Giáo án Địa lý 6 (chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu hiểu được mục đích việc học tập môn Địa Lí trong nhà trường phổ thông.

- Giúp học sinh nắm được cách học, cách đọc sách, biết cách quan sát hình ảnh, sử dụng bản đồ, vận dụng những đều đã học vào thực tế.

2/Kĩ năng: Biết cách sưu tầm các tài liệu có liên quan đến bô môn

3/ Thái độ, hành vi: Yêu quí Trái Đất- môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường. Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường trong trường học, ở điạ phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng.

4/ Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip

 

docx 45 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2587Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Biểu đồ SGK, hệ thống câu hỏi
- HS: Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp:
2/ KTBC: (4phút) Dựa vào hệ thống câu hỏi 
3/ Tiến trình bài học:
Trái Đất có vị trí thứ ba trong chín hành tinh của hệ Mặt Trời
Trái Đất có dạng hình cầu, quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất 
Hiểu các đường kinh, vĩ tuyến, biết cách vẽ được mô hình Trái Đất
Nêu được khái niệm bản đồ, cách vẽ bản đồ, kí hiệu bản đồ, thang màu, đường đồng mức
Hiểu được ý nghĩa tỉ lệ bản đồ, cách đo tính khoảng cách trên bản đồ, so với thực tế
Xác định đúng các phương hướng trên bản đồ
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (4phút)
1. Tổng kết: 
2. Hướng dẫn học tập: Ôn lại các hình vẽ SGK
Tuần: 8
Tiết : 8
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn: 6/10/2015
Ngày dạy : 8/10/2015
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
Nội dung của đề kiểm tra 1 tiết Địa lí 6 với số tiết là: 6 tiết (bằng 100%), Bài mở đầu, Trái đất: 2 tiết (32%), Bản đồ: 4 tiết (68%)
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 Trắc nghiệm và tự luận
Nội dung
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài mở đầu
Trái đất
Bài mở đầu
Vị trí hình dạng kích thước của trái đất
C1-C12
32%TSĐ = 3 điểm
30% TSĐ = 3điểm
% TSĐ = điểm 
...% TSĐ =...điểm
....% TSĐ =...điểm
Bản đồ
Phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lý
Tỷ lệ bản đồ
Ký hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
C13, C15b
C14
C15 a
68% TSĐ = 7 điểm
% TSĐ = điểm 
40% TSĐ = 4 điểm 
20% TSĐ = 2điểm
10% TSĐ = 1điểm
TSĐ 10
Tổng số câu ..
3 điểm
30% TSĐ
4 điểm;
30% TSĐ
2 điểm;
20% TSĐ
10 điểm;
10% TSĐ
III. XÂY DỰNG MA TRẬN:
Trường THCS Quế Ninh 	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Họ và tên	:  	Môn 	: Địa lí 6
Lớp	: 6/.	 	Thời gian	: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo.
Đề bài;
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng trong các câu sau.
Câu 1: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời Trái Đất là hành tinh đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời
A. 2 	B. 3 	 	C. 4 	D. 5
Câu 2: Trái Đất có dạng hình:
A. Tròn . 	 	B. Vuông	C. Cầu	D. Tròn
Câu 3:Để thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thể hiện bằng:
 	A. Thang màu 	 	 B. Đường đồng mức
C. Kí hiệu diện tích 	 	 	D. Cả A và B
Câu4: Có mấy loại ký hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ;
A. 2 	 	B. 3	C. 4 	 	D. 5
Câu 5:Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có chung điểm là cùng có số độ bằng;
A. 00 	B. 300 	 	C. 900 	 	D. 1800
Câu 6: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước anh là:
A. Vĩ tuyến gốc	 	 	B. Kinh tuyến Đông
	C. Kinh tuyến tây 	D. Kinh tuyến gốc 
Câu 7. Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta:
 	A - “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa”	C - “Chị ngã em nâng”
 	B - “Đầu chạy đuôi lọt”	D - “Có công mài săc có ngày nên kim”
Câu 8. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000, khoảng cách từ A đến B trên bản đồ đo được 5cm. Vậy trên thực địa khoảng cách đó là bao nhiêu km?
	A.10km	B.100km	C.1000km	D.10000km
Câu 9. Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng:
	A. Bằng phẳng	B. Thoai thoải 	C. Thẳng đứng	D. Dốc
Câu 10. Để biểu thị các vùng trồng trọt trên bản đồ, người ta sử dụng kí hiệu:
	A. Kí hiệu đường	B. Kí hiệu điểm	
	C. Kí hiệu diện tích	D. Kí hiệu hình học
Câu 11. Trong các tỉ lệ bản đồ sau, tỉ lệ bản đồ nào thuộc loại lớn?
	A. 1: 150000	B. 1: 250000	C. 1: 500000	D. 1: 1000000
Câu 12. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến số:
	A. 00 	B. 1800	C. 1000	D. 900
II.Tự luận ;7 điểm
Câu 13: (2đ): Hãy ghi các hướng của bản đồ vào sơ đồ vẽ dưới đây:
Câu 14: (2đ): Hai bản đồ có tỉ lệ số là: 1:200.000 và 1: 5.000.000. Khoảng cách trên thực tế là bao nhiêu km nếu khoảng cách đo được trên bản đồ lần lượt là:
2 cm
4 cm
Câu 15. (3đ) Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ hình 12, em trả lời các câu hỏi sau: 
a. Hãy ghi tọa độ địa lí của điểm A, B, G?
b. Hướng bay từ:
- Hà Nội đến Ran-gun
- Hà Nội đến Ma-ni-la
- Ma-ni-la đến Gia-cac-ta
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
I.Trắc nghiệm 3đ. 
Khoanh đúng mỗi câu được 0.5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
C
D
B
A
D
B
B
D
C
A
A
II.Tự luận:(7đ)
Câu 13: (2đ)
Xác định phương hướng trên bản đồ:
- Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) mỗi hướng 0.25*4 = 1điểm
- Xác định được 4 hướng phụ	0.25*4 = 1điểm
Câu 14:
- Với bản đồ có tỉ lệ: 1:200.000
+ 2 cm đo được trên bản đồ thì tương ứng với 2*2 = 4 km trên thực tế	(0.5 điểm)
+ 4 cm đo được trên bản đồ thì tương ứng với 4*2 = 8 km trên thực tế	(0.5 điểm)
- Với bản đồ có tỉ lệ: 1:5.000.000
+ 2cm đo được trên bản đồ thì tương ứng với 2*50 = 100 km trên thực tế	(0.5 điểm)
+ 4cm đo được trên bản đồ thì tương ứng với 4*50 = 200 km trên thực tế	(0.5 điểm)
Câu 15: Tọa độ địa lí của các điểm
1300Đ
100B
1100Đ
100N
1300B
150N
a.
	A	B	G
	b. Không phân biệt kinh độ hay vĩ độ viết trên hay dưới, mỗi phần kinh độ hay vĩ độ đúng chấm 0.25 điểm 
Tây Nam, Đông Nam, Tây Nam (mỗi câu đúng 05đ)
Tuần: 9
Tiết : 9
BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
Ngày soạn: 13/10/2015
Ngày dạy : 15/10/2015
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: ( Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS trả lời)
1/ Kiến thức: Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục, hướng, thời gian và tính chất của chuyển động 
- Trình bày được một hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục.
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất
- Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng
2/Kĩ năng: Dựa vào hình vẽ để mô tả hướng chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
* Kĩ năng sống: - Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, hình vẽ, bản đồ về vận động tự quay quanh trục của TĐ và hệ quả của nó (các khu vực giờ trên TĐ, về hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên TĐ)
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao, quản lý thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
* Các phương pháp: Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực. 
 4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Biểu đồ SGK, quả Địa Cầu, tranh, bản đồ thế giới
- HS: Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp:
2/ KTBC: (4phút) Hỏi: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải ? Đáp: Trước khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc kĩ bảng chú giải bởi vì trong bảng chú giải có giải thích đầy đủ về quy ước của các kí hiệu, có hiểu được các kí hiệu thì chúng ta mới đọc được bản đồ và tìm thấy các thông tin trên bản đồ
3/ Giới thiệu bài mới: (1phút) Sự vận động của Trái Đất quanh trục là một vận động chính của Trái Đất. vận động này có hai hệ quả: Ngày đêm ở khắp nơi trên Trái Đất và sự lệch hướng của các vật chuyển động 
4/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: (15phút) Sự vận động của Trái Đất quanh trục
* MT: Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục
* KN: Mô tả hướng chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục
* Cách tiến hành: GV: Giới thiệu quả Địa Cầu, độ nghiêng của trục 660 33’ trên mặt phẳng quỷ đạo => trục nghiêng là tưởng tượng
GV dùng tay đẩy quả Địa Cầu quay đúng hướng để cho HS quan sát
GV: Gọi HS lên quay quả Địa Cầu, xác định phương hướng trên QĐC 
H: Cho biết TĐ tự quay quanh trục theo hướng nào? => Tây sang Đông
H: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày một đêm được quy ước là bao giờ ? = > 24 giờ
GVHDHS quan sát hình 20 các khu vực giờ trên Trái Đất
=> Để tiện cho việc tính giờ trên thế giới, người ta chia bế mặt Trái Đất ra 24 giờ khu vực. mỗi khu vực có giờ riêng, nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7
=> Giờ gốc là 0 thì Việt Nam ở khu vực 7
* Bài tập: (Thảo luận theo nhóm nhỏ) khu vực giờ gốc là 12 giờ thì:
- Việt Nam là mấy giờ : 12 + 7 = 19
- Bắc Kinh : 12 + 8 = 20
- Tô Ki Ô : 12 + 9 = 21
- Niu-yooc : 19 – 12 = 7
* Mỗi quốc gia có giờ riêng, phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây. Đường đổi ngày quốc tế là kinh tưyến 1800 , 00
HĐ2: (14phút) Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
* MT: Trình bày một hệ quả của sự chuyển động của T Đất quanh trục
* KN: Nắm được hiện tượng ngày và đêm
* Cách tiến hành: GV: Dùng quả Địa Cầu làm thí nghiệm hiện tượng ngày đêm liên tiếp nhau trên Trái Đất.
H: Nơi được chiếu sáng là gì ? => Ngày
H: Tại sao có ngày và đêm liên tiếp nhau ? => Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
GV: Trái Đất có hình cầu. Mặt Trời chỉ chiếu sáng được mọêt nửa. nửa chiếu sáng là ngày, nửa trong bóng tối là đêm, vì vậy trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm.
H: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên TĐất sẽ ra sao ? => Sẽ không có hiện tượng ngày và đêm liên tiếp nhau.
H: Tại sao hàng ngày chúng ta thấy Mặt Trời chuyển động theo hướng Đông sang Tây ? => Mặt Trời đứng yên, Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông
GVHDHS quan sát hình 22 sự lệch hướng do vật động tự quay của TĐ
H: Ở nửa cầu Bắc hướng (bị lệch) của vật chuyển động từ phía cực về xích đạo là hướng nào ? => hướng Đông Bắc – Tây Nam
H: Ở nửa cầu Bắc hướng (bị lệch) của vật chuyển động từ phía xích đạo lên cực là hướng nào ? => hướng Tây Nam - Đông Bắc 
=> Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thỉ nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về trái
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỷ đạo
- Hướng tự quay từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ. Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ 
- Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
- Sự lệch hướng của các vật, nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thỉ nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về trái
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (4phút)
1. Tổng kết: 
Gọi HS lên quay quả Địa Cầu, xác định phương hướng
Tính giờ một số điểm khi giờ gốc thay đổi
Tại sao có ngày và đêm liên tiếp nhau? => Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
2. Hướng dẫn học tập: Học bài, trả lời câu hỏi SGK, Chuẩn bị bài 8 (đọc và trả lời trước các câu hỏi trong bài)
* Rút kinh nghiệm: Bài tập 1: Nếu dựa vào kinh tuyến mà tính giờ trong sinh hoạt phức tạp,vì ngay trong một nước có nhiều giờ khác nhau. Nếu chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ, mỗi khu vực rộng 150 có một giờ thống nhất, thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, vì các hoạt động của mọi người dân sống trong khu vực sẽ được thống nhất về mặt thời gian. Còn những nước có lãnh thổ rộng giờ chung tính giờ qua thủ đô nước đó.
Tuần: 10
Tiết : 10
BÀI 7: 
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 
Ngày soạn: 20/10/2015
Ngày dạy : 22/10/2015
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: (Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS trả lời)
1/ Kiến thức: Trình bày được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động)
2/Kĩ năng: Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo; trình bày hiện tượng các mùa
* Kĩ năng sống: - Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết và hình vẽ về chuyển động của TĐ quanh MT và hệ quả của nó.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao, quản lý thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
* Các phương pháp: Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực.
3/Thái độ, hành vi: 
4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- GV: Biểu đồ SGK, tranh, quả Địa Cầu
- HS: Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp:
2/ KTBC: (4phút) Hỏi: Tại sao có ngày và đêm liên tiếp nhau ? Đáp=> Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm 
3/ Giới thiệu bài mới: (1phút) Trái Đất trong khi chuyển động quanh Mặt Trời vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên quỹ đạo, sinh ra các hệ quả. 
4/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HĐ1: (20phút) Sự chuuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
* MT: Trình bày được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
* KN: Mô tả hướng chuyển động
* Cách tiến hành: - Quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là đường di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Hình elip gần tròn (hình bầu dục)
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có đặc điểm là dù ở bất cứ vị trí nào trên quỹ đạo, hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất vẫn không thay đổi (gọi là sự chuyển động tính tiến)
GV: Sử dụng mô hình làm thí nghiệm Trái Đất quay xunh quanh Mặt Trời (một HS đứng giữa quả Địa Cầu quay xunh quanh)
H: Cho biết hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? (ngược chiều kim đồng hồ) => Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình eilp gần tròn
H: Trái Đất chuyển động 1 vòng bao nhiêu thời gian? => 365 ngày 6 giờ (1 năm)
H: Cho biết độ nghiêng của Trái Đất ở các vị trí? => Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi ( chuyển động tịnh tiến)
GV: HDHS quan sát bốn vị trí trên quỹ đạo và thời gian Trái Đất di chuyển đến các vị trí đó: xuân phân (21-3), thu phân (23-9), đông chí (22-12), hạ chí (22-6)
HĐ2: (15phút) Hiện tượng các mùa
* MT: Nắm được tính chất của chuyển động
* KN: Nắm được hiện tượng các mùa
* Cách tiến hành: GVHDHS quan sát ảnh để nhận xét
H: Trong ngày 22-6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Góc chiếu sáng như thế nào?
=> Nửa cầu Bắc, góc chiếu sáng lớn (nóng)
H: Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Góc chiếu sáng như thế nào? => Nửa cầu Nam, góc chiếu sáng nhỏ (lạnh)
H: Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc, Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đâu?
=> xuân phân, thu phân Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường xích đạo (hai bán cầu nhận được lượng nhiệt như nhau) 
H: Cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa? => Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi, nên hai nửa cầu Bắc, Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa.
=> Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt (nóng). Ngược lại (lạnh). Khi hai nửa cầu nhận được lượng nhiệt như nhau lúc đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh. 
H: Một năm có mấy mùa, bắt đầu vào ngày nào? (SGK trang 27)
=> Một năm có 4 mùa, thời gian bắt đầu và kết thúc của dương lịch và âm lịch khác nhau (các nước ở châu Á làm lúa nước thường dùng âm lịch, sớm hơn các nước sử dụng dương lịch 45 ngày)
=> Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, quanh năm nóng, sự phân bố 4 mùa không rõ rệt, miền Bắc có 4 mùa, miền nam có hai mùa
1. Sự chuuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình eilp gần tròn
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông
- Thơi gian Trái Đất chuyển động 1 vòng 365 ngày 6 giờ 
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là chuyển động tịnh tiến
2. Hiện tượng các mùa
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi, nên hai nửa cầu Bắc, Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa.
- Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thới gian bắt đầu và kết thúc.
- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cánh tính mùa ở hai nửa bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (4phút)
1. Tổng kết: 
Cho biết hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
Cho biết độ nghiêng của Trái Đất ở các vị trí?
- Cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa? => Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi, nên hai nửa cầu Bắc, Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa.
2. Hướng dẫn học tập:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK, Chuẩn bị bài 9
* Rút kinh nghiệm:
Tuần: 11 §9 HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA 
Tiết: 11 NS: ND: 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức: Học sinh biết được sơ lược hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
2/Kĩ năng: Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên T Đ 
* Kĩ năng sống: - Tư duy: Thu thập và xử lý thông tin, phân tích, so sánh, phán đoán về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhautheo mùa và theo vĩ độ trên TĐ.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trong nhóm
* Các phương pháp: Thảo luận theo theo nhóm nhỏ, suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ, trình bày 1 phút
3/ Thái độ, hành vi: 
4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Biểu đồ SGK, Quả Địa Cầu, tranh
- HS: Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp:
2/ KTBC: (4phút) Hỏi: Cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa? Đáp: => Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi, nên hai nửa cầu Bắc, Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa. 
3/ Giới thiệu bài mới: (1phút) Ngoài hiện tượng các mùa, sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời còn sinh ra hiện tượng ngày, đêm, dài ngắn ở các vị độ khác nhau và hiện tượng số ngày có ngày, đêm dài suốc 24 giờ ở các miền cực thay đổi theo mùa. 
4/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: (20phút) Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
* MT: Nắm hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa
* KN: Hiểu hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa
* Cách tiến hành: GV: Sử dụng quả Địa Cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. 
GV: HDHS quan sát hình SGK (trục Trái Đất, đường sáng tối, các vĩ độ trên hình, màu sắc)
H: Dựa vào hình 24, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau? => Do trục Trái Đất nghiêng và quay liên tục nên đường phân chia sáng tối không trùng nhau
GV: Theo hình 24 (22-6), đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất không trùng nhau, cắt nhau ở tâm Trái Đất. Nên ở xích đạo ngày đêm như nhau, càng đi về phía hai cực phần chiếu sáng và bóng tối càng chênh nhau rõ rệt. Vào ngày (22-12) hoàn toan trái ngược nhau ở hai bán cầu
GV: HDHS nhận xét hình dựa vào các vĩ đọô trên hình, nhận xét chênh lệch ngày đêm.
H: Ngày 22-6(hạ chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến đó là đường gì? => Chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến Bắc ( 230 27’B)
H: Ngày 22-12(đông chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu ? Vĩ tuyến đó là đường gì? => Chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến Nam ( 230 27’N)
H: Dựa vào hình 25, cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A,B, ở nửa cầu Bắc, và A’, B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12
GV: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.
H: Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở điểm C như thế nào? => Như nhau
HĐ2: (15phút) Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
* MT: Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
* Cách tiến hành: GV: Chia nhóm thảo luận các câu hỏi 
1) Dựa vào hình 25, cho biết độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’
2) Vĩ tuyến 66033’ Bắc, Nam là những đường gì ? (Vòng cực Bắc, Nam )
3) Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày đêm ở hai điểm cực như thế nào?
4) Hiện tượng, ngày, đêm ở hai cực có ảnh hưởng đến sinh hoạt như thế nào? 
=> Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xúât của con người
GV: Gọi các nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, GV tổng kết
1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất luân phiên ngả nủa bán cầu Bắc, Nam về phía Mặt Trời.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất, nên các địa điểm ở hai ban c

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_dia_li_6_chuan_phat_trien_nang_luc.docx