I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
HS cần:
- Nắm được nội dung của môn học địa lí lớp 6: Trái Đất, các thành phần cấu tạo nên Trái Đất, bản đồ.
- Cách học môn địa lí như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bước đầu giúp học sinh có phương pháp học, quan sát sử dụng bản đồ, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Gây hứng thú cho các em, hình thành ý thức thái độ học tập với môn địa lí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Sách giáo khoa.
- Sách giáo viên.
- Tập tranh ảnh về cảnh quan Trái Đất.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động:
- HS đọc từ đầu đến chỗ vùng. ? Núi lửa là gì ? Núi lửa được hình thành như thế nào? ? Núi lửa có mấy loại? ? Quan sát H 31 SGK chỉ, đọc từng bộ phận của núi lửa. - HS đọc bài đọc them ? Hoạt động núi lửa gây tác hại như thế nào đến đời sống của con người? ? Tại sao sau những lần hoạt động núi lửa người dân lại tập trung đến vùng này? ? Trên thế giới nước nào có hoạt động núi lửa mạnh nhất? ? Việt nam có núi lửa không ? Ở đâu? - HS đọc phần còn lại. ? Động đất là gì ? ? Động đất gây tác hại gì ? - GV yêu cầu HS xem H33 SGK ? Để hạn chế tai hoạ của động đất con người đã có biện pháp khắc phục như thế nào ? (HS thảo luânh nhóm) - HS đọc phần đọc thêm SGK ? Theo em nước nào trên thế giới thường xuyên xảy ra động đất ? ? Việt Nam có động đất không ? Ở đâu? (Nghệ An : chấn động nhỏ không gây thiệt hại về người và của) 1. Tác động của nội lực và ngoại lực: - Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái đất - Ngoại lực là những lực xảy ra bên trên bề mặt Trái đất - Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái đất. 2. Núi lửa và động đất: a. Núi lửa: - Là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. - Có 2 loại: + Núi lửa hoạt động. + Núi lửa tắt. b. Động đất: - Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. => Gây thiệt hại về người và của. - Biên pháp: + Xây nhà chịu chấn động lớn. + Nghiên cứu dự báo sơ tán dân. 3. Củng cố và bài tập: - HS trả lời câu hỏi cuối bài. - Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. - Dặn dò: IV. RÚT KINH NGHIỆM: * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Ngày soạn: 06/12/2014 Ngày dạy: /12/2014 Tiết 15- Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình. - Biết khái niệm núi và độ cao của núi, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Hiểu thế nào là địa hình cac xtơ. - Chỉ trên bản đồ những vùng núi già , núi trẻ thế giới. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên thế giới. - Bảng phân loại núi theo độ cao. - Bản đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? ? Nguyên nhân sinh ra và tác hại của động đất và núi lửa ? 2. Bài mới: GV: Địa hình bề mặt Trái đất rất đa dạng, mỗi loại có những đặc điểm riêng và phân bố ở khắp mọi nơi. Vậy đó là những loại nào có đặc điểm gì nổi bật Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: cá nhân - GV giới thiệu một số tranh ảnh về các loại núi và yêu cầu quan sátH 36 hãy: ? Mô tả núi . ? Độ cao so với mặt đất. ? Có mấy bộ phận ? Đặc điểm? ? Vậy núi là dạng địa hình gì? Đặc điểm ? ? Núi có những bộ phận nào? - Yêu cầu học sinh đọc bảng phân loại núi căn cứ theo độ cao tự ghi nhớ. ? Ngọn núi cao nhất nước ta cao bao nhiêu m? Tên là gì? Thuộc loại núi gì? (đỉnh phan xi păng cao 4148m, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc loại núi trẻ) ? Bằng những hiểu biêt của mình em hãy cho biêt châu nào có độ cao trung bình cao nhất thé giới? (Châu Á) ? Đỉnh núi nào cao nhất thế giới ? Bao nhiêu m ? Thuộc núi gì? (Đỉnh Êvơ rét cao 8848m trên dãy Himalaya ở Châu Á là loại núi trẻ.) ? Quan sat H34 SGK cho biết cách tính độ cao tuyệt đói và độ cao tương đối khác nhau ở chỗ nào? ? Qui định như vậy thường độ cao nào lớn hơn? * Hoạt động 2: cả lớp. ? Thế nào là núi già ? Núi trẻ? ? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào? - Đỉnh? - Sướn? - Thung lũng? ? Núi ở Việt Nam là núi già hay núi trẻ? ( Núi già được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại) - GV yêu cầu học sinh lên bảng xác định một số núi già núi trẻ nổi tiếng thế giới ? * Hoạt động 3: Cá nhân - GV giới thiệu một số ảnh về đại hình núi đá vôi và kêt hợp H37 SGK nêu đặc điểm của núi đá vôi? ? Độ cao . ? Hình dáng. ? Tai sao địa hình núi đá vôi lại có nhiều hang động ? ? Địa hình cactơ có giá trị gì? ? Kể tên những hang động đẹp danh lam thắng cảnh mà em biết? 1. Núi và độ cao của núi: - Núi là dạng địa hình nhô cảỗ rệt trên mặt đất. - Độ cao thường trên 500m - Có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn, chân núi. - Căn cứ vào độ cao chia ra 3 loại núi: Thấp, trung bình, cao. - Độ cao tuyệt đối : - Độ cao tương đối: 2. Núi già, núi trẻ: - Núi già: + Hình thành cách đây hang trăm triêu năm. + Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. - Núi trẻ: + Hình thành cách đây vài chục triệu năm. + Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. 3. Địa hình cactơ và các hang động: - Địa hình núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là có đỉnh nhọn, sắc, sườn đốc đứng. - Địa hình cactơ là loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi. - Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp có giá trị kinh tế lớn. 3. Củng cố và bài tập: ? Nêu sự khác biệt giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối? Nêu sự phân loại núi theo độ cao? ? Núi già núi trẻ khác nhau ở điểm nào? ? Địa hình cactơ có giá trị kinh tế như thế nào? - GV hướng dẫn HS về nhà: IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 08/12/2014 Ngày dạy: /12/2014 Tiết 16 - Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, đồi qua quan sát tranh ảnh hình vẽ. - Chỉ đúng một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ thế giới. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và bản đồ tự nhiên thế giới. - Tranh ảnh mô hình, lát cắt về đồng bằng cao nguyên. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Núi là gì ? Phân loại núi ? ? Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ? 2. Bài mới: GV vào bài: Ngoài địa hình núi ra trên bề mặt Trái đất còn có một số dạng địa hình khác, đó là: cao nguyên , bình nguyên, và đồi. Vậy khái niệm các dạng địa hình này ra sao? Chúng có điểm khác nhau như thế nào?... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân - GV cho HS đọc phần 1 SGK: ? Bình nguyên là gì ? ? Bình nguyên có mấy loại ? Nguyên nhân hình thành? ? Đồng bằng do sông bồi tụ có đặc điểm gì ? ? Em hãy kể tên một số đồng bằng nổi tiến thế giới ? - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới yêu cầu HS xác định 1 số đồng bằng lớn trên thé giới. ? Đồng bằng có giá trị gì về kinh tế ? Hoạt động 2: Cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát H40,H41 SGK cho biết giữa bình nguyên và cao nguyên có gì giống và khác nhau ? ? Cao nguyên là dạng địa hình gì ? ? Nêu giá trị kinh tế của cao nguyên ? ? Kể tên 1 số cao nguyên nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. Hoạt động 3: Cá nhân ? Thế nào được gọi là đồi ? ? Đồi có đặc điểm gì ? ? Lấy ví dụ ở Việt Nam ? Giá trị kinh tế ? - HS đọc bài đọc thêm SGK 1. Bình nguyên (đồng bằng) - Là những nơi có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn song. - Độ cao: < 200m (500m) - Nguyên nhân: + Do băng hà bào mòn + Do sông biển bồi tụ - Giá trị kinh tế: 2. Cao nguyên : - Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn song. - Độ cao tuyệt đối trên 500m - Sườn dốc đứng. - Giá trị kinh tế: 3. Đồi: - Là vùng đất chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng. - Đỉnh tròn, sườn thoải. - Độ cao tương đối < 200m - Không đứng riên lẻ mà tập trung - Giá trị kinh tế: 3. Củng cố: a. Nhắc lại khái niêm 4 loại địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng, đồi ? Các loại địa hình trên có giá trị kinh tế như thế nào ? b. Bình nguyên có mấy loại ? Tại sao lại gọi là bình nguyên bồi tụ ? Bài đọc thêm nói về dạng địa hình nào ? 4. Hướng dẫn về nhà: - Làm 3 câu hỏi SGK tr 48 - Tìm hiểu trước bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Ngày soạn: 15/12/2014 Ngày dạy: /12/2014 Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU ÔN TẬP: Giúp học sinh: - Củng cố được những kiến thức kĩ năng cơ bản đã được học trong suốt học kì 1. - Nắm vững nội dung trọng tâm của các bài đã học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Giảng giải - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Trực quan - Tự học III. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP: - Vị trí và tên các hành tinh trong hệ Mặt trời. - Xác định được hệ thống kinh vĩ tuyến . - Nắm được khái niệm bản đồ và cách vẽ bản đồ. - Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và cách tính khoảng cách thưc tế dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số. - Biết và nhớ những qui định về phương hướng trên bản đồ. Kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lí. - Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì, phân loại và cách đọc kí hiệu bản đồ. - Nắm được sự vận động tự quay quanh trục và các hệ quả của chúng. - Vận động quay xung quanh Mặt trời của Trái đất và các hệ quả. - Biết được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Biết cấu tạo bên trong của Trái đất có 3 lớp, đặc điểm của lớp vỏ Trái đất. - Hiểu được nguyên nhân hình thành địa hình bề mặt Trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực. Hiện tượng núi lửa động đất. - Nắm được đặc điểm của các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất. IV. CỦNG CỐ VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP: * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * HỌC KÌ II Ngày soạn: 04/1/2015 Ngày dạy: /1/2015 Tiết 19 - Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần: - Hiểu các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản. - Biết phân loại khoáng sản theo công dụng. - Hiểu biết về khai thác hợp lí, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Một số mẫu đá, khoáng vật. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: GV: Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay nhiều nguồn khoáng sản là nguồn nguyên, nhiên liệu không thể thay thế được của nhiều nghành công nghiệp quan trọng. Vậy khoáng sản là gì? Chúng được hình thành như thế nào?... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: cá nhân - GV: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá. ? Khoáng sản là gì? ? Đọc bảng công dụng các loại khoáng sản kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng? ? Vậy khoáng sản được phân làm mấy nhóm? - Xác định trên bản đồ 3 nhóm khoáng sản trên. HĐ 2: cả lớp ? Ngày nay con người đã bổ sung khoáng sản nhiên liệu bằng các nguồn năng lượng gì? - HS đọc mục 2 SGK: ? Mỏ khoáng sản là gì? ? Nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? Mỗi loại do tác động của yếu tố nào? HĐ 3: Nhóm N1:? Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam đọc tên và chỉ một số loại khoáng sản chính? N2: Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chúng ta cần có biện pháp gì? - GV: Khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận 1. Các loại khoáng sản: a. Khoáng sản là gì? - Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. b. Phân loại: Dựa vào tín chất và công dụng chia ra 3 nhóm: + KS năng lượng. + KS kim loại + KS phi kim loại. 2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh: - Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác. - Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do tác động của nội lực( quá trình mắc ma) - Mỏ ngoại sinh: được hình thành do tác động của ngoại lực( quá trình phong hoá tích tụ vật chất) 3. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ: - Khai thác hợp lí - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Củng cố và bài tập: ? Khoáng sản là gì? Khi nào thì gọi là mỏ khoáng sản? ? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng. ? Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngọi sinh khác nhau như thế nào? 4. Hướng dẫn về nhà: - HS làm bài tập tập bản đồ. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Ngày soạn: 05/1/2015 Ngày dạy: 1/2015 Tiết 20- Bài 16: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐÒ(HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS biết khái niệm đường đồng mức. - Có khả năng đo tính độ cao và khaỏng cách thực địa dựa vào bản đồ. - Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có đường đồng mức. II. PHƯƠNG TIỆNDẠY HỌC: - Lược đồ hình 14 phóng to. - Bản đồ hoặc lược đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Khoáng sản là gì? Trình bày sự phân loại khoáng sản? 2. Bài mới: a. Nhiệm vụ: Tìm các đặc điểm của địa hình dựa vào các đường đồng mức. b. Hướng dẫn cách tìm: c. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: ? Đường đồng mức là những đường như thế nào? ? Tại sao dựa vào các đường đồng mức chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình? ? Xác định trên hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2? Hoạt động 2: ? Sự chênh lệch độ cao của 2 đường đồng mức là bao nhiêu? ? Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao của các đỉnh: A1, A2, B1, B2, B3? ? Dựa vào tỉ lệ lược đồ tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2? ? Sườn Đông và sườn Tây của núi A1 sường nào có độ dốc lớn hơn? Tại sao? Câu 1: - Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ. Câu 2: - Chênh lệch 100m - A1: 900m, A2: > 600m, B1:> 500m, B2: 650m, B3:> 500m. - Đỉnh A1 cách đỉnh A2: 7.500m. - Sườn Tây dốc hơn sườn Đông vì khoảng cách các đường đồng mức ở sườn Tây nằm sát nhau hơn. 3. Hướng dẫn về nhà: - HS làm bài tập trong tập bản đồ. - Chuẩn bị trước bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Ngày soạn: 20/1/2015 Ngày dạy: /1/2015 Tiết 21- Bài 17: LỚP VỎ KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS biết thành phần của lớp vỏ khí. Biết vị trí, đặc điểm của các tầngtrong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu. - Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương. - Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh vẽ các tang của lớp vỏ khí. - Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Kiểm tra bài cũ: 2, Bài mới: GV: Trái đất được bao bọc bởi 1 lớp khí quyển có chiều dày trên 60.000km. ó chính là một trong những đặc điểm quan trọng để Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. Vậy khí quyển có thành phần gì? Cấu tạo ra sao? Có vai trò quan trọng trong cuộc sống như thế nào?.... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính ? Dựa vào biểu đồ hình 45 cho biết: - Thành phần của không khí? Tỉ lệ? - Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất? - Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ tỉ lệ thành phần không khí vào vở. - GV thuyết trình: ? Quan sát H46 cho biết: - Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng? - Đặc điểm của tầng đối lưu? Vai trò và ý nghĩa của chúng đối với sự sống trên bề mặt trái đất? - HS lên bảng xác định vị trí tầng đối lưu trên H 46 phóng to. ? Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì? Đặc điểm? - Quan sát h46 cho biết tầng bình lưu có lớp gì? Cho biết tác dụng của lớp ôdôn trong khí quyển? ? Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng của tầng ôdôn con người cần phải làm gì? ? Nguyên nhân hình thành các khối khí? ( do vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc ? Đọc bảng các khối khí cho biết: - Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại? - Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại? - GV kết luận: Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng( nóng, lạnh, khô, ẩm). Việc đặt tên căn cứ vào nơi hình thành. ? Tại sao lại có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông? ? Tại sao lại có từng đợt gió Lào( Tây Nam) vào mùa hạ? - GV giới thiệu một số kí hiệu của các khối khí: 1. E: Khối khí xích đạo 2. T: Khối khí nhiệt đới ( khối khí đại dương, Tc: khối khí lục địa) 3. P: khối khí ôn đới hay cực đới (Pm: khối khí ôn đới hải dương, Pc: lục địa) 4. A: khối khí băng địa. 1. Thành phần của không khí. - Gồm các khí: Nitơ 78%, ô xi 21%, hơi nước+các khí khác 1%. - Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù. 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí: - Các tầng khí quyển: + Tầng đối lưu: 0 – 16km + ầng bình lưu: 16 – 80km + Tầng các tầng cao khí quyển: 80km trở lên - Đặc điểm của tầng đối lưu: + Dày 0 – 16km + 90% không khí của khí quyển tập trung sát đất + Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng + Nhiệt độ giảm dần theo độ cao. + Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm , chớp - Tầng không khí trên tầng đối lưu là tầng bình lưu.: có lớp ôdôn. 3. Các khối khí: - Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. - Căn cứ mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. - Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. 3. Đánh giá: ? Nêu vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu? ? Tầng ôdôn là gì? Vai trò của tầng ôdôn? ? Cơ sở phân loại các khối khí? 4. Hướng dẫn về nhà: - Làm câu hỏi 1,2,3 SGK - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 25/1/2015 Ngày dạy: /1/2015 Tiết 22- Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần: - Phân biệt và trình bày 2 khái niệm: thời tiêt và khí hậu. - Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này. - Biết đo, tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. - Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép một số yếu tố thời tiết . II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - bảng thống kê về thời tiết. - H48, H49 phóng to. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vị trí đặc điểm tầng đối lưu? ? dựa vào đâu có sự phân loại khối khí nóng, khối khí lạnh, đại dương và lục địa ? 2. Bài giảng: GV vào bài: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hang ngày của con người. Vì vậy việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề rất cần thiết Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - GV yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK: ? Chương trình dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì? ( Khu vực, nhiệt độ, cấp gió, hướng gió, độ ẩm, lượng mưa, thời gian..) ? Thông báo ngày mấy lần? ? Vậy thời tiết là gì? ? Khí tượng là gì? ( là chỉ những hiện tượng vật lí của khí quyển phát sinh trong vũ trụ như gió mậy, mưa, tuyết, sấm chớp..) ? Thời tiết có đặc điểm gì?( thời tiết không giống nhau ở khắp mội nơi và luôn luôn thay đổi) ? Nguyên nhân nào làm cho thời tiết thay đổi ? Thời tiết mùa đông của các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt? ? Sự khác nhau này có tính tạm thời hay lặp lại trong các năm? - GV : đó là đặc điểm riêng của khí hậu 2 miền ? Vậy khí hậu là gì? ? Thời tiết khác khí hậu như thế nào? ( thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu là tình trạng thời tiết trong thời guian dài ) - GV nêu qui trình hấp thụ nhiệt của đất và không khí. + Bức xạ Mặt trời qua lớp không khí, trong không khí có chứa bụi và hơi nước nên hấp thụ phần nhỏ năng lượng Mặt trời. + Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ do đó đaát nóng lên toả nhiệt vào không khí, không khí sẽ nóng lên. Đó là nhiệt độ không khí, ? Vậy nhỉệt độ không khí là gì? ? Muốn biết nhiệt độ không khí ta phải làm gì? - GV hướng dẫn HS cách đo nhiệt độ không khí và cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. ? Tại sao khi đo nhiệt độ không khí phải để nhiệt kế trong bong râm và cách mặt đất 2m? (-do qui ước quốc tế -cao 2m để không khí lưu thong dễ dàng -tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ MặtTtrời) ? Tại sao khi tính nhiệt độ trung bình ngày cần phải đo 3 lần vào lúc 6 giờ, 13 giờ, 21 giờ? ( 6 giờ bức xạ mặt trời yếu nhất, 13 giờ bức xạ mặt trời mạnh nhất, 21 giờ bức xạ mặt trời chấm dứt) ? Tại sao những ngày hè người ta thường ra biển nghỉ và tắm mát? GV: mùa đông ở vùng ven biển có không khí ấm hơn trong đất liền do đặc tính hấp thụ và toả nhiệt nhanh hoặc chậm của mặt đất và mặt nước khác nhau nên nhiệt độ không khí của vùng xa biển và gần biển khác nhau. ? Ảnh hưởng của biển đối với vùng ven bờ thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc mục 3b ? Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao? giải thích? ( không khí gần mặt đất chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn không khí loãng ít bụi ít hơi nước trên cao) ? Quan sát H49: nhận xét về sự thay đổi giữa góc chiếu của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ từ xích đạo lên cực? ( vùng xích đạo quanh năm có góc chiếu ánh sáng mặt trời lớn hơn các vùng có vĩ độ cao) 1. Thời tiết và khí hậu: a. Thời tiết : Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở địa phương trong thời gian ngắn nhất định. b. Khí hậu: Là sự lập đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành qui luật. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí: a. Nhiệt độ không khí: - Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ. - Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí b. Cách đo nhiệt độ không khí: - Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế vào trong bong râm và cách mặt đất 2m. - Cách đo: 3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí: a. Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền: - Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần biển hay xa biển. - Nước biển có tác dụng điều hoà nhiệt độ, làm không khí mùa hạ bớt nóng, mùa đông bớt lạnh. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao , càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: - Không khí ở vĩ dộ thấp nóng hơn không khí ở các vùng có vĩ độ cao. 3. Đánh giá: ? Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào? ? Nguyên nhan sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? ? Em có hiểu biết gì về hiện tượng Enninô và Laninô? 4. Hướng dẫn về nhà: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 và 4 IV. RÚT KINH NGHIỆM: ... Ngày soạn: 01/2/2015 Ngày dạy: /2/2015 Tiết 23- Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần: - Nắm được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái đất. - Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái đất, đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển. - Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái đất và giải thích các hoàn lưu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới.
Tài liệu đính kèm: