Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Vinh Quang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung của môn địa lí lớp 6.

- Giúp học sinh tìm hiểu phương pháp học tập môn Địa lý tốt hơn.

2. Kỹ năng

- Bước đầu rèn kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

3. Thái độ:

- Tạo cho các em hứng thú học tập môn địa lý.

I . Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo Viên: Chuẩn bị nội dung bài giảng

2. Học sinh: SGK, xem bài trước ở nhà.

 

doc 114 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1616Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 6 - Trường THCS Vinh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào so với mặt đất? 
HS: Dạng địa hình nổi cao trên mặt đất.
? Vậy, núi là dạng địa hình gì ? Đặc điểm như thế nào ?
HS: Độ cao thừơng trên 500m so với mực nước biển.
? Núi có những bộ phận nào?
HS: Đỉnh nhọn, sườn dốc, chân núi.
Gv : Cho HS đọc bảng phân loại núi trang 42.
? Căn cứ vào đâu để phân loại núi?
HS: Độ cao.
? Có mấy loại núi?
HS: Thấp: dưới 1.000m.
 Trung bình: từ 1.000m – 2.000m
 Cao: trên 2.000m
? Ngọn núi cao nhất ở nước ta cao bao nhiêu m? Tên gì? Thuộc loại núi gì?
( xác định trên bản đồ Việt Nam)
HS: Phanxipăng, trên 3148m, dãy Hoàng Liên Sơn, loại núi cao.
? Bằng kiến thức thực tế qua sách báo, hãy cho biết châu nào có độ cao trung bình cao nhất trong các đại lục trên thế giới?
HS: châu Á.
? Dãy núi nào cao đồ sộ nhất thế giới? Đỉnh nào được gọi là nóc nhà của thế giới? Xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới?
HS: Đỉnh Chômôlungma có nghĩa là “Thánh mẫu” hay Everet trên dãy Hymalaya thuộc loại núi trẻ cao 8.848m.
? Quan sát H34 nêu cách tính độ cao tuyệt đối của núi?
HS: Độ cao tuyệt đối được tính khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm (đỉnh núi, đồi) đến điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển.
? Độ cao tương đối của núi đựơc tính như thế nào?
HS: Độ cao tương đối được tính khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm (đỉnh núi, đồi) đến điểm thấp nhất của chân.
? Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối độ cao nào lớn hơn?
HS: Thường độ cao tuyệt đối lớn hơn độ cao tương đối.
Gv : Những số chỉ độ cao trên bản đồ là những số chỉ độ cao tuyệt đối.
Gv : Chuyển ý :
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu núi già và núi trẻ 
GV : Nêu đặc điểm hình thái, thời gian hình thành và tên một số dãy núi điển hình của núi trẻ.
HS: Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
GV  : Nêu đặc điểm hình thái, thời gian hình thành và tên một số dãy núi điển hình của núi già
HS: Trả lời
GV : - Chiếu hình ảnh 
- Nhận xét, chuẩn KT
? Địa hình núi ở Việt Nam là núi già hay núi trẻ? 
HS : Núi già
Gv: Có những khối núi già đựơc vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại, điển hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nhất Việt Nam.
GV : Chiếu hình ảnh
Gv: Chuyển ý :
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu Địa hình Các-xtơ và các hang động
Gv : Chiếu hình ảnh các hang động, núi đá vôi
? Hãy nêu đặc điểm của các núi đá vôi?
HS: Địa hình Các-xtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
à Địa hình núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là có đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.
? Giải thích thuật ngữ Các-xtơ?
HS: Hiện tượng độc đáo, hình thành trong các núi hay cao nguyên đá vôi do tác động của nước ngầm.
? Vì sao nói đến địa hình Các-xtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động?
HS: Đá vôi là loại đá dễ hoà tan. Trong điều kiện khí hậu thuận lợi, nước mưa thấm vào kẻ nứt của đá khoét mòn tạo thành hang động trong khối núi.
? Địa hình (đá vôi) Các-xtơ có giá trị kinh tế như thế nào?
HS: Du lịch, cung cấp vật liệu xây dựng từ đá vôi
? Kể tên những hang động danh lam thắng cảnh mà em biết?
HS: Động Phong Nha xếp hang động đẹp nhất thế giới, chùa Hương Tích, hang động Vịnh Hạ Long đựơc xếp là kỳ quan thế giới.
 ? Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối 
HS:Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú.
 Nơi giàu tài nguyên khoàng sản.
 Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh tốt, du lịch
GV: Các danh lam thăng cảnh cĩ giá trị rất lớn do đĩ chúng ta cùng nhau cần phải cĩ biện pháp tích cực để bảo vệ các cảnh quang danh lam thăng cảnh khơng bị suy giảm vẽ đẹp vốn cĩ của nước
1. Núi và độ cao của núi :
 - Núi là dạng địa hình nổi cao trên mặt đất.
 - Có 3 bộ phận : đỉnh, sườn, chân.
- Có 3 loại núi : thấp, trung bình, cao.
2. Núi già và núi trẻ
- Núi trẻ : đỉnh cao, nhọn, sừơn dốc, thung lũng sâu.
 - Núi già : đỉnh tròn, sừơn thoải, thung lũng rộng.
3. Địa hình Các-xtơ và các hang động :
 - Địa hình núi đá vôi đựơc gọi là địa hình Các-xtơ, phổ biến là có đỉnh nhọn, sườn dốc đứng.
- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có giá trị du lịch.
- Đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng
4. Củng cố bài học 
- Núi trẻ có đặc điểm :
a. Đỉnh tròn.
b. Đỉnh nhọn. X
c. Sườn thoải.
d. Sừơn dốc. X
- Núi là gì ? Có mấy loại ?
- Giá trị kinh tế của vùng núi đá vôi ?
- Nêu sự khác nhau về núi già và núi trẻ ?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, kết hợp SGK.
- Hoàn thành các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc và tìm hiểu kĩ trước bài 14 : Địa hình bề mặt Trái Đất( tiếp theo)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16
Ngày giảng : 6A ..................
 6B ..................
 6C...................
Bài 14 : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi; ‎y ‎ nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các dạng địa hình (đồi, bình nguyên, cao nguyên )
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho HS cùng với ý thức xây dựng và bảo vệ, phát riển kinh tế xã hội ở địa phương mình.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
Giáo viên: Bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu kỹ bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp : 6A .................. 6B .................. 6C...................
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15p
Câu hỏi : Núi là dạng địa hình như thế nào ? Núi có những bộ phận nào ? Theo độ cao có mấy loại? Nêu đặc điểm của núi trẻ và núi già ? 
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Nội dung
Điểm
 - Núi là dạng địa hình nổi cao trên mặt đất.
 - Có 3 bộ phận : đỉnh, sườn, chân.
- Có 3 loại núi : thấp, trung bình, cao
- Núi trẻ : đỉnh cao, nhọn, sừơn dốc, thung lũng sâu.
 - Núi già : đỉnh tròn, sừơn thoải, thung lũng rộng.
2
2
2
2
2
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bình nguyên
GV : Chiếu hình ảnh một số đồng bằng 
? Bề mặt của đồng bằng có gì khác với núi? 
HS : Trả lời
GV: Dựa vào H40 và kênh chữ trong SGK, cho biết:
? Đồng bằng thường có độ cao bao nhiêu mét so với mặt biển? 
Hs: Dưới 200m
? Có những loại đồng bằng nào?
Hs: Đồng bằng bồi tụ và ĐB bào mòn.
GV : Chiếu bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ tự nhiên VN và hướng dẫn HS tìm hiểu các kí hiệu
? Xác định trên bản đồ các đồng bằng lớn của VN và TG?
HS: Xác định trên bản đồ.
? Đồng bằng đem lại lợi ích gì cho con người? 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn KT
GV : Chiếu hình ảnh một số hoạt động của con người ở đồng bằng
- Kết luận
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cao nguyên
GV : Chiếu hình ảnh mô hình cao nguyên
? Cao nguyên có gì khác so với ĐB về mặt hình thái?
HS : Trả lời
? Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa ĐB và CN?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn KT
- Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
- Khác: Độ cao tuyệt đối, sườn...
GV : Chiếu hình ảnh giới thiệu một số cao nguyên lớn ở nước ta
? Cao nguyên đem lại lợi ích gì cho con người?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn KT
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đồi 
GV : Chiếu hình ảnh đồi ở trung du miền núi Bắc Bộ
? Đồi là gì ?Thường nằm giữa các vùng địa hình nào?
Hs: Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
? Vùng đồi còn có tên gọi là gì?
 Hs: Vùng Trung du.
? Vùng đồi của nước ta tập trung ở đâu ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn KT
 ? Đồi có lợi ích gì cho con người?
HS : Trả lời
GV : Chỉ trên BĐ tự nhiên Việt Nam các vùng đồi: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...
? Tỉnh Tuyên Quang thuộc dạng địa hình nào trong các dạng địa hình trên?
Hs: Thuộc dạng địa hình đồi núi
1/Bình nguyên (Đồng bằng):
-Thấp, tương đối bằng phẳng, 
- Có độ cao tuỵêt đối thường < 200 m.
- Có hai loại đồng bằng:
 +Bồi tụ 
 +Bào mòn.
-Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực-thực phẩm.
2/Cao nguyên:
-Bề mặt tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối > 500 m, sườn dốc.
-Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
3/ Đồi:
-Đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao tương đối không quá 200 m.
-Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng(chuyển tiếp)
-Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc.
4. Củng cố bài học
 - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của bình nguyên và cao nguyên ?
- Đặc điểm của địa hình đồi ?
5. Hướng dẫn về nhà
 - Làm 3 câu hỏi 1,2,3( tr.48, SGK)
 - Xem lại các bài đã học, chuẩn bị ôn tập học kì I
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 17
Ngày giảng : 6A ..................
 6B ..................
 6C...................
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
 - Nhằm củng cố thêm phần kiến thức cơ bản cho HS.
 - Hướng HS vào những phân kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi HKI.
2. Kĩ năng.
 - Đọc biều đồ, lược đồ, tranh ảnh.
 - Sử dụng mô hình Trái Đất (Quả địa cầu).
3. Thái độ 
 - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên : Nội dung ôn tập
Học sinh : Ôn tập các bài đã học
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp : 6A .................. 6B .................. 6C...................
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Em hãy phân biệt sự khác nhau bình nguyên và cao nguyên?
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập phần Trái Đất.
Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.
?Trình bày đặc điểm, kích thước, hình dạng của Trái đất.
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 3: Tỉ lệ bản đồ.
?Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỉ lệ bản đồ?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.
?Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
?Có bao nhiêu loại kí hiệu?Nêu đặc điểm mỗi loại?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 6: Thực hành.
Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
?Nêu đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái đất?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.
?Nêu đặc điểm vận động quay quanh Mặt Trời của Trái đất?
Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
?Trái đất cấu tạo gồm bao nhiêu bộ phận?Nêu đặc điểm từng bộ phận?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 11: Thực hành.
?Nêu tên các lục địa, các châu lục và các đại dương trên Trái Đất?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
*Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức phần Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
?Thế nào là nội lực, ngoại lực?Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất. 
?Thế nào là núi?So sánh núi gì và núi trẻ? 
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
?Bình nguyên, cao nguyên, đồi là gì? So sánh cao nguyên và bình nguyên?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
GV : Khái quát nội dung bài thực hành
I. Trái đất
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- 360 kinh tuyến.
- 181 vĩ tuyến.
- Bản đồ :
- Tỉ lệ thước: 1cm = 10 km
- Tỉ lệ số: 1:100 000 = 100.000 cm = 1km
- Đo khoảng cách.
- Phương hướng: Tây, Bắc, Đông, Nam 
- 20o T
 10o B
- Phân loại kí hiệu:
A: Kí hiệu điểm.
B: Kí hiệu đường.
C: Kí hiệu diện tích.
- Các dụng kí hiệu:
a. Kí hiệu hình học.
b. Kí hiệu chữ
c. Kí hiệu tượng hình.
* Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 
- Trái đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo .
- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông .
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm).
- Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ khu vực.
- Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc (GMT), giờ phía đông sớm hơn phía tây.
- Hệ quả hiện tượng tự quay quanh trục Trái Đất
+ Hiện tượng ngày đêm
+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể 
* Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông
+ Thời gian Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ
+ Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng
- Hệ quả hiện tượng quay quanh Mặt Trời của Trái đất
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất 
+ Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
 * Cấu tạo của Trái Đất 
+ Vỏ 
+ Trung Gian
+ Lõi
- Các lục địa.
- Các châu lục.
- Các đại dương.
- Nội lực: Là những lực sinh ra từ bên trong.
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài.
- Núi lửa: Nội lực.
- Động đất: Nội lực.
* Núi:
- Núi già: + Đỉnh tròn.
 + Sườn thoải.
 + Thung lũng nông.
- Núi trẻ: + Đỉnh nhọn.
 + Sườn dốc 
 + thung lũng sâu.
* Bình nguyên, cao nguyên, đồi
4. Củng cố bài học
 GV nhận xét tiết ôn tập của HS.
5. Hướng dẫn về nhà
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
Câu 1: (4 điểm) 
* Dựa vào số ghi tỷ lệ của các bản đồ sau đây:
- Bản đồ A có tỷ lệ 1:200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?
- Bản đồ B cố tỷ lệ 1: 1000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bản đồ C có tỷ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bản đồ D có tỷ lệ 1: 300.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu 2 (3 điểm)
Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục một ngày đêm là bao nhiêu giờ? Trình bày các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của TĐ?
Câu 3 ( 1 điểm)
Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất đối với đời sống và hoạt động của con người?
Câu 4 (2 điểm)
Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực, cho biết tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất?
Câu 5: (4 điểm)
 Hãy so sánh đặc điểm địa hình của bình nguyên (đồng bằng) với cao nguyên? Cho biết giá trị kinh tế của 2 loại địa hình này? 
Câu 6 (3đ): Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất?
Câu 7 (3đ): Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?
Tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Câu 8 (4đ): Cho bảng số liệu sau:
	Các đại dương trên trái đất
Diện tích( triệu km2)
1. Thái Bình Dương.
179,6
2. Đại Tây Dương.
93,4
3. Ấn Độ Dương.
74,9
4. Bắc Băng Dương.
13,1
 Biết diện tích bề mặt trái đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương là bao nhiêu phần trăm ?
Tiết 19
Ngày giảng : 6A ..................
 6B ..................
 6C...................
Bài 15 : CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
- Nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số loại khoáng sản qua mẫu vật ( hoặc qua tranh ảnh màu và trên thực địa ) than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, aptít
3. Thái độ: 
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp : 6A .................. 6B .................. 6C...................
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét, đánh giá bài thi của HS.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại khoáng sản 
GV: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong các loại đá.
VD: Đá còn gọi nham thạch là vật chất tự nhiên có độ cứng ít khác nhau tạo nên lớp vỏ trái đất. Qua thời gian, dưới tác động của quá trình phong hóa, khoáng vật và đá có loại có ích, có loại không có ích . những loại có ích gọi là khoáng sản
? Vậy Khoáng sản là gì?
HS: Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
GV: Chiếu ,giới thiệu một số mẫu khoáng sản
GV : Chiếu bảng phân loại khoáng sản
HS: Xem phân loại các khoáng sản.
? Khoáng sản được phân thành mấy loại? Kể tên, công dụng từng loại? 
HS: Gồm 3 loại.
GV : Nhận xét, chuẩn KT
GV : Ở địa phương ta có những loại khoáng sản nào ?
HS : Vinh Quang : Khoáng sản phi kim loại : cát, sỏi, đá vôi...
- Chiêm Hoá : Ăngtimon, Mangan ( Phúc Sơn ), vàng,.........
GV: Ngày nay với sự tiến bộ khoa học, con người đã bổ sung nguồn khoáng sản ngày càng hao hụt đi bằng các nguồn năng lượng mới.
? Vậy người ta bổ sung khoáng sản năng lượng bằng nguồn năng lượng mới nào?
HS: Năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, nhiệt năng dưới đất.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh 
GV: Chiếu lược đồ khoáng sản lên và xác định nơi tập trung mỏ khoáng sản trên bản đồ.
? Theo em thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
? Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành như thế nào?
 HS: Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
? Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành như thế nào?
HS: Trả lời
GV : Nhận xét, chuẩn KT
 Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong điều kiện tự nhiên nhất định và những khoảng thời gian địa chất rất lâu dài.
 - 90% quặng sắt hình thành cách đây khoảng 500 – 600 triệu năm.
 - Than 230 – 280 tr năm. 140 – 195 tr năm.
 - Dầu mỏ từ sác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2 – 5 triệu năm.
GV : Tại sao các mỏ khoáng sản là những tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia ?
HS : Các mỏ khoáng sản là những tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia vì đó là những nguyên liệu chính của nhiều ngành công nghiệp . Ví dụ : Than đá, dầu mỏ, khí đốt, urani là nguyên liệu của ngành công nghiệp năng lượng ; các loại quặng sắt, nhôm, chì, đồng, kẽm... là nguyên liệu của ngành công nghiệp luyện kim.
GV : Nhận xét, kết luận 
GV: Tài nguyên khoáng sản là tài sản có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài ( trải qua hàng triệu triệu năm, trong những điều kiện địa chất nhất định ) và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi. Do đó chúng rất quý và không phải là vô tận. Nếu khai thác ồ ạt, sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt, các thế hệ sau không còn để sử dụng nữa. 
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ khoáng sản?
HS: Trả lời
? Để bảo vệ tài nguyên có hiệu quả quả hiện nay Nhà nước ta đã có biện pháp gì?
HS: Ban hành luật tài nguyên khoáng sản
? Là HS các em phải làm gì để góp phần bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên?
HS: Tuyên truyền cho mọi người biết giá trị của tài nguyên 
VD : Muốn có được các vật dụng kim loại –Từ quặng- công đoạn SX công nghiệp- Kim loại ( Để hình thành nên quặng phải trải qua một quá trình rất lâu dài )
GV : Chiếu một số hình ảnh về sử dụng và khai thác khoáng sản
1. Các loại khoáng sản:
- Khái niệm : Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản phổ biến sau :
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu ) : than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại : Sắt mang gan, ti tan, crôm. Đồng, chì kẽm.
+ Khoáng sản phi lim loại :Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi,
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản 
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là những mỏ được hình thành do nội lực ( quá trình mắc ma)
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hóa, tích tụ)
- Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
4. Củng cố bài học 
- Như thế nào gọi là khoáng sản?
- Khoáng sản gồm mấy loại, nêu tính chất và công dụng từng loại khoáng sản?
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị giờ sau : Đọc nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.
...................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_6.doc