Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải

1. Kiến thức:

- HS biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ

- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm

2. Kĩ năng:

Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu.

3.Thái độ:

Hiểu biết hơn về thực tế.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

Bản đồ châu Á, quả địa cầu

2. Học sinh:

Sgk, thước kẻ,

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học

6A1 . 6A2 . 6A3 . 6A4 . 6A5 . 6A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?

 - Hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống ? Nêu ý nghĩa của tử số, mẫu số trong số tỉ lệ 1/500.000 1/1000.000 1/2000.000

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2402Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 15/ 09/2013
Tiết 5 Ngày dạy: 18/ 09/2013
Bài 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ, 
TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải
1. Kiến thức: 
- HS biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm
2. Kĩ năng: 
Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu.
3.Thái độ: 
Hiểu biết hơn về thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
Bản đồ châu Á, quả địa cầu
2. Học sinh:
Sgk, thước kẻ,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học
6A1 . 6A2 . 6A3 . 6A4. 6A5. 6A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
 - Hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống ? Nêu ý nghĩa của tử số, mẫu số trong số tỉ lệ 1/500.000 1/1000.000 1/2000.000
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ ( Cá nhân)
*Bước 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 10 cho biết có bao nhiêu phương hướng chính trên bản đồ?
(Giáo viên gọi học sinh yếu trả lời)
*Bước 2:
GV: Vừa vẽ hình trên bảng H.10 (sgk) vừa giới thiệu:
Khi xác định phương hướng trên bản đồ:
- Phần giữa bản đồ được coi là phần trung tâm
-Từ trung tâm xác định phía trên là hướng Bắc, dưới là hướng Nam, trái là hương Tây, phải là hướng Đông
HS khác nhắc lại?
*Bước 3:
HS lên tìm và chỉ hướng của các đường kinh 
tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu.
GV: Kinh tuyến nối cực Bắc và cực Nam cũng là đường chỉ hướng B- N	
Vĩ tuyến là đường vuông góc với kinh tuyến và chỉ hướng Đ-T
Như vậy để xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào?
Trên thực tế có những bản đồ không thể hiện
đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì làm thế nào để xác định phương hướng?
Hoạt động 2: Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm ( Cặp)
*Bước 1:
Hãy tìm điểm C trên H11 sgk. Đó là chỗ gặp nhau của đường KT,VT nào?
Khoảng cách từ C đến KT gốc là bao nhiêu?
Khoảng cách từ C đến xích đạo là bao nhiêu?
Vậy kinh độ,vĩ độ của một điểm là gì?
Tọa độ địa lí của một điểm là gì?
- Hs trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 2:
Khi viết tọa độ địa lí của một điểm người ta viết như thế nào?
Vd: Tọa độ địa lí của một điểm được viết như sau đúng hay sai
 B 
Hoạt động 3: Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí trên bản đồ, trên quả địa cầu ( Nhóm)
*Bước 1:
GV chia lớp tành 4 nhóm, hướng dẫn hs làm bài tập sgk.
N1: câu a N3: câu c
N2: câu b N4: câu d
*Bước 2:
HS: làm bài
GV: Theo dõi hướng dẫn
Đại diện nhóm báo cáo kết quả-nhóm khác nhận xét bổ xung
GV chuẩn xác lại kiến thức.
1. Phương hướng trên bản đồ
Có 8 phương hướng chính trên bản đồ
- Kinh tuyến: Đầu trên: hướng Bắc
	 Đầu dưới: hướng Nam 
- Vĩ tuyến: Bên phải: hướng Đông
 Bên trái: hướng Tây
- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ
* Chú ý: Có những bản đô, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí
- Kinh độ: Là số độ chỉ khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gốc 
 - Vĩ độ: Là số độ chỉ khoảng cách từ điểm đó đến vĩ tuyến gốc
- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ
- Cách viết tọa độ địa lí của một điểm
Viết: Kinh độ ở trên , vĩ độ ở dưới
Vd: A 
3. Baì tập
( về nhà làm lại vào vỡ )
4. Đánh giá: 
Căn cứ vào đâu để xác định phương hướng? Cách viết tọa độ địa lí. Ví dụ?
5. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà học và trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập vào vở.
- Xem trước bài 5: Kí hiệu bản đồ.Cách biểu hiện dịa hình trên bản đồ.
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_05_tuan_05_dia_li_6.doc