Giáo án Địa lý 6 - Năm 2012 - 2013

I- Mục tiêu cần đạt :

- Kiến thức : học sinh nắm được nội dung của môn Địa Lí lớp 6 và cần học môn địa lí như thế nào để đạt hiệu quả cao .

- Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng làm quen với bản đồ, quả địa cầu .

II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

Một vài bản đồ, quả địa cầu .

III-Tổ chức hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh .

2 - Bài mới :

 

doc 111 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Năm 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều năm ? Hình 54 nhận xét sự phân bố mưa trên Trái Đất ?
Ngày dạy : 16-02-13 Bài 20 : HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ . 
Tuần : 25, Tiết : 25 MƯA
I- Mục tiêu cần đạt :
* Kiến thức : Học sinh
- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm .
- Trình bày được quá trình tạo mây, mưa; sự phân bố lượng mưa trên thế giới .
* Kĩ năng : - Dựa vào bảng số liệu tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm của một địa phương .
- Đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới .
+ Tự duy : tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, so sánh để có khái niệm về độ ẩm, độ bão hòa hơi nước, hiện tượng ngưng tụ hơi nước và sự phân bố mưa trên thế giới .
+ Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác giao tiếp khi làm việc nhóm, cặp đôi . 
+ Tự nhận thức : tự tin khi làm việc cá nhân .
+ Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm trong nhóm .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV : Hình 53 phóng to –Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới . –HS : SGK
III- Tổ chức hoạt động dạy và học : 
1. Kiểm tra bài cũ :
1. Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất ?
2 .Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất trong câu sau :
Ở nửa cầu Nam, gióTín phong thổi theo hướng :
A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D.Đông Nam
2. Bài mới :
*Khởi động : Nhắc lại không khí gồm có những thành phần nào ? Hơi nước chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ ,do đâu mà có ? Nguồn cung cấp hơi nước lớn cho Trái Đất là từ biển và đại dượng . Nước ở ao,hồ,sông, biển khi bốc hơi lên gặp điều kiện thuận lợi thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
* Khám phá : Giáo viên tóm tắt những nội dung học sinh vừa trình bày và chuyển ý vào bài .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về hơi nước và độ ẩm của không khí .
 Học sinh làm việc cá nhân .
 - GV : Chốt : lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm à Ghi .
- HS : Dụng cụ để đo độ ẩm không khí là gì ?
- GV : Hiện ảnh ẩm kế hiện đại và giới thiệu ,gồm độ ẩm tương đối và tuyệt đối .
- GV : Hiện bảng số liệu sách giáo khoa .
- HS : Dựa vào bảng số liệu cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi ở nhiệt độ 100C, 200C, 300C ? 
- HS : Nhận xét về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước tối đa trong không khí ? Tỉ lệ gì ? (tỉ lệ thuận) à Ghi .
- GV : Hiện bảng số liệu sách giáo khoa .
- GV : Tuy nhiên sức chứa có hạn .Đến một lúc nào đó nó không thể chứa thêm được nữa . Ví dụ : Ở 300C không khí chỉ chứa được 30g/m3 hơi nước, nó không thể chứa thêm được nữa khi đó ta nói không khí như thế nào ?
 - GV : Hướng dẫn HS thực hiện sơ đồ ( Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao thì hơi nước như thế nào ? Sự ngưng tụ sinh ra những hiện tượng gì ?)
 - HS : Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa .
 - GV : Hiện ảnh các loại sương . 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về khái niệm mưa ,sự phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa .
Học sinh làm việc nhóm .
- GV : Hướng dẫn HS thực hiện sơ đồ quá trình tạo mây, mưa . 
- HS : Mô tả lại quá trình tạo mây, mưa ? à Ghi .
- HS : Hãy nêu các dạng mưa mà em biết ? 
- GV : Hiện ảnh các dạng mưa và giới thiệu : mưa phùn xảy ra ở mọi lúc trong năm ,nặng hạt,xảy đến bất ngờ và đột nhiên tạnh đi trong thời gian ngắn : 5 đến 10 phút .Mưa phùn hạt nhỏ xảy ra vào mùa đông và những ngày đầu xuân : đầu mùa đông khối khí lạnh từ Bắc Á di chuyển đến làm cho miền bắc nước ta có mùa đông lạnh và khô,cuối mùa đông dịch sang phía đông đi qua vịnh Bắc Bộ hấp thụ hơi nước khi vào đất liền gây mưa phùn cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .Mưa ngâu xảy ra vào tháng 7 âm lịch mưa kéo dài nhiều ngày ( có liên quan đến sự tích Ngưu Lang Chức Nữ) à đều rơi dưới dạng hạt nước .Mưa tuyết xảy ra vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp .Mưa đá xảy ra vào những ngày mùa hạ nắng nóng,oi bức . à đều rơi dưới dạng hạt băng .
- HS : Cho biết dụng cụ đo mưa ?
- GV : Hiện hình 52,giới thiệu, hướng dẫn học sinh tính lượng mưa trong ngày, trong tháng,năm .
Thảo luận theo cặp : 2 phút
 Bảng số liệu : lượng mưa của thành phố Tân An qua các năm
Năm
2002
2004
2006
Lượng mưa trong năm ( mm)
1514
1516
1512
Hãy tính lượng mưa trung bình năm của thành phố Tân An và nêu cách tính . 
- GV : Chốt .Lưu ý : Lượng mưa trong ngày,tháng ,năm không làm tính chia,khi nào tính lượng mưa trung bình năm mới chia . à Ghi .
- GV : Hiện hình 53,hình 55 .
- GV : Giới thiệu cách tính : dùng thước đặt lên đầu cột nước các cột rồi đối chiếu sang trục dọc bên trái xem là bao nhiêu sau đó hạ đường vuông góc xuống trục ngang xem tháng mấy . 
- HS : Dựa vào biểu đồ mưa của thành phố Hồ Chí Minh, cho biết :
+ Tháng nào có mưa nhiều nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
+ Tháng nào có mưa ít nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
 - GV : Kẻ bảng số liệu bài tập 1 sách giáo khoa, hướng dẫn HS tính tổng lượng mưa trong năm của thành phố Hồ Chí Minh. Tìm ra mùa mưa và mùa khô .Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Nam Bộ một năm có 2 mùa : mùa mưa, mùa khô Long An cũng thuộc Nam Bộ do đó Long An cũng có 2 mùa : mùa mưa, mùa khô như ở thành phố Hồ Chí Minh.Chuyển ý : Trong một địa phương lượng mưa các tháng khác nhau àtrên thế giới lượng mưa phân bố như thế nào ?
- GV : Hiện hình 54 : bản đồ phân bố mưa trên thế giới, giới thiệu màu sắc, đường xích đạo,khoanh những nơi có lượng mưa trung bình trên 2000 mm và dưới 200 mm .
- HS : Cho biết các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm phân bố ở vị trí nào so với đường xích đạo ?
- GV : Chốt lượng mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo .
- HS : Cho biết các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm phân bố ở khoảng những vĩ độ nào ?
- GV : Chốt lượng mưa ít nhất ở hai vùng cực Bắc và Nam .
- HS : Có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa trên thế giới ? à Ghi .
- HS : Vì sao mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo ? ( Nhiệt độ cao,lương bốc hơi nhiều)
- HS : Vì sao mưa ít nhất ở hai vùng cực Bắc và Nam ? ( Không khí quá lạnh,lượng bốc hơi ít)
- GV : Lượng mưa lớn hay nhỏ ngoài phụ thuộc vào vĩ độ còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố : địa hình, gió, vị trí gần hay xa biển,dòng biển,...
- GV : Giới thiệu quy định về lượng mưa lớn,trung bình ,nhỏ.
- HS : Việt Nam thuộc loại nước có lượng mưa trung bình là bao nhiêu ? nhiều hay ít ?
- GV : Giới thiệu lượng mưa của Việt Nam : trên 1500 mm .
- HS : Mưa mang đến cho chúng ta những lợi ích gì ? ( cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt) 
- GV : Hiện ảnh . Những năm gần đây do thời tiết thất thường : những năm mưa ít dẫn đến hạn hán,những năm mưa nhiều,tập trung đối với vùng đồi núi đất trống đồi trọc thì sẽ ảnh hưởng như thế nào ? Cây trồng như thế nào ? Đường giao thông ? Địa phương hằng năm sống chung với lũ cũng là do mưa tập trung,nhiều .
- GV : Để hạn chế xói mòn đất chúng ta phải làm gì ? ( trồng cây). Để đảm bảo tài sản và tính mạng nhân dân ta làm thế nào ? ( Xây nhà trên nền đất cao,xây dựng tuyến dân cư vượt lũ)
- GV : Hiện sơ đồ tư duy .
NỘI DUNG CHÍNH
1- Hơi nước và độ ẩm của không khí :
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm .
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí . Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
( độ ẩm càng cao)
2- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
*Quá trình tạo mây, mưa : Khi không khí bốc lên cao ,bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa .
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương: 
- Dụng cụ để đo mưa là thùng đo mưa ( hay vũ kế)
- Lượng mưa trung bình năm ở một địa phương bằng tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm .
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới :
Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực : mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam .
IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Thực hành / luyện tập
* Bài tập :
1- Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất trong câu sau :
Trên thế giới lượng mưa phân bố không đều từ :
A. Cực Bắc đến cực Nam .B. Xích đạo về cực .C. Xích đạo đến chí tuyến Bắc .
D. Xích đạo đến chí tuyến Nam
2- Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm ( ...) trong các câu sau : 
- Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được .............................
- Hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ gọi là .............
* Học bài và chuẩn bị trước bài 21 : Thực hành : “ Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa” .Trả lời theo bài tập1,4,5 sách giáo khoa . ( Giáo viên hướng dẫn HS)
Ngày dạy : 23 -02-13 Bài 21 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ 
Tuần : 26 , Tiết : 26 NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I- Mục tiêu cần đạt : 
* Kiến thức : học sinh biết đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ.
* Kĩ năng : Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và rút ra nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV : Hình 55, 56, 57 phóng to . – HS : SGK 
III- Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút .
2. Bài mới :
Mở bài : Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là loại biểu đồ quan trọng trong quá trình học địa lí.Vậy hai biểu đồ đó có đặc điểm gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 Hoạt động 1 :( Bài tập 1) Tìm hiểu về các yếu tố trong biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .
Học sinh làm việc cá nhân .
- GV : Hiện hình 55
- HS : Quan sát, đọc và trả lời câu hỏi :
+ Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ ? Trong thời gian bao lâu ? Yếu tố nào được thể hiện theo đường ? Yếu tố nào được thể hiện bằng hình cột ?
+ Trục dọc bên phải dùng để đo tính các đại lượng của các yếu tố nào ? + Đơn vị để tính nhiệt độ ?
+ Trục dọc bên trái dùng để đo tính các đại của các yếu tố nào ? Đơn vị để tính lượng mưa ? 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cách đo nhiệt độ, mùa mưa của biểu đồ A, B .
Học sinh làm việc nhóm .
- GV : Hiện hình 56, 57
Chia 4 nhóm thảo luận : 4 phút . Quan sát hình 56, 57 .
- Tháng có nhiệt độ cao nhất ?
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất ?
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy ?
+ Nhóm 1,2 : biểu đồ A
+ Nhóm 3,4 : biểu đồ B
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nhận dạng biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
Học sinh làm việc cá nhân .
- GV : Hiện hình 56, 57 , kết quả thảo luận của 2 nhóm ., hướng dẫn học sinh xác định 2 biểu đồ thuộc nửa cầu nào. Biểu đồ địa điểm A : nhiệt độ cao nhất vào mùa hạ, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông, mùa mưa tập trung vào mùa hạ à Thuộc nửa cầu nào ? ( Bắc)
Biểu đồ địa điểm B : nhiệt độ cao nhất vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất vào mùa hạ, mùa mưa tập trung vào mùa đông à Thuộc nửa cầu nào ? ( Nam )
- GV : Liên hệ Việt Nam .
NỘI DUNG CHÍNH
 *Bài tập 1 :
 - Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ là : nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội ,trong 12 tháng ( 1 năm)
+ Yếu tố đường (màu đỏ) là nhiệt độ .
+ Yếu tố hình cột ( màu xanh) là lượng mưa .
- Trục dọc bên phải để đo tính nhiệt độ, đơn vị là 0C.
- Trục dọc bên trái để đo tính lượng mưa, đơn vị đo là mm .
* Bài tập 4 :
- Biểu đồ địa điểm A :
+ Nhiệt độ cao nhất tháng 4
+ Nhiệt độ thấp nhất tháng 1
+ Mùa mưa : tháng 5à tháng 10
- Biểu đồ địa điểm B :
+ Nhiệt độ cao nhất tháng 12
+ Nhiệt độ thấp nhất tháng 7
+ Mùa mưa : tháng 10 à tháng 3 năm sau
* Bài tập 5 :
- Biểu đồ địa điểm A là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc.
- Biểu đồ địa điểm B là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam .
IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa có dạng gì ?
- Mùa mưa ở nửa cầu Bắc từ tháng mấy đến tháng mấy ?
- Học bài và chuẩn bị trước bài 22 : “Các đới khí hậu trên Trái Đất” . Quan sát hình 59 tìm hiểu về các chí tuyến và vòng cực có đặc điểm gì ? Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu ? Đặc điểm đới nóng ( hay nhiệt đới)?
Ngày dạy : 02-03-13 Bài 22 : CÁC ĐỚI KHÍ HẬU 
Tuần : 27 , Tiết : 27 TRÊN TRÁI ĐẤT ( tiết 1)
I- Mục tiêu cần đạt :
* Kiến thức : Học sinh 
- Biết được các chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái Đất . 
- Biết được năm đới khí hậu chính trên Trái Đất : trình bày được giới hạn và đặc điểm của đới nóng ( hay nhiệt đới) . 
* Kĩ năng : Quan sát, nhận xét hình các đới khí hậu chính trên Trái Đất .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV : Bản đồ khí hậu ( nếu có) , hình 58 phóng to . – HS : SGK .
III- Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ :
Mùa mưa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam bắt đầu từ tháng nào và kết thúc tháng nào ?
2. Bài mới :
Mở bài : Do sự vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất nên mọi nơi trên Trái Đất nhận được ánh sáng và nhiệt khác nhau từ đó phân ra các đới khí hậu .Như vậy trên bề mặt Trái Đất có mấy đới khí hậu ? Vị trí ? Đặc điểm ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái Đất . 
Học sinh làm việc cá nhân .
- GV : Hiện hình 24 trang 28 .
- HS : Trên Trái Đất có các chí tuyến nào ? Các chí tuyến này nằm ở vĩ độ nào ? Xác định các chí tuyến trên Trái Đất ?
- HS : Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này vào các ngày nào ? Các chí tuyến là những đường như thế nào ?
- GV : Giới thiệu giới hạn từ 23027’B-23027’N còn gọi là vùng nội chí tuyến .Mặt Trời quanh năm không chiếu vuông góc ở các vĩ tuyến cao hơn vĩ tuyến 23027’B và N 
- GV : Hiện hình 58, giới thiệu châu Phi nằm giữa hai chí tuyến Bắc Và Nam .
- GV : Hiện hình 25.
- HS : Trên Trái Đất có những vòng cực nào ? Nằm ở vĩ độ nào ? Xác định các đường vòng cực trên Trái Đất ?
 Các đường vòng cực là những đường như thế nào ? 
- GV : Hiện hình vẽ các vành đai nhiệt trên Trái Đất .
- HS : Cho biết ranh giới giữa vành đai nóng và ôn hòa, giữa ôn hòa và lạnh ?
- HS : -HS : Các chí tuyến và vòng cực còn là gì nữa ?
- HS : Các vành đai nhiệt nằm như thế nào so với xích đạo ? ( song song)
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ .
Học sinh làm việc nhóm .
- GV : Hiện hình 5 vành đai nhiệt và hình 58 ( giới thiệu chú giải)
- HS : Quan sát hình 58, tương ứng 5 vành đai nhiệt trên Trái Đất có mấy đới khí hậu ?
- GV : Sự phân chia các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào những nhân tố : vĩ độ, gần hay xa biển, hoàn lưu khí quyển . . . .) Nhân tố quan trọng là vĩ độ . 
- HS : Tại sao ranh giới các đới khí hậu và ranh giới các vành đai nhiệt không hoàn toàn trùng khớp nhau ?
- GV : Hiện hình 58, hình *
Chia 4 nhóm thảo luận : 4 phút .Quan sát hình 58, * 
nêu vị trí, đặc điểm của đới khí hậu nóng ( hay nhiệt đới)
+ Nhóm 1,2 : Vị trí ( xác định qua bản đồ )
+ Nhóm 3,4 : Đặc điểm( nhiệt độ, gió, mưa) .
- GV : Hiện bản đồ thế giới .
- HS : Xác định phạm vi đới nóng .
- GV : Liên hệ Việt Nam .
NỘI DUNG CHÍNH
1- Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất :
- Các chí tuyến là những đường có ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí .
- Các đường vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ .
- Các chí tuyến và vòng cực là cũng là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt trên Trái Đất
2- Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ :
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên Trái Đất có 5 đới khí hậu :
a. Đới nóng ( hay nhiệt đới) :
- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam .
- Đặc điểm : quanh năm có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít .Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng; có gió Tín phong thổi thường xuyên, lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm .
IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Xác định các chí tuyến, các vòng cực, phạm vi đới nóng qua bản đồ ?
- Về nhà chuẩn bị tiếp các đới còn lại .
Ngày dạy : 09-03-13 Bài 22 : CÁC ĐỚI KHÍ HẬU 
Tuần : 28 , Tiết : 28 TRÊN TRÁI ĐẤT ( tt)
I- Mục tiêu cần đạt :
* Kiến thức: Học sinh trình bày được giới hạn và đặc điểm của đới hai đới ôn hòa và hai đới lạnh trên bề mặt Trái Đất .
* Kĩ năng : Quan sát, nhận xét hình các đới khí hậu chính trên Trái Đất .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV : Bản đồ thế giới; hình 58,49,54, hình * phóng to - HS : sách giáo khoa .
III- Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : Xác định, nêu vị trí và đặc điểm đới nóng ?
2. Bài mới :
Mở bài : Do sự vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất nên mọi nơi trên Trái Đất nhận được ánh sáng và nhiệt khác nhau từ đó phân ra các đới khí hậu . Hai đới ôn hòa và hai đới lạnh nằm ở vị trí nào và có đặc điểm gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về giới hạn và đặc điểm của hai đới ôn hòa ( hay ôn đới) trên bề mặt Trái Đất.
Học sinh làm việc nhóm .
- GV : Hiện hình 58,49,54,hình *
Chia 4 nhóm thảo luận : 4’ Quan sát hình 58, 49, 54, hình * + Nhóm 1,2 : Nêu giới hạn, đặc điểm nhiệt độ của hai đới ôn hòa ( hay ôn đới) 
+ Nhóm 3,4 : : Nêu giới hạn, đặc điểm gió,lượng mưa trung bình năm của hai đới ôn hòa ( hay ôn đới) 
* HS : Nhóm 1,2 trình bày kết quả thảo luận .
- GV : Hiện hình 58, treo bản đồ thế giới . 
- HS : Xác định giới hạn hai đới ôn hòa qua bản đồ ?- GV : Hiện hình 49
- GV : Hiện bảng nhiệt độ của đới nóng và hai đới ôn hòa .
- HS : So sánh nhiệt độ của hai đới ôn hòa so với đới nóng ? ( thấp hơn đới nóng)
- HS : Dựa vào hình 49 giải thích vì sao hai đới ôn hòa có nhiệt độ trung bình ? ( Góc chiếu nhỏ hơn góc chiếu đới nóng nên nhận được lượng nhiệt ít hơn đới nóng)
- HS : Một năm chia làm mấy mùa ? ( 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông)
- GV : Hiện 4 ảnh đại diện 4 mùa xuân,hạ,thu,đông
- HS : Nhận dạng từng ảnh .( thực vật ảnh 1 đại diện mùa xuân : cây cối ra hoa, thực vật ảnh 2 đại diện mùa hạ: cây cối xanh tốt, thực vật ảnh 3 đại diện mùa thu : lá vàng rơi rụng, thực vật ảnh 4 đại diện mùa đông : có băng tuyết , cây lá nhỏ : lá kim ( thông)
- GV : Chốt lại 4 mùa ở đới ôn hòa rất rõ rệt .
* HS : Nhóm 3,4 trình bày kết quả thảo luận :
-GV : Hiện hình *- HS : Nhắc lại phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới ? ( từ 300B về 600B, từ 300N về 600N) - GV : Hiện hình 54 . 
- GV : Giới thiệu quy định lượng mưa lớn : từ 1000 mm đến 2000 mm, trung bình : 500 mm đến 1000 mm và nhỏ : dưới 500 mm). 
- HS : Như vậy hai đới ôn hòa có lượng mưa vào loại nào ? ( trung bình)
- GV : Hiện bảng nhiệt độ, lượng mưa của đới nóng và hai đới ôn hòa . 
- HS : So sánh lượng mưa của hai đới ôn hòa so với đới nóng ? ( Nhỏ hơn đới ôn hòa) - GV : Chốt lại lượng mưa cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( vị trí, địa hình, gió ......)
Hoạt động 2 Tìm hiểu về giới hạn và đặc điểm của hai đới lạnh ( hay hàn đới) trên bề mặt Trái Đất. Liên hệ Việt Nam .
Học sinh làm việc cá nhân .
- GV : Hiện hình 58 .- HS : Nêu và xác định giới hạn của hai đới lạnh ? ( từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, từ vòng cực Nam đến cực Nam) - GV : Hiện hình 49 . - HS : Nêu đặc điểm nhiệt độ của hai đới lạnh ? ( quanh năm giá lạnh, có băng tuyết)
- GV : Gợi ý : đới nóng chia làm 2 mùa : hạ, đông ; mùa hạ kéo dài, hai đới lạnh với đặc điểm quanh năm giá lạnh, có băng tuyết .
- HS : Như vậy mùa đông ở đây như thế nào ? ( kéo dài)
- GV : Hiện bảng nhiệt độ, lượng mưa của đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh . -HS : So sánh nhiệt độ của hai đới lạnh so với đới nóng và 
hai đới ôn hòa ? ( thấp hơn đới nóng và hai đới ôn hòa)
- HS : Giải thích vì sao hai đới lạnh có nhiệt rất thấp ? ( Góc chiếu rất nhỏ, lượng nhiệt nhận được rất ít nên nhiệt độ rất thấp) 
- HS : Nhận xét nhiệt độ từ xích đạo về cực ? ( giảm dần) Tại sao ? ( Góc chiếu càng lớn thì lượng nhiệt nhận được càng nhiều ở đới nóng và góc chiếu càng nhỏ thì lượng nhiệt nhận được càng ít ở đới lạnh) -GV : Hiện hình * - HS : Hai đới lạnh nằm trong phạm vi hoạt động của gió nào ? ( Đông cực) Nhắc lại phạm vi hoạt động của gió Đông cực ? ( Gió Đông cực thổi từ 900B về 600B, từ 900N về 60 0N )
-GV : Do thổi từ cực về mang theo luồng không khí lạnh nên làm cho hai đới lạnh quanh năm giá lạnh, có băng tuyết) - GV : Hiện hình 54 .
- HS : Qua giới hạn,đặc điểm, màu sắc ở hình 54 cho biết lượng mưa trung bình năm của hai đới lạnh ? ( dưới 500 mm)
- GV : Hiện lại quy định về lượng mưa lớn, trung bình, nhỏ .
- HS : Như vậy hai đới lạnh có lượng mưa vào loại nào ? ( thấp nhất)
- GV : Hiện bảng nhiệt độ, lượng mưa của đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh . - HS : So sánh lượng mưa của hai đới lạnh so với đới nóng và hai đới ôn hòa ? ( thấp hơn hai đới ôn hòa và đới nóng)
- HS : Như vậy càng về cực lượng mưa như thế nào ? ( giảm dần)
- GV : Nhấn mạnh nhiệt độ, lượng mưa giảm dần từ xích đạo về 2 cực.
- GV : Hiện hình 58, 
- HS : Ngoài 5 đới khí hậu lớn, trên Trái Đất còn có các đới khí hậu nào có phạm vi hẹp hơn , có tính chất riêng biệt về khí hậu? 
- GV : Xác định qua hình 58 và nêu đặc điểm một số đới như xích đới : nhiệt độ quanh năm cao, biên độ nhiệt nhỏ . Cận nhiệt đới : ranh giới giữa đới ôn hòa và đới nóng, 4 mùa không rõ rệt mùa thu, đông ngắn .Cận cực : quanh năm lạnh giá,băng tuyết bao phủ, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ . - GV : Hiện hình 58
- HS : Quan sát cho biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ?
NỘI DUNG CHÍNH
1- Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất :
2- Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ 
a. Đới nóng ( hay nhiệt đới) :
b.Hai đới ôn hòa ( hay ôn đới) :
- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam .
- Đặc điểm : lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm ,có gió Tây ôn đới thổi thường xuyên, lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm . 
c. Hai đới lạnh ( hay hàn đới) :
- Giới hạn : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, từ vòng cực Nam đến cực Nam .
- Đặc điểm : khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm, có gió Đông cực thổi thường xuyên,lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.
IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Hiện bản đồ thế giới, học sinh xác định phạm vi các đới khí hậu trên Trái Đất .
 - H

Tài liệu đính kèm:

  • docdia_khoi_6.doc