biện pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả của nó. Chúng ta phải có ý thức bảo vệ không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ. GV chuyển ý sang mục 2 Hồ là gì, khác sông như thế nào? =>HS ghi bài :- 2-Hồ: GV: Cho học đọc thông tin sách giáo khoa (đoạn Hồ nước ta) ?Hồ là gì? HS: Là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. =>HS ghi bài :- Hồ: là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. ?Diện tích của hồ như thế nào ? HS: Không ổn định. khác nhau ? Em hãy kể tên những hồ lớn trên thế giới? HS:Hồ Victoria 68880 km2 ranh giới giữa các nước Uganđa,Kênia và tandania (châu Phi ) . -Hồ lađôga diện tích 18.300 km2 ở Liên Bang Nga (châu Âu) . -Hồ Thượng diện tích 82.098 km2 ở bắc mĩ (châu Mĩ ) -Hồ CáxPi 371.000km 2 (châu Á ) -Hồ Tônlêxáp 3000-10.000 km2 ở campuchia. ?Căn cứ vào đâu để phân chia ra các loại hồ ? HS: căn cứ vào tính chất của nước phân chia thành 2 loại hồ nước mặn và hồ nước ngọt. =>HS ghi bài :- Phân loại hồ: + Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. ?Hồ nước mặn thường xuất hiện những nơi như thế nào ? HS: Những nơi có khí hậu khô khan, ít mưa, nhưng độ bốc hơi lại lớn. Gv Hồ nước mặn được hình thành do nhiều nguyên nhân: -Có thể là do di tích của những vùng biển xưa còn xót lại vd như hồ có tên gọi là Biển Chết ở Tây Á, nước hồ ở đây rất mặn do có nhiều muối nên không có sinh vật nào có thể tồn tại được . Hoặc hồ ở những miệng núi lửa như trong hình 60 tr 72 sgk. GVLHTT: ở Việt Nam có một hồ ở PlâyKu ,là hồ do miệng núi lửa hình thành ?Từ những loại hồ trên em hãy cho biết nguốn gốc sinh ra hồ ? GV: Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau : +Hồ tự nhiên: hồ vết tích ở các khúc sông, hồ miệng núi lửa (PlâyKu ), hồ do tác dụng của băng hà (hồ ở Phần Lan , Canada). +Hồ nhân tạo (hồ nước ngọt ở Sóc Trăng) =>HS ghi bài :+Căn cứ vào nguồn gốc hình thành hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo 4- Củng cố: (5’) Tự luận ? Sông là gì? ? Hồ là gì Câu 1: Hệ thống sông gồm: A- Sông chính, phụ lưu, chi lưu B- Sông chính, lưu vực, lưu lượng C-Lưu lượng, lưu vực, phụ lưu D-Sông chính, lưu lượng, chi lưu Câu 2: Vùng đất cung cấp nước cho sông gọi là? A- Lưu vực B- Phụ lưu C- Chi lưu D-Lưu lượng Câu 3: Nguồn gốc sinh ra các hồ: A –Tự nhiên B-Nhân tạo C- Cả a,b đúng D-Cả a,b sai Câu 4: Hồ có diện tích : A- Không ổn định B- Lớn C- Nhỏ Vừa Câu 5: Đặc điểm của một con sông thể hiện qua: A- Lưu lượng và chế độ nước B- Chế độ nước và các phụ lưu C- Nhờ vào các chi lưu D- Lưu vực, chi lưu 5- Dặn dò: (1’) Về học bài và xem trước bài 24- Biển và Đại Dương.
Tài liệu đính kèm: