Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 2 và 3: Khái niệm bản đồ. tỉ lệ bản đồ

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa hai loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

2. Kĩ năng:

 Biết cách tính các khoảng cách thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

3.Thái độ:

 Học sinh yêu thích môn học hơn khi tiếp xúc với bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 2 và 3: Khái niệm bản đồ. tỉ lệ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 13/09/2015
Tiết 4 	 Ngày dạy: 16/09/2015
BÀI 2 và 3: KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ. TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 Học sinh nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa hai loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
2. Kĩ năng: 
 Biết cách tính các khoảng cách thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
3.Thái độ: 
 Học sinh yêu thích môn học hơn khi tiếp xúc với bản đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên
 Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau, thước tỉ lệ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Thước kẻ có chia centimet, sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
6A1 ........ 6A2 ......... 6A3 ......... 
6A4 ........ 6A5 ......... 6A6 ......... 
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được việc này, người vẽ bản đồ đã phải tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí để đưa lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ là gì? Công dụng của nó ra sao? Cách đo tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Định nghĩa đơn giản về bản đồ (cá nhân) 7 phút. 
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học;
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1: 
GV giới thiệu một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam, bản đồ SGK.
Trong thực tế cuộc sống ngoài bản đồ SGK còn có những loại bản đồ nào? Phục vụ nhu cầu nào?
* Bước 2: 
- Dựa vào SGK em hãy cho biết bản đồ là gì?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Học sinh trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
- Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ (cá nhân) 25 phút. 
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học;
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...
* Bước 1: 
- GV: Đưa ví dụ một số tỉ lệ. 1/100; 1/50; 1/150; Tử: Chỉ khoảng cách trên bản đồ.
Mẫu: Chỉ khoảng cách ngoài thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ là gì?
- HS đưa ra khái niệm theo suy nghĩ của mình.
- GV chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2: 
- Hs đọc bản đồ H8 và H9 sgk, cho biết điểm giống và khác nhau?
- Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì? 
(Dành cho học sinh giỏi).
- Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng?
- Quan sát thước tỉ lệ ở H8 và H9 sgk cho biết:
- Mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m ngoài thực tế?
- Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn? 
- Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?
- Vậy mức độ chi tiết của bản đồ phụ thuộc vào điều gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tính các khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ (cá nhân/nhóm) 10 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học;
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
* Bước 1: 
 Nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số?
* Bước 2: 
 GV chia lớp thành 4 nhóm dựa vào bản đồ h.8 đo và tính khoảng cách sau:
+ Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.
+ Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.
+ Nhóm 3: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ Trần Quý Cáp đến Lý Tự Trọng.
+ Nhóm 4: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ Lý Thường Kiệt đến Quang Trung.
- HS: Thực hành
- Báo cáo kết quả
(GV gọi HS yếu dựa vào kết quả THL trả lời)
Nhóm 1: 5,5 cm Nhóm 3: 3,6 cm
Nhóm 2: 4 cm Nhóm 4: 5,5 cm
- GV: Kiểm tra mức độ chính xác.
- Muốn tính khoảng cách trên thực tế người ta dùng dụng cụ gì?
- HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
1. Khái niệm bản đồ.
 Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng: Tỉ lệ số, tỉ lệ thước.
3. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ.
- Muốn tính khoảng cách trên thực tế người ta có thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước ghi tỉ lệ trên bản đồ.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống giữa các số tỉ lệ bản đồ sau:
1/100.000 .. 1/900.000 . 1/1200.000
- Hướng dẫn làm bài tập 2 sgk.
2. Hướng dẫn học tập:
 Học và trả lời câu hỏi sgk, xem trước bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ Địa Lí.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...............	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_4_tuan_4_dia_li_6.doc