Giáo án Địa lý 7 - Bài 1 đến 7

Phần I : THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Tuần 1 - Tiết 1

Bài 1: DÂN SỐ

I / Mục đích yêu cầu:

1/Kiến thức:HS hiểu về :

 -Dân số và tháp tuổi. Dân số là nguồn lao động của 1 địa phương .

 - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.

 - Hậu quả của bùng nổ dân số với các nước đang phát triển.

2/Kỹ năng:

 -Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ.

 - Rèn được kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ biểu đồ dân số,tháp tuổi.

 - Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng DS nhanh với MT.

3/Thái độ :

 -Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lý, ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ GTDS hợp lý.

 - Giáo dục tác động của gia tăng dân số với môi trường.

4/ Định hướng hình thành năng lực

- Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác.

- Sử dụng biểu đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip

 

doc 31 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 836Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động nối tiếp: (2ph)
 1/Học bài và xem lại BT 2.
 2/Chuẩn bị bài mới -bài 3:Quần cư. Đô thị hoá:
 + Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
 + Đô thị hoá.Siêu đô thị.Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu siêu đô thị?
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/9/2017
Ngày dạy:
Tuần 2 - Tiết 3
Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
I . Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:HS cần:
-Phân biệt những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
-Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
-Biết quá trình phát triển của các siêu đô thị và đô thị mới(đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho MT.
2/Kỹ năng:
Nhận biết được 2 kiểu quần cư qua ảnh và qua thực tế.
Nhận biết sự phân bố các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
Phân tích mqh giữa quá trình đô thị hóa và MT.
3/Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị.
4/ Định hướng hình thành năng lực
 - Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác.
 - Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)
 -Tự tin (HĐ1,HĐ2)
 - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp(HĐ1, HĐ2) 
III.Phương pháp:
PP đàm thoại, đặt vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
1. GV:-Bản đồ thế giới.
Ảnh các đô thị ở thế giới và VN.
Ảnh ô nhiễm MT do ĐTH tự phát gây ra.
2. HS:SGK , vở ghi, 
V. Hoạt động dạy-học:
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 phút)
1. Mục tiêu:
Tìm ra những nội dung học sinh đã biết, những nội dung học sinh chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Phương pháp :
- Đặt vấn đề, vấn đáp.
3. Phương tiện: 
- Phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động
 Gv đặt vấn đề: Tính xã hội là 1thuộc tính cơ bản của con người. Càng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên con người ngày càng quần tụ đông đúc bên nhau tạo thành các điểm tập trung dân cư gọi là quần cư. Các làng mạc và đô thị dần hình thành trên bề mặt Trái đất. 
- Theo em hiện nay có bao nhiêu loại quần cư?
- Các loại quần cư này khác nhau như thế nào?
- Quần cư em đang sống thuộc laoij quần cư nào?
Để xem kết quả các em biết được có chính xác không, và để biết được các vấn đề các em chưa trả lời được, hôm nay chúng ta tiến hành tìm hiểu bài 
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại hình quần cư 
1. Mục tiêu: Hs cần
-Phân biệt những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Nhận biết được 2 kiểu quần cư qua ảnh và qua thực tế.
2. Phương pháp: 
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện: 
Hình ảnh quang cảnh các quần cư.
18p
Quần cư là cách tổ chức sinh sống của con người trên 1 diện tích nhất định để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Có 2 kiểu quần cư là QC nông thôn và QC đô thị.Yêu cầu HS thảo luận nhóm, 2 bàn 1 nhóm.
 Tg 5 phút
Dựa vào H3.1 , 3.2 và các hiểu biết của mình em hãy so sánh đặc điểm của 2 kiếu quần cư này :
+Qui mô DS.
+Hình thức tổ chức.
+Hoạt động KT chủ yếu.
+Lối sống.
GV chuẩn xác bằng bảng sau:
HS thảo luận xong cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1/Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
 Quần cư
Nội dung
 Nông thôn
Đô thị
1/Qui mô dân số
 Nhỏ
Lớn
2/Hình thức tổ chức
Làng, bản, thôn, xã,
Khu phố, phường,
3/Hoạt động kinh tế chủ yếu
Nông, lâm, ngư nghiệp.
Công nghiệp, dịch vụ
4/Lối sống
Dựa vào các mối quan hệ dòng họ, làng xóm, các tập tục,
Theo cộng đồng, có kiến trúc qui hoạch đặc biệt, đồng bộ, có nếp sống văn minh, tuân thủ theo pháp luật
Ngày nay do quá trình CNH, HĐH nên quần cư nông thôn có những thay đổi sâu sắc về cấu trúc, chức năng cũng như hướng phát triển.
Liên hệ: Qua tìm hiểu hãy xác định lại nơi em ở thuộc kiểu quần cư nào?Đặc điểm?
Tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm, ngược lại tỉ lệ người sống ở thành thị có xu hướng tăng. Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của TG.
HS trả lời.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu về đô thị hoá và các siêu đô thị hoá trên TG.
1. Mục tiêu: HS cần
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
- Biết quá trình phát triển của các siêu đô thị và đô thị mới(đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho MT.
Nhận biết sự phân bố các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
Phân tích mqh giữa quá trình đô thị hóa và MT.
2. Phương pháp: 
 - Đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện: 
- Lược đồ các siêu đô thị trên TG.
15p
HS đọc thuật ngữ “đô thị hoá”
Đô thị xuất hiện trên TG từ thời kì nào?
Đô thị phát triển mạnh nhất khi nào?
Thế kỉ XX, đô thị đã xuất hiện khắp trên thế giới:
+Thế kỉ XVIII có 5% DSTG sống trong các đô thị.
+Năm 2001: 46% (gần 2,5 tỉ người),tăng 9,2 lần.
+Dự kiến đến 2025: 5 tỉ người (52,5%).
- Nhận xét tỉ lệ người sống trong đô thị ngày nay và trong tương lai?
Quan sát lược đồ các siêu đô thị.
+Có bao nhiêu siêu đô thị trên TG có từ 8 triệu dân trở lên?
+Châu lục nào nhiều siêu đô thị nhất?
+ Đọc tên các siêu đô thị ở các châu lục?
Dân cư tập trung ngày càng đông về các đô thị →sự phát triển mang tính tự phát, không gắn liền với quá trình phát triển kinh tế.
Theo em, điều đó gây ra những hậu quả gì?
Cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Liên hệ giáo dục môi trường.
Kết luận chung.
- HS đọc
- Từ thời Cổ đại
- Thế kỉ XIX, lúc công nghiệp phát triển.
-Ngày càng tăng.
- HS quan sát lược đò các siêu đô thị
- 23
Châu Á: 12.
HS đọc tên ở H3.3.
-Nông thôn: SX đình đốn do lao động trẻ từ nông thôn chuyển vào các đô thị.
-Thành thị :
+Thiếu việc làm và gia tăng tỉ lệ dân nghèo thành thị.
+Thiếu nhà ở.
+Gây tình trạng quá tải với các CSHT.
+Ô nhiễm môi trường.
-Cần phải qui hoạch lại đô thị, tích cực phát triển lại kinh tế CN, DV.
2/Đô thị hoá.Các siêu đô thị:
- Đô thị hoá là xu thế tất yếu của thế giới.
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có gần một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị.
* Một số siêu đô thị tiêu biểu:
+ Châu Á: Bắc Kinh, Thượng Hải, To-ki-o, Xơ-un, Niu Đê-li, Gia-các-ta.
+ Châu Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn.
+ Châu Phi: Cai-rô, La-gốt.
+Châu Mĩ: Niu I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô.
-Hậu quả nghiêm trọng cho MT, sức khỏe, giao thông, cho người dân đô thị.
-Biện pháp:cần phải qui hoạch lại đô thị, tích cực phát triển lại kinh tế CN, DV.
Hoạt động 3 : Luyện tập ( 5ph)
1. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học cho HS.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp
3. Nội dung.
 1/Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
 2/Bài tập 2- SGK:
 -Thay đổi DS:12→20→27 triệu người.:tăng dần.
 -Thay đổi ngôi thứ;
Đô thị
Năm 1950
Năm 1975
Năm 2000
1/New York
1
1
2
2/London
2
7
Không có trong danh sách 10 siêu đô thị.
3/Tokyo
Không có trong danh sách
2
1
 -Thay đổi theo châu lục:
 +Năm 1950:1 ở Bắc Mĩ, 1 ở châu Âu.
 +Năm 1975:có 3 ở Bắc Mĩ,2 ở châu Âu,3 ở châu Á,2 ở Nam Mĩ.
 +Năm 2000:có 3 ở BMĩ,châu Âu không có, 6 ở châu Á, 1 ở NMĩ.
 VI.Hoạt động nối tiếp:(2ph)
 -Học bài,làm BT 2.
 -Chuẩn bị bài 4:”Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”:chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
 *Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 10/9/2017
Ngày dạy:
Tuần 2- Tiết 4 
 Bài 4: THỰC HÀNH:
 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
I/Mục đích yêu cầu:
 1/Kiến thức: Củng cố cho HS:
 +Khái niệm MĐ DS và sự phân bố dân cư không đồng đều trên TG.
 +Các khái niệm : đô thị , siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
 2/Kỹ năng:
 +Đọc và khai thác các kiến thức trên lược đồ.
 +Đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở 1 địa phương qua tháp tuổi; nhận dạng tháp tuổi.
3/Thái độ:
 Có hứng thú học tập bộ môn.
4/ Định hướng hình thành năng lực
 - Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác.
 - Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)
 -Tự tin (HĐ1,HĐ2)
 - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp(HĐ1, HĐ2) 
III.Phương pháp:
PP đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
IV.Chuẩn bị:
 1.GV:+Bản đồ hành chính VN.
 +Tháp tuổi và kênh hinh SGK.
 2.HS:Trả lời các câu hỏi ở SGK.
 V.Hoạt động dạy và học:
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố khái niệm về dân số và cách thể hiện dân số và sự phân bố dân cư.
2. Phương pháp :
- Vấn đáp.
3. Phương tiện: 
- Phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động:
Học sinh lần lược trả lời các câu hỏi của Gv đưa ra. Hs trả lời tốt Gv ghi điểm.
Nội dung câu hỏi:
- Nhắc lại khái niệm dân số?
- Tháp tuổi cho ta biết được vấn đề gì về dân số?
- Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? Những nơi có đk nhn thì dân cư tập trung đông đúc?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: Phân tích tháp tuổi của Tp HCM
1.Mục tiêu:
 - Củng cố kĩ năng đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi ở 1 địa phương qua tháp tuổi; nhận dạng tháp tuổi.
2. Phương pháp: 
- Vấn đáp.
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện:
Hình vẽ tháp tuổi H4.2 và H4.3 
20p
Treo H4.2 và H4.3 đồng thời 
hướng dẫn HS quan sát 
Dựa vào màu sắc cho biết độ tuổi của mỗi nhóm tuổi?
Chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm tính 1 độ tuổi.
Tính tỉ lệ từng độ tuổi và so sánh năm 1989 và 1999?
+Nhóm 1: dưới tuổi lao động.
+Nhóm 2: tuổi lao động.
+Nhóm 3: trên tuổi lao động.
Tg thảo luận: 5ph
Hình dáng tháp tuổi thay đổi như thế nào?
Hình dáng tháp tuổi cho thấy gì?
Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm dân số của TPHCM?
HS quan sát.
HS trả lời.
HS thảo luận 5ph. Sau đó cử đại diện báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+0-4 tuổi:
Nam: 5%(1989) giảm còn 3,8% (1999).
Nữ: 4,8%(1989) giảm còn 3,5%(1999).
→tỉ lệ người dưới tuổi lđ giảm đi sau 10 năm.
+15-60:
Năm 1989 có lớp tuổi đông nhất là 15-19.
Năm 1999 có lớp tuổi đông nhất là 20-24, 25-29.
+Trên 60 tuổi:không thay đổi đáng kể.
- H4.3 so với H4.2: Đáy thu hẹp hơn, thân tháp phình to hơn.
- Nhóm tuổi lao động của Tp HCM năm 1999 tăng về tỉ lệ so với năm 1989, còn nhóm dưới tuổi lao động năm 1999 giảm về tỉ lệ so với năm 1989
-Dân số của TPHCM đang già đi sau 10 năm.
1/Bài tập 2:
- Hình dáng tháp tuổi sau 10 năm thay đổi là: đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng hơn.
-Nhóm tuổi lao động tăng về tỉ lệ.
-Nhóm tuổi dưới tuổi lao động giảm về tỉ lệ.
--->Dân số của TPHCM đang già đi sau 10 năm.
*Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư và các đô thị , siêu đô thị châu Á
1. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Các khái niệm : đô thị , siêu đô thị, sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
- Đọc và khai thác các kiến thức trên lược đồ phân bố dân cư.
2. Phương pháp: 
- Đàm thoại.
3. Phương tiện: 
Lược đồ sự phân bố dân cư châu Á.
15ph
Treo lđồ phân bố dân cư châu Á: giới thiệu lđồ, giải thích kí hiệu.
-Muốn đọc lược đồ trước tiên cần đọc phần nào trước?
- Mật độ chấm đỏ trên bản đồ biểu hiện cho điều gì?
Tìm trên lđồ những nơi tập trung dày đặc các chấm đỏ.
Cho HS quan sát lại H2.1 SGK: đọc tên những vùng đông dân của châu Á?
- Xác định các đô thị trên 8 triệu dân?
5-8 triệu dân?
Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở đâu?Vì sao?
Nhận xét về tốc độ đô thị hóa ở châu Á?
Hậu quả?
Gv kết luận chung.
HS quan sát.
-Đọc phần chú thích. 
- Mật độ trên bản đồ thể hiện mật độ dân số.
HS trả lời.
- Khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông.
- Học sinh lên bảng xác định.
- Dọc ven biển, đồng bằng, dọc các sông lớn....
Nhanh chóng.
- Để lại hậu quả nghiêm trong cho môi trường, sức khoẻ, giao thông, xã hội...
2/Bài tập 3:
- Khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông.
-Các siêu đô thị tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, đồng bằng trung và hạ lưu các sông lớn.
 Hoạt động 3: Luyện tập ( 4ph)
 Hs xác định và đọc tên những đô thị lớn trên lược đồ, những nơi tập trung đông dân cư của châu Á?
 VI/Hoạt động nối tiếp: (1ph)
 +Xem lại bài thực hành.
 +Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng.Môi trường xích đạo ẩm”
 -Vị trí,các kiểu môi trường.
 -Phân tích biểu đồ H5.2.
 *Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/9/2017
Ngày dạy:
Tuần 3- Tiết 5.
Phần II: 
Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG.
 Bài 5: ĐỚI NÓNG . MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM.
 I . Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:HS cần :
 -Xác định được vị trí đới nóng trên TĐ và các kiểu môi trường trong đới nóng.
 - Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm: nhiệt độ, lượng mưa quanh năm cao, rừng rậm thường xanh quanh năm.
2/Kỹ năng:
 - Đọc được biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa môi trường xích đạo ẩm và lát cắt rừng rậm.
 - Nhận biết được MT xích đạo ẩm qua 1 đoạn văn, ảnh chụp.
3/Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường
4/ Định hướng hình thành năng lực
 - Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác.
 - Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)
 -Tự tin (HĐ1,HĐ2)
 - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp(HĐ1, HĐ2) 
III.Phương pháp:
PP đàm thoại, đặt vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
1/ GV:-Lược đồ MTTG,lược đồ các đới khí hậu 
 -Tranh ảnh rừng rậm.
 -Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Singapore.(H5.2 phóng to).
2/ HS:SGK , vở ghi,phân tích H5.2SGK.
V.Hoạt động dạy-học:
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 phút)
1. Mục tiêu:
Tìm ra những nội dung học sinh đã biết, những nội dung học sinh chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Phương pháp :
- Vấn đáp.
3. Phương tiện: 
- Lược đồ các đới khí hậu.
4. Tiến trình hoạt động:
Gv giao nhiệm vụ:
- Quan sát lược đồ các đới khí hậu trả lời các câu hỏi sau:
Nội dung câu hỏi:
Trên Trái đất có mấy vành đai nhiệt?
Tương ứng với các vành đai nhiệt đó có bao nhiêu đới khí hậu? Nêu vị trí của từng đới?
Dự đoán xem trên TĐ có bao nhiêu môi trường địa lí? Có trùng với các đới khí hậu không?
Tại sao mỗi môi trường địa lí lại chia thành nhiều kiểu môi trường khác nhau?
GV dẫn vào bài.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí và đặc điểm đới nóng
1. Mục tiêu: Học sinh cần:
-Xác định được vị trí đới nóng trên TĐ và các kiểu môi trường trong đới nóng.
- Rèn kĩ năng đọc lược đồ.
2. Phương pháp:
Đàm thoại.
3. Phương tiện: 
Lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng.
11p
Hướng dẫn HS qs H5.1SGK.
- Xác định vị trí đới nóng trên TĐ.
Gv chỉ lđồ: Khoảng 30ºB →30ºN, còn gọi là đới nóng “nội chí tuyến”. 
- Nhắc lại đặc điểm của đới nóng.
Gọi 1 HS lên vẽ hướng gió tín phong ở NBC và BBC.
Nguyên nhân hình thành tín phong?
So sánh tỉ lệ S của đới nóng với S đất nổi trên Trái đất?
Do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên ĐTV đa dạng và phong phú,70% số loài cây và chim. Đây cũng là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước trên TG.
Kể tên những khu vực đông dân ở đới nóng?(Kết hợp với H2.1SGK).
Đới nóng có sự phân hóa các MTTN hay không? Muốn biết các em hãy qsát H5.1 SGK.
Dựa vào H5.1 hãy kể tên các MT của đới nóng?
GV xác định các kiểu MT đó trên lược đồ.
Cho HS biết: MT hmạc có cả ở đới nóng và ôn hòa nên sẽ học riêng.
Sự phân hóa 4MT tự nhiên này do nguyên nhân nào?
Chuyển ý.
- Nằm khoảng giữa hai chí tuyến.
- Tº cao quanh năm, mưa nhiều quanh năm, tín phong thổi từ áp cao CT về áp thấp XĐ quanh năm. Động thực vật phong phú.
- HS lên bảng vẽ:
+BBC:hướng ĐB-TN.
+NBC:hướng ĐN-TB.
-Do sự chênh lệch khí áp giữa chí tuyến và xích đạo.
-Chiếm S lớn.
Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Brazin.
HS quan sát.
-Có 4 kiểu môi trường:
+MT xích đạo ẩm.
+MT nhiệt đới.
+MT nhiệt đới gió mùa.
+MT hoang mạc.
- Do nhiều nhân tố nhưng chủ yếu là do KH: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm.
I/Đới nóng:
-Nằm khoảng giữa 2 chí tuyến (Khoảng 30ºB → 30ºN).
-Có 4 kiểu môi trường:
+MT xích đạo ẩm.
+MT nhiệt đới.
+MT nhiệt đới gió mùa.
+MT hoang mạc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu MT xích đạo ẩm.
1. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm: nhiệt độ, lượng mưa quanh năm cao, rừng rậm thường xanh quanh năm.
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa môi trường xích đạo ẩm và lát cắt rừng rậm.
 - Nhận biết được MT xích đạo ẩm qua 1 đoạn văn, ảnh chụp.
2. Phương pháp:
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện: 
- Lược đồ nhiệt độ và lượng mưa Xin – ga – po.
- Hình ảnh các kiểu rừng ở MTXĐA.
22p
 Gv chỉ MT xích đạo ẩm trên lđồ 
-XĐ vị trí MT xích đạo ẩm.
- Xác định vị trí của Singapore trên lđồ.
- Singapo thuộc kiểu môi trường nào?
QS biểu đồ tº và lượng mưa của Singapore - H5.2 SGK.
- Các yếu tố nào được thể hiện trên lđồ này?
Chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: 
- nhiệt độ trung bình năm?
- tháng có nhiệt độ cao nhất? bao nhiêu độ?
- tháng có nhiệt độ thấp nhất? Bao nhiêu độ?
- Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất?
- Nhận xét chung?
Nhóm 2: 
- Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Lượng mưa khoảng bao nhiêu?
- Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu mm?
- Nhận xét chung?
GV ghi tóm tắt nội dung thảo luận của HS lên bảng. Sau đó,Gv nhắc lại và bổ sung thêm: tº chênh lệch giữa ngày-đêm : >10ºC, càng gần XĐ mưa càng nhiều dưới hình thức mưa rào kèm sấm chớp.
Liên hệ : mưa ở Tp HCM.
- Mưa nhiều đã ảnh hưởng đến yếu tố nào?
- Qua phân tích biểu đồ, hãy nêu đặc điểm khí hậu ở MT xích đạo ẩm?
Chuyển ý.
Qs H5.3 và 5.4:
- Nhận xét rừng ở đây có đặc điểm như thế nào?
- Giải thích tại sao rừng ở đây xanh quanh năm và có nhiều tầng?
Gv giảng thêm: trong rừng có nhiều loại cây ưa ánh sáng vươn cao đón nhận ánh sáng. Những cây không ưa ánh sáng sống dưới thấp, tạo nên nhiều tầng tán,Đây là thảm thực vật đặc trưng của môi trường xích đạo ẩm.
Ở cửa sông, ven biển có rừng ngập mặn.
 Cho HS quan sát H5.5, gthích rừng ngập mặn và vai trò của nó.
Liên hệ Việt Nam: nơi có nhiều rừng ngập mặn: Cà Mau: 150000 ha, Cần Giờ (TPHCM) 40000 ha,
Cho HS quan sát một số ảnh.
Rừng ảnh hưởng đến ĐV ntn?
TV và ĐV có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Kết luận chung.
- Học sinh xác định:
 Khoảng 5ºB→5ºN
- Môi trường xích đạo ẩm.
- Nhiệt độ , lượng mưa.
Các nhóm thảo luận 7ph, sau đó đại diện trình bày, nhận xét , bổ sung:
+Nhiệt độ:
- Nhiệt độ TB năm >25ºC.
- Cao nhất tháng 4 khoảng 270C.
- Thấp nhất tháng 12,1 khoảng 250C.
- Biên độ nhiệt 20 C
-Nóng quanh năm.
+Lượng mưa:
-Cột mưa tháng nào cũng có. 2250mm.
- Mức thấp nhất: 160mm ở tháng 5,7,9.
-Mức cao nhất :250mm ở các tháng:11,12,1.
→mưa qnăm.
Lượng mưa TB năm 1500-2500mm/năm.
- Độ ẩm lớn, >80%.
HS trả lời.
- Xanh, có nhiều tầng, rậm rạp.
-Góc nhập xạ lớn nên nhận được nhiều ánh sáng MT→ nhiệt độ cao.
-Mưa nhiều,độ ẩm lớn,
- HS qan sát.
- Động vật phong phú và đa dạng.
II/Môi trường xích đạo ẩm:
1/Vị trí:
-Nằm trong khoảng 5ºB→5ºN, dọc theo XĐ.
2/Khí hậu:
- Nóng quanh năm,
 nhiệt độ Tb năm >25ºC, biên độ dao động nhiệt trong năm thấp(3ºC).
-Mưa nhiều quanh năm, tb từ 1500-2500mm.
-Độ ẩm cao: >80%.
 3/Rừng rậm xanh quanh năm:
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.
- Vùng biển có rừng ngập mặn.
-Rừng có nhiều tầng, nhiều dây leo, có nhiều loại chim thú sinh sống.
Hoạt động 3: Luyện tập. (5ph)
1. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học cho HS.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp
3. Nội dung.
 +Vị trí của đới nóng?Tại sao đới nóng còn được gọi là “đới nóng nội chí tuyến”?
 +MT xích đạo ẩm có đặc điểm gì?
 +Làm BT 3SGK(nếu còn tg).
 VI.Hoạt động nối tiếp: (2ph)
 +Học bài,hoàn thành BT 3,4SGK.
 +Chuẩn bị bài 6:”Môi trường nhiệt đới”
 -Vị trí, đặc điểm.
 - Cảnh quan đặc trưng.
 *Rút kinh nghiệm: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/9/2017
Ngày dạy:
Tuần 3- Tiết 6
Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
 I/Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:HS cần :
Trình bày được đặc điểm của môi trường nhiệt đới: khí hậu, nhiệt độ.
Nhận biết cảnh quan đặc trưng của MT nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.
Biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ đất ở MT nhiệt đới.
Biết hoạt động kinh tế của con người là 1 trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, diện tích xavan và nửa hoang mạc ở đới nóng ngày càng mở rộng.
2/Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cho HS.
Củng cố cho HS kĩ năng nhận biết MT địa lý qua ảnh chụp.
Phân tích mqh giữa các thành phần tự nhiên (đất, rừng), giữa hoạt động kinh tế của con người và MT ở đới nóng.
3/Thái độ:
 Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, phê phán những hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến MT.
4/ Định hướng hình thành năng lực
 - Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác.
 - Sử dụng lược đồ; Sử dụng biểu đồ; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)
 -Tự tin (HĐ1,HĐ2)
 - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp(HĐ1, HĐ2) 
III.Phương pháp:
PP đàm thoại, đặt vấn đề, trực quan, thảo luận 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 7 SOAN THEO MAU MOI THANG 11 NAM 2017_12177940.doc