Giáo án Địa lý 6 - Bìa 3, 4

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Biết định nghĩa đơn giản về bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

- Hiểu tỉ lệ bản đồ:

+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước

2. Kỹ năng: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, biết tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay ( đường thẳng) và ngược lại.

3.Thái độ: Rèn thái độ yêu thích môn học

II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn

- GV: Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.

- HS: SGK, vở ghi, dụng cụ

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Bìa 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2014
Ngày giảng: 6A: 6B: 6C:
TIẾT 3 BÀI 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết định nghĩa đơn giản về bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. 
- Hiểu tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước
2. Kỹ năng: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, biết tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay ( đường thẳng) và ngược lại. 
3.Thái độ: Rèn thái độ yêu thích môn học
II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn 
- GV: Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
- HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. TiÕn tr×nh dạy học 
 * Tổ chức: (1p) SÜ sè: 6A: 
 6B:
 6C: 
1. Dự kiến kiểm tra đánh giá (5’)
 Gọi 2 HS lên bảng cùng KT: 1HS trả lời câu hỏi, 1 HS làm BT
 (1) Vị trí của TĐ trong Hệ Mặt trời, ý nghĩa? làm bài tập 1 SGK
 (2) làm BT 2 SGK
2. Giới thiệu bài học (1p)
 Bản đồ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, học tập Địa lí và trong đời sống. Dựa vào bản đồ chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin như: vị trí, đặc điểm, sự phân bố các đối tượng địa lí và các mối quan hệ giữa chúng.
3. Dạy học bài mới ( 32p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: T×m hiÓu khái niệm về bản đồ
- Mục tiêu: Biết định nghĩa đơn giản về bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV cho hs quan sát một vài bản đồ khác nhau
? Vậy Bản đồ là gì
- Kết luận: Giáo viên kết luận theo phần nội dung 
Hoạt động 2: T×m hiÓu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
- Mục tiêu: Hiểu tỉ lệ bản đồ: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân/ cặp
GV: -Yêu cầu HS quan sát 2 bản đồ thể hiện cùng 1 lãnh thổ nhưng có tỉ lệ khác nhau (H8, 9) 
 - Giới thiệu vị trí phần ghi tỉ lệ của mỗi bản đồ
 - Yêu câu HS đọc rồi ghi ra bảng tỉ lệ đó
? Tỉ lệ bản đồ là gì ?
? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
( Tỉ lệ bản đồ giúp chúng ta có thể tính được khoảng cách tương ứng trên thực địa 1 cách dễ dàng)
? Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng? 
? Tỉ lệ số là gì?
GV: giải thích:
- Tử số chỉ khoảng cách trên bản đồ
- Mẫu số chỉ khoảng cách ngoài thực tế
VD: Tỉ lệ 1: 100.000, là cứ 1cm trong bản đồ bằng 100.000 cm hay 1km trên thực tế.
? Tính tỉ lệ bản đồ ở 2 H8, 9
 - Hình 8: 1: 7.500 =1cm trên bản đồ = 7.500cm ngoài thực tế(=75m,hay 0,075 km)
 - Hình 9: 1: 15000=1cm trên bản đồ =15.000cm ngoài thực tế(=150m hay 0,15 km)
? BĐ nào trong 2 BĐ có tỉ lệ lớn hơn? Tại sao? 
 - Bđ H8 vì mẫu số của tỉ lệ bđ H8 nhỏ hơn
? BĐ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn ? Dẫn chứng? 
 - H8.Vì ở H8 có tên 1 số con đường nhỏ, có 1 số địa điểm như khách sạn nhà thờ mà ở H9 không có 
? Mức độ nội dung của BĐ phụ thuộc vào yếu tố nào ? ( tỉ lệ BĐ ) 
? Muốn bản đồ có mức độ chi tiết cao thì cần sử dụng loại tỉ lệ nào?(tỉ lệ lớn)
( Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lý đưa lên bản đồ càng nhiều)
? Tiêu chuẩn để phân loại các tỉ lệ bản đồ:lớn,TB,nhỏ ntn?
- Tiêu chuẩn phân loai:
+ Lớn: tỉ lệ trên 1:200.000
+ TB: từ 1:200.000 -> 1:1000.000
+ Nhỏ : dưới1: 1000.000
? Như vậy 2 bản đồ H8 và 9 là 2 bản đồ có tỉ lệ thuộc loại nào?(Lớn)
? Tỉ lệ thước là gì?
? BĐ H8, mỗi doạn 1cm ứng với bao nhiêu trên thực địa?(75m)
- Kết luận: Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. Hai dạng tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước
Hoạt động 3: Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ
- Mục tiêu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, biết tính khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay ( đường thẳng) và ngược lại
- Cách tiến hành: HĐ nhóm
 GV Yêu cầu HS đọc kiến thức trong SGK cho biết:
? Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ thước?
- Cách tính khoảng cách bằng tỉ lệ số?
+ Hoạt động nhóm: 4 nhóm 
- Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải vân - khách sạn Thu Bồn.
- Nhóm 2: :Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hoà Bình - khách sạn Sông Hàn
- Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu (Đoạn từ đường Trần Quý Cáp - Đường Lý Tự Trọng )
- Nhóm 4: Đo và tính chiều dài của đường Nguyễn Chí Thanh (Đoạn đường Lý Thường Kiệt - Quang Trung )
Hướng dẫn: Dùng com pa hoặc thước kẻ đánh dấu rồi đặt vào thước tỉ lệ. Đo khoảng cách theo đường chim bay từ điểm này đến điểm khác.
- Kết luận: Dựa vào tỉ lệ bản đồ biết được khoảng cách trên thực địa.
1. Khái niệm về bản đồ
- Là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất . 
2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
* Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. 
* Ý nghĩa:
 Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
* Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ: 
- Biểu hiện ở 2 dạng:
 + Tỉ lệ số.
 + Thước tỉ lệ.
- Tỉ lệ số: là 1 phân số luôn có tử số bằng 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại
- Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
3. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ
- N1: 5,5cm x 75= 412,5m
- N2: 4cm x 75= 300m
- N3: 4cm x 75= 300m
- N4: 5,5 x 75=412,5m
4. Luyện tập, cñng cè:(5p)
- Tính khoảng cách từ KS Hải Vân đến KS Thu Bồn?
 - Tính khoảng cách từ KS Hoà Bình đến KS Sông Hàn?
 - Tính khoảng cách từ đường Trần Quí Cáp đến Lý Tự Trọng?	
 5. Hoạt động tiếp nối (1p)
- Làm BT 2 : 5cm trên BĐ ứng khoảng cách trên thực địa là:
 10km nếu BĐ có tỉ lệ 1: 200000
 Gợi ý: 1 cm BĐ ứng 200000cm thực tế = 2km
 5 cm BĐ ứng 5 X 200000cm thực tế = 1000000cm = 10km
 - BT3: KCBĐ X tỉ lệ = KCTT
 KCTT: KCBĐ =105km=10500000cm:15=700000.Tỉ lệ :1:700000
 - Học bài cũ
- Tìm hiểu bài phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.
 Ngày / 09 / 2014
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Đỗ Thanh Sơn
Ngày soạn: 30/8/2014
Ngày giảng: 6A: 6B: 6C:
TIẾT 4 BÀI 4
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ.
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ, ĐỊA LÍ
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - HS cần nắm được phương hướng chính trên bản đồ ( 8 hướng chính)
 - Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ:
+ Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: Phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng.
+ Với bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu.
- Khái niệm kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm và cách viết toạ độ địa lí của một điểm. 
2. Kỹ năng: Biết xác định phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu 
3. Thái độ: Rèn thái độ yêu thích môn học, tự giác học tập. 
II. Tài liệu và ph­¬ng tiÖn 
- GV: Bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ các nước Đông Nam Á, Quả địa cầu 
 - HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. TiÕn tr×nh dạy học 
 * Tổ chức: (1p) SÜ sè: 6A: 
 6B:
 6C: 
1. Dự kiến kiểm tra đánh giá (5p)
(1) Bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ?
(2) Gọi HS lên làm bài tập 2 ( T 14)
(3) Gọi HS lên làm bài tập 3 ( T 14)
2. Giới thiệu bài học (1p)
Khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần biết những qui ước về phương hướng của bản đồ,đồng thời cũng cần biết cách xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ, nghĩa là phải biết cách xác địmh toạ độ của bất cứ địa điểm nào trên bản đồ
3. Dạy học bài mới ( 34p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ
- Mục tiêu: HS cần nắm được phương hướng chính trên bản đồ ( 8 hướng chính)
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV sử dụng Quả địa cầu
? TĐ có dạng hình cầu, làm thế nào để xác định được phương hướng trên bề mặt quả địa cầu?
- Lấy hưóng tự quay của TĐ để chọn Đông,Tây; hướng vuông góc với chuyển động của TĐ là Bắc, Nam. Đã có 4 hướng cơ bản rồi định ra các hướng khác
GV: Giới thiệu khi xác định phương hướng trên bản đồ :
- Phần chính giữa bản đồ được coi là phần trung tâm
- Từ trung tâm xác định phía trên là hướng Bắc, dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây
? Nhắc lại khái niệm các đường kinh, vĩ tuyến?
GV:- KT nối cực Bắc với cực Nam cũng chính là đường chỉ hướng Bắc, Nam
 - VT là đường vuông góc với các đường KT, và chỉ hướng Đông, Tây
- Yêu cầu HS quan sát H.10 (SGK) cho biết:
- Các phương hướng chính trên thực tế?
HS: Vẽ sơ đồ H10 vào vở.
? Vậy trên cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào yếu tố nào ?(KT,VT)
? Có BĐ không thể hiện KT&VT làm thế nào để xác định phương hướng ? 
 GV: Cho HS xác đinh các hướng còn lại ở các hình vẽ sau:
- Kết luận: Có 8 hướng chính trên bản đồ. Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí
- Mục tiêu: Biết cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu. Khái niệm kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm và cách viết toạ độ địa lí của một điểm. 
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân/ cặp
? Hãy tìm điểm C trên H11. Đó là chỗ gặp nhau của các đường KT, VT nào?
GV: - Khoảng cách từ C đến KT gốc -> xác định kinh độ của điểm C (200T).
- Khoảng cách từ C đến xích đạo -> xác định vĩ độ điểm C(100B)
? Vậy kinh độ, vĩ độ của một địa điểm là gì? Toạ độ địa lý của một địa điểm là gì?
- Đưa thêm 1 vài điểm A, B cho HS xác định toạ độ địa lí.
? Một HS viết toạ độ địa lý cả 2 điểm A, B như sau? Em hãy nhận xét đúng hay sai ? Tại sao? 
A 150T B 100N
 200Đ
- Kết luận: GV hướng dẫn cho HS tìm toạ độ địa lý trong trường hợp địa điểm cần tìm ko nằm trên các đường KT, VT kẻ sẵn. 
- Vị trí địa lý của 1 điểm ngoài toạ độ địa lý cần xác định độ cao so với mực nước biển
* Hoạt động nhóm
HS: Chia thành 3 nhóm.
- Nhóm 1: a.
- Nhóm 2: b.
- Nhóm 3: c.
HS: Làm bài vào phiếu học tập.
Thu phiếu học tập.
- Đưa phiếu thông tin phản hồi.
GV: Chuẩn kiến thức.
1. Phương hướng trên bản đồ
- Kinh tuyến:
+ Đầu trên : hướng Bắc.
+ Đầu dưới : hướng Nam.
- Vĩ tuyến:
+ Bên phải : hướng Đông.
+ Bên trái : hướng Tây.
- Có 8 hướng chính trên bản đồ
- Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ
- Có BĐ không thể hiện các đường KT&VT thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại. 
2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí:
* Khái niệm
- Kinh độ, vĩ độ của một địa điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến, vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến, vĩ tuyến gốc
- Toạ độ địa lý của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
* Cách viết toạ độ địa lý của 1 điểm
- Viết : + Kinh độ trên
 + Vĩ độ dưới
 VD: C : 20T
 10B
=> Vị trí của một điểm trên bản đồ( hoặc quả địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
3. Bài tập:
a. Hướng bay từ HN – Viêng Chăn: TN.
- HN- Gia cácta: N.
- HN- Manila: ĐN.
- Cualalămpơ - Băng Cốc: B.
b. A: 130oĐ
 10oB
 B: 110oĐ
 10oB
 C: 130oĐ
 0o
c. E: 140oĐ
 0o
 D: 120oĐ
 10ON
4. Luyện tập, cñng cè:(3p)
- Gv khái quát nội dung bài
- Nêu cách xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí.
- Đọc phần ghi nhớ ( T17)
5. Hoạt động tiếp nối (1p)
- Học bài, trả lời câu hỏi (SGK T17).
- Đọc trước bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
 Ngày / / 2014
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Đỗ Thanh Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_6_T34.doc