Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất (tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Biết được hình dạng và kích thước của Trái Đất.

 2. Kĩ năng:

 Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.

3.Thái độ:

 Học sinh càng thêm say mê, hứng thú về thế giới xung quanh.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip;

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1472Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 29/08/2015
Tiết 2 Ngày dạy: 01/09/2015
	CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
 BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Biết được hình dạng và kích thước của Trái Đất. 
 2. Kĩ năng: 
 Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
3.Thái độ: 
 Học sinh càng thêm say mê, hứng thú về thế giới xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Quả địa cầu. Tranh các hành tinh trong hệ Hặt Trời.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 SGK, tài liệu liên quan bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
6A1 ........ 6A2 ......... 6A3 ......... 
6A4 ........ 6A5 ......... 6A6 ......... 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và tên của các hành tinh trong hệ mặt trời (cá nhân) 22’.
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học,
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
*Bước 1:
 GV: Giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời H1.
*Bước 2:
 Quan sát hình 1, em hãy kể tên tám hành tinh trong hệ mặt trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần mặt trời.
(Giáo viên gọi học sinh yếu quan sát nội dung SGK trả lời).
*Bước 3: GV (mở rộng). 
- 5 hành tinh (Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ) được quan sát bằng mắt thường thời cổ đại.
- Năm 1781 bắt đầu có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương.
- Năm 1846 phát hiện sao Hải Vương.
*Bước 4: 
 Em hãy cho biết vị trí thứ 3 của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời có ý nghĩa như thế nào? 
(Dành cho học sinh).
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, kích thức của Trái Đất (cặp) 20 phút.
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học,
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
 Trong trí tưởng tượng của người xưa Trái Đất hình dạng như thế nào qua phong tục bánh chưng, bánh dày.
*Bước 1: 
 Quan sát H2: Trái Đất có dạng hình gì?
(Giáo viên gọi học sinh yếu quan sát nội dung SGK trả lời).
 *Bước 2:
 Dùng quả địa cầu minh họa Trái Đất tự quay quanh trục. 
*Bước 3: 
 Dựa vào H2 cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất?
*Bước 4:
 Từ độ dài của bán kính em có nhận xét gì về kích thước Trái đất
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa: Vị trí thứ 3 của Trái Đất là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất.
- Trái đất có dạng hình khối cầu.
- Kích thước rất lớn. 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Học sinh đọc phần chữ đỏ ở trang 8 sgk.
- Xác định trên quả địa cầu: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
2. Hướng dẫn học tập: 
 Làm bài tập 1, 2. Đọc bài đọc thêm. Xem trước bài 2
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
 Sao Diêm Vương không còn là hành tinh
- Gần 2.500 nhà khoa học đang gặp gỡ tại Prague cộng hòa Czech đã nhất trí bỏ phiếu loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Thiên thể nhỏ bé xa xôi này bị giáng xuống hạng thấp hơn. 
- Quyết định của Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) có nghĩa là các sách giáo khoa giờ đây sẽ phải viết lại về hệ Mặt Trời chỉ với 8 hành tinh lớn. 
- Quyết định được đưa ra sau khi các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:
- Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.
- Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn.
- Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác.
- Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương đã tự mình rời khỏi bảng xếp loại bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương. 
- Sao Diêm Vương, được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh mô tả năm 1930, giờ đây sẽ được xem là một "hành tinh lùn".
- Đồng hạng với nó là thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313 - tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres - và Charon - mặt trăng lớn nhất của chính nó. 
- Cuộc tranh cãi về địa vị của sao Diêm Vương đã kéo dài nhiều năm qua, bởi kích cỡ nhỏ và vị trí quá xa của nó so với 8 hành tinh "truyền thống" khác của thái dương hệ. Thậm chí, nó còn bé hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Quỹ đạo của nó cũng nghiêng hơn so với tất cả những hành tinh còn lại. Chưa hết, gần đây nhất người ta đã tìm thấy những thiên thể còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng nó trong vùng ngoài cùng của hệ mặt trời là vành đai Kuiper. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_2_tuan_2_dia_li_6.doc