Giáo án Địa lý 7 - Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

 1. Kiến thức:

- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới

- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa

 2.Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí cảu đới ôn hòa

- Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa( ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu

- Đọc và phân tích biểu đồ khí hậu.

 3.Thái độ:

- Biết khắc phục khó khăn của khí hậu đem đến

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7890Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 13: Môi trường đới ôn hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6.10.2015
Tiết: 15 
Chương II MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA 
Bài 14: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới
- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa 
 2.Kĩ năng: 
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí cảu đới ôn hòa
- Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa( ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu
- Đọc và phân tích biểu đồ khí hậu.
 3.Thái độ:
- Biết khắc phục khó khăn của khí hậu đem đến
II. CHUẨN BỊ :
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Lược đồ và các biểu đồ trang 44.
- Bản đồ các môi trường địa lí.(H14.1) 
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Tìm hiểu khí hậu đới ôn hòa có gì khác đới nóng. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tình hình lớp:(1 ph) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4 ph): Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết. 3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: 1’ 
 Đới ôn hòa chiếm một nửa diện tích đất nổi trên Trái đất. Với vị trí trung gian, môi trường đới ôn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác và hết sức đa dạng như thế nào ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18/
17’
HĐ 1:Xác định giới hạn và khí hậu môi trường đới ôn hòa: Bước 1: Dựa vào hình 14.1 và bản đồ các môi trường địa lí : 
- Hãy xác định vị trí đới ôn hòa? 
- So sánh diện tích của đới ôn hòa ở 2 bán cầu?
Bước 2: Cho học sinh quan sát bảng số liệu trang 42/ sgk
 - Dựa vào bảng trang 42 cho biết khí hậu ở đới ôn hòa mang tính chất trung gian như thế nào?
Bước 3:Cho học sinh quan sát, đọc các kí hiệu ở hình 14.1/ sgk: 
- Cho biết các nhân tố tác động đến khí hậu và thời tiết ở đới ôn hoà ?
- Tính chất thất thường được thể hiện như thế nào?
 - Em hãy phân tích những yếu tố gây nên sự biến đổi thất thường thời tiết ở đới ôn hòa? 
 - Thời tiết thất thường có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất ở đới ôn hòa? 
Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
+ HĐ 2: Tìm hiểu sự phân hoá môi trường theo thời gian và không gian
- Đới ôn hòa có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cho biết thời gian của 4 mùa trong năm:
- Sự phân chia mùa ở đới ôn hòa có gì khác với đới nóng?
- Qua bảng trên: Hãy cho biết cảnh sắc thiên nhiên ở đới ôn hòa được thể hiện như thế nào trong năm?
- Gv bổ sung, chuẩn xác kiến thức. 
Bước 1:Quan sát H.14.1,kết hợp bản đồ.
- Nêu tên các kiểu môi trường ở đới ôn hòa? Xác định vị trí của từng kiểu môi trường trên bản đồ?
- 
Vì sao bờ tây của Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới hải dương, nhưng Đông Bắc Bắc Mĩ cũng ven biển nhưng có khí hậu ôn đới lục địa? - GV bổ sung: Có sự thay đổi khí hậu từ tây-đông. - Ở đại lục châu Á: từ tây sang đông có các kiểu môi trường nào? Từ bắc –nam có các kiểu môi trường nào? Bổ sung: Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa có sự thay đổi từ tây - đông và từ bắc - nam. Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm:
- Nhóm 1, 2:Ôn đới hải dương
- Nhóm 3, 4: Ôn đới lục địa
- Nhóm 5, 6: Ven Địa Trung Hải
 Cho học sinh đọc sgk và quan sát 3 biểu đồ khí hậu và 3 ảnh kèm theo trang 44 sgk: Phân tích 3 biểu đồ khí hậu của 3 môi trường trên. 
HĐ:1: Xác định giới hạn và khí hậu môi trường đới ôn hòa:
- Dựa vào bản đồ xác định được vị trí giới hạn môi trường đới ôn hòa. 
- Diện tích đất nổi của môi trường này ở bắc bán cầu lớn hơn nam bán cầu. 
- Về vĩ độ: ở Côn (51oB) là trung gian giữa: 
+ Ac- khen- ghen (65oB) + Thành phố Hồ Chí Minh (10o47/ B) - Về nhiệt độ: trung bình năm ở ba nơi -1oC , 10oC , 27oC. - Về lượng mưa trung bình năm ở Côn: không nhiều như đới nóng, không ít như đới lạnh. 
- Gió Tây ôn đới - Hải lưu nóng - Đợt khí nóng và khí lạnh
 Các yếu tố này làm cho thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường.
- Có thể nóng lên hoặc lạnh xuống đột ngột, nhiệt độ có thể tăng hoặc giảm từ 100C đến 150C trong vài giờ. Thay đổi nhanh chóng từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại.
 +Do ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh làm cho đới ôn hòa chịu tác động các khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên( khối khí chí tuyến nóng khô) và khối khí lạnh từ (cực lục địa lạnh) vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột à dễ gây nóng hay lạnh. 
+Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa à Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang không khí ấm, ẩm của dòng biển nóng chảy ven bờ vào đất liền à làm cho thời tiết ở đới ôn hòa luôn biến động, khó dự báo trước 
- Gây hại đến sản xuất nhất là nông nghiệp và ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người như đi lại, sức khỏe 
+ HĐ 2: Tìm hiểu sự phân hoá của môi trường theo thời gian và không gian
Mùa xuân: từ tháng 3 – 6 Mùa hạ: từ tháng 6 – 9 Mùa thu: từ tháng 9 – 12 Mùa đông: từ tháng 12 – 3
- Đới nóng có 2 mùa(đông, hạ).
- Cảnh sắc thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa.Thể hiện trên 4 bức ảnh (H14.3 trang 44 và trang 59,60) 
- Dựa vào H.14.1: (có 5 kiểu). + Ôn đới hải dương: gần biển. 
+ Ôn đới lục địa: xa biển + Địa Trung Hải: sát biển Địa Trung Hải. + Cận nhiệt đới gió mùa + Cận nhiệt đới ẩm: ven biển. + - Hoang mạc: sát môi trường đới nóng. - Vì bờ tây có dòng biển nóng Cư-rô-si-vô và gió tây ôn đới thổi vào. - Còn bờ đông bắc: không có gió tây ôn đới và dòng biển nóng Gơn-xtrim chạy xa bờ. 
- Tây à Đông: Ôn đới lục địa à cận nhiệt đới gió mùa.
- Bắc - Nam: Ôn đới lục địa à hoang mạc.
- Đại diện nhóm lên điền kết quả trên bảng:
1.Khí hậu:
1.Giới hạn
 Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh (khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu)
2. Đặc điểm
- Đới ôn hòa: khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:
+ Nhiệt độ không nóng như đới nóng, không lạnh như đới lạnh
+ Lượng mưa: không nhiều như đới nóng, không ít như đới lạnh
-Tính chất thất thường:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 100C đến 150C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay đợt khí lạnh từ cực tràn xuống. 
+Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng ( từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại) khi có gió tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền
2.. Sự phân hoá của môi trường
Thiên nhiên ở đới ôn hòa có sự thay đổi theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
-Ở vĩ độ cao mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.
- Bờ tây lục địa có khí hậu ôn đới hải. dương. Vào sâu đất liền có khí hậu lục địa càng rõ rệt.
Biểu đồ khí hậu
Nhiệt độ (oC)
Lượng
mưa(mm)
Kết luận chung
T 1 
T7
T1 
T7
Khí hậu ôn đới hải dương Bret
6
18
143
62
Mưa quanh năm, nhiều vào thu đông. - Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
Khí hậu ôn đơi lục địa Matxcơva
10
19
31
74
- Mưa nhiều vào mùa hạ. - Mùa hạ nóng, mùa đông rét.
Khí hậu địa trung hải Aten
10
28
69
9
- Mưa nhiều vào mùa đông. - Mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm.
Bước 3: Quan sát ảnh ở H.14.2; 14.4; 14.5 và đối chiếu với các biểu đồ khí hậu tương ứng: Hãy giải thích: 
- Vì sao ở môi trường ôn đới hải dương có rừng lá rộng? - Vì sao ở môi trường ôn đới lục địa có rừng lá kim? - Vì sao ở môi trường địa trung hải có rừng cây bụi gai? - Bổ sung, rừng ôn đới thuần một vài loài cây và không rậm rạp như rừng ở đới nóng. - Các kiểu môi trường (thảm thực vật) có sự thay đổi từ bắc - nam và từ tây - đông. 
Bước 4:GV chuẩn kiến thức 
- Môi trường ôn đới hải dương có rừng lá rộng vì mưa nhiều. - Môi trường ôn đới lục địa có rừng lá kim vì lượng mưa không lớn. - Môi trường địa trung hải có cây lá cứng vì nóng, khô.
HS lắng nghe, ghi nhớ
- Môi trường ôn đới hải dương có rừng lá rộngàhỗn giaoà rừng lá kim.
-Rừng lá kimàrừng hỗn giao, thảo nguyên àcây bụi
3/
+ Hđ3: Củng cố Hãy xác định trên bản đồ các kiểu môi trường ở đới ôn hòa?
HS xác định trên bản đồ
4. Dặn dò h/s chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 phút): 
- Làm bài tập về nhà, học bài cũ 
 - Tìm hiểu về sản xuất chuyên môn hóa ở các nước phát triển. 
 - Cách khắc phục thời tiết thất thường để sản xuất nông nghiệp
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_13_Moi_truong_doi_on_hoa.docx