Giáo án Địa lý 7 - Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

I/Mục tiêu:

 1/Kiến thức: - HS trình bày và giải thích ở mức đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc.

 -Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng trên thế giới và các biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc.

 2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý, tư duy tổng hợp cho học sinh.

 3/Thái độ: Ủng hộ các biện pháp tối ưu xây dựng, cải tạo hoang mạc.

 4/Định hướng PTNL: Sử dụng CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp

II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân.

III/Tích hợp kiến thức liên môn: Công nghệ, lịch sử, sinh học.

IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.

V/Phương tiện dạy học:

 1/GV chuẩn bị: Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc và ảnh một số biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới.

 2/HS chuẩn bị: SGK + Tập bản đồ; Sưu tầm các tranh ảnh tài liệu về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc đồng thời tìm hiểu kỹ bài mới.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và các biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc.
 2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý, tư duy tổng hợp cho học sinh.
 3/Thái độ: Ủng hộ các biện pháp tối ưu xây dựng, cải tạo hoang mạc.
 4/Định hướng PTNL: Sử dụng CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Công nghệ, lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc và ảnh một số biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới.
 2/HS chuẩn bị: SGK + Tập bản đồ; Sưu tầm các tranh ảnh tài liệu về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc đồng thời tìm hiểu kỹ bài mới. 
VI/Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định lớp: (30 giây)
 2/Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? Sự thích nghi của thực vật và động vật ở hoang mạc như thế nào?
 3/Bài mới: (30 giây) Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của MT hoang mạc nhưng con người vẫn có mặt ở đây từ rất lâu đời. Họ sinh sống, cải tạo, chinh phục hoang mạc ra sao? Để biết được điều nầy, hôm nay các em tìm hiểu bài mới “Hoạt động KThoang mạc” 
Hoạt động của Thầy và Trò:
HĐ 1: (20phút) /Hoạt động kinh tế:
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụngbản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
-Cho HS tìm hiểu thuật ngữ: “ốc đảo” và “hoang mạc hoá”
-Trong điều kiện khô hạn như vậy con người sinh hoạt, hoạt động kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 +Vào khả năng tìm nguồn nước.
 +Vào khả năng trồng trọt và chăn nuôi.
 +Vào vận chuyển nước, lương thực.
-Vậy hoạt động KT cổ truyền của con người trong hm là gì?
- Vai trò của chăn nuôi du mục với đời sống của con người ở hoang mạc như thế nào?
- Nuôi Lạc đà trong các ốc đảo chủ yếu để làm gì?(Trong sinh hoạt, phương tiện GT lâu đời là dùng lạc đà chở hàng và buôn bán.)
Ghi bảng:
1/Hoạt động kinh tế:
 a/Hoạt động kinh tế cổ truyền:
 +Chăn nuôi du mục
 +Trồng trọt trong các ốc đảo.
 +Nguyên nhân: Do thiếu nước.
- Ngoài chăn nuôi du mục còn động nào khác? (Trồng trọt và chuyên chở hàng hoá)
- Tại sao trồng trọt tiến hành ở các ốc đảo? Cây trồng chủ yếu là cây gì?
*Chuyển ý: Ngày nay nhờ những tiến bộ trong KH-KT, con người đã tiến sâu vào con đường chinh phục, khai thác hoang mạc hiện đại hơn, các em tìm hiểu sang phần 2: “Hoạt động kinh tế hiện đại” 
-HS quan sát ảnh 20.3 và 20.4 cho biết các hoạt động kinh tế hiện đại ở hoang mạc?
 +Hệ thống nước tưới tự động
 +Khai thác mỏ dầu khí đốt, mỏ khoáng sản.
-Hiện nay một số ngành kinh tế mới xuất hiện ở hoang mạc là gì?(Tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc)
HĐ 1: (18phút) / Hoang mạc đang càng mở rộng:
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụngbản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
- HS quan sát các hình 20.1, 20.5 cho biết trong hoang mạc xuất hiện những gì?(khu dân cư, thực vật, động vật)
-Điều bất lợi đang xảy ra là gì?(cát lấn)
-HS quan sát H20.5 SGK cho biết ảnh nói lên hiện tượng gì ở hoang mạc?
-Nguyên nhân hoang mạc mở rộng là gì?
-HS quan sát các ảnh H20.3; H20.6 cho biết hai ảnh trên thể hiện hai cách cải tạo hoang mạc như thế nào?
 - Để hạn chế sự hoang mạc hoá cọn người phải làm gì?
- Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước Ả rậpđã cải tạo hoang mạc bằng cách nào?
-Liên hệ thực tế ở nước ta có tình trạng hoang mạc hóa không? Ở đâu? Nhân dân ta đã làm gì để cải tạo các vùng đất ấy?
 b/Hoạt động kinh tế hiện đại:
 +Đưa nước vào bằng kênh đào, giếng khoan sâu để trồng trọt, chăn nuôi.
 +Xây dựng đô thị và khai thác tài nguyên thiên nhiên, khí đốt, quặng quý hiếm.
 +Khai thác đặc điểm hoang mạc để phát triển du lịch.
 +Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của khoa học - kỹ thuật.
2/Hoang mạc đang càng mở rộng:
a/Nguyên nhân:
 +Chủ yếu là do tác động tiêu cực của con người.
 +Do tự nhiên: cát lấn, do biến động thời tiết.
 +Do gia súc ăn phá cây non.
b/Biện pháp:
 +Hạn chế sự phát triển của hoang mạc hoá.
 +Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.
 +Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay kênh đào
 +Trồng cây gây rừng để chống cát bay, cải tạo khí hậu.
3/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (2 phút) - Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc? Theo em hoạt động kinh tế nào có hiệu quả hơn?
 -Nêu các biện pháp cơ bản để cải tạo hoang mạc?
 c/Dặn dò (30 giây): -Về nhà học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong SGK và trong TBĐ.
 -Ôn tập lại: +Đặc điểm khí hậu hàn đới. Ranh giới
 +Những tác động xấu của con người ở đới nóng và đới ôn hoà tới môi trường trong sinh hoạt và sản suất công – nông nghiệp?
 - Tìm hiểu bài mới: Đặc điểm của môi trường đới lạnh? Tính thích nghi của động vật và thực vật trong môi trường hoang mạc lạnh như thế nào
Tuần : 11
Tiết : 22
Nội dung 4: Môi trường đới lạnh - Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
NS : 27/10/15
NG : 29/10/15
Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I/Mục Tiêu:
 1/Kiến thức: - HS biết được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới; Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm cơ bản của đới lạnh. Đồng thời biết được sự thích nghi của sinh vật với MT đới lạnh.
 2/Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lý, đọc biểu đồ KH để nhiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
 3/Thái độ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
 4/Định hướng PTNL: Sử dung CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.
V/Phương tiện dạy học;
 1/GV chuẩn bị: SGK,Tập bản đồ? Bản đồ TN miền Bắc cực và Nam cực.
 Bản đồ các cảnh quan trên thế giới; Các tranh ảnh về động - thực vật ở đới lạnh.
 2/HS chuẩn bị: Sách giáo khoa + tập bản đồ.
 - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các loài động - thực vật ở đới lạnh và tìm hiểu kỹ bài mới .
VI/Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định lớp(30 giây):
 2/Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Trình bày các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?
 3/Bài mới: Nếu hoang mạc có KH vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, rất bất lợi cho sự sống, thì cũng còn một môi trường nữa có KH khắc nghiệt không kém, động - thực vật rất nghèo nàn, có những nét tương đồng nhưng tính chất đối nghịch nhau vì: Một môi trường quá nóng và một môi trường quá lạnh. Đó là MT nào? Đặc điểm của MT ra sao? Hôm nay các em lần lượt trả lời câu hỏi ấy qua bài học “Môi trường đới lạnh”
Hoạt động của Thầy và Trò:
HĐ 1: (20phút) / Đặc điểm của môi trường
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụngbản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
- GV treo bản đồ 2 miền cực B và N lên bảng, Giới thiệu sơ lược 2 bản đồ cho HS rõ.
 - HS quan sát 2lược đồ SGK kết hợp bản đồ treo tường xác định ranh giới của MT đới lạnh?
 - GV giới thiệu hai điểm cần chú ý ở hai lược đồ là:
 +Đường VC(66033’) thể hiện ở đường tròn nét đức đen. 
 +Ranh giới của đới lạnh là đường đẳng nhiệt 00 tháng 7 ở BBC và 00 thàng 1 ở NBC - Là tháng có nhiệt độ cao vào mùa Hạ ở hai bán cầu.
Ghi bảng:
1/Đặc điểm của môi trường : 
 a/Vị trí: 
 -Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
 -Bán cầu B là chủ yếu Đại dương BBD và rìa phía B của ba châu Á, Âu, Mỹ còn ở bán cầu N chủ yếu là lục địa Nam cực và rìa phía Nam của ba Đại Dương: TBD, AĐD, ĐTD. 
 - Như vậy ranh giới môi trường đới lạnh ở hai bán cầu như thế nào ?
- Qua H21.1 và H21.2, em hãy cho biết sự khác nhau giữa hai môi trường đới lạnh ở BBC và NBC là gì?
- HS quan sát H21.3 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa ở MT đới lạnh?
 +Nhiệt độ: Tháng 7 cao nhất: < 100C
 Tháng 2 thấp nhất < -300C
 +Biên độ nhiệt trong năm rất lớn.
- Lượng mưa của MT đới lạnh có đặc điểm gì? 
 +Lượng mưa TB năm: 1331mm.
 +Lượng mưa nhiều nhất là tháng 7, tháng 8 < 20mm.
 +Lượng mưa ít nhất là các tháng 2,3 dưới dạng tuyết.
- Gío ở đới lạnh như thế nào?(Rất mạnh, có hiện tượng bão tuyết vào mùa Đông)
- HS đọc thuật ngữ “băng trôi và băng sơn”?
HS quan sát các hình 21.4 và 21.5 so sánh sự khác nhau giữa băng trôi và băng sơn?
- Trong điều kiện KH như vậy các loài sinh vật sống ở đây như thế nào? Các em tìm hiểu sang phần hai: “Sự thích nghimôi trường”
HĐ 2: (18phút) -Sự thích nghi cuả thực vật và động vật với Môi trường
 *Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụngbản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
- HS quan sát các hình 21.6 và 21.7 mô tả hai ảnh đài nguyên vào mùa Hạ ở Băc Âu và Bắc Mỹ?
- Thực vật đặc trưng là gì?Vì sao thực vật phát triển vào mùa Hè?
- Động vật ở đây là gì? Các động vật trên khác với đới nóng ở chỗ nào?
- HS đọc đoạn văn bài tập 4 SGK trang 70.
 b/Đặc điểm:
 -Khí hậu quanh năm lạnh lẽo, khắc nghiệt, mùa Đông rất dài và mùa Hè rất ngắn, có nhiệt độ dưới 100C.
 -Lượng mưa rất ít (TB: 1331mm), phần lớn dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
 -Gió ở đới lạnh thổi rất mạnh.
 -Vùng biển lạnh mùa Hè có băng trôi và núi băng.
 -Nguyên nhân: Do nằm ở vĩ độ cao, hằng năm nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt trời rất ít.
 - 2/Sự thích nghi cuả thực vật và động vật với Môi trường:
 -Thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn mọc xen lẫn với rêu và địa y (chống được bão tuyết và giữ được nhiệt độ), ít về số lượng, số loài 
 -Động vật thích nghi với KH lạnh là: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu có bộ lông dày, lông không thấm nước, có lớp mỡ dày.
 -Một số loài động vật tránh rét bằng hình thức di cư hoặc ngủ Đông.
3/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (2 phút) - Tính khắc nghiệt của KH đới lạnh biểu hiện như thế nào?
 - Vì sao nói “Đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái đất”
 c/Dặn dò (30 giây):
	 Học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong SGK và trong tập bản đồ đồng thời soạn trả lời các câu hỏi SGK trang 73 để tìm hiểu bài mới “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”
Tuần : 12
Tiết : 23
Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA 
 CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
NS : 30/10/15
NG : 02/11/15
I/Mục Tiêu:
 1/Kiến thức: - HS trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
 - HS biết được một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
 2/Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lý, kỹ năng lập và phân tích sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
 3/Thái độ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ động - thực vât quý hiếm.
 4/Định hướng PTNL: Sử dung CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: - Sách giáo khoa + tập bản đồ.
 - Bản đồ thế giới; Ảnh và các tư liệu về hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. 
 2/HS chuẩn bị: Sách giáo khoa + tập bản đồ.
 -Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về hoạt động KT của các quốc gia ở đới lạnh và tìm hiểu kỹ bài mới.
VI/Tiến trình lên lớp:
 1Khởi động:
 a/Ổn định lớp(30 giây)
 b/Kiểm tra bài cũ(2 phút) Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh biểu hiện như thế nào?
 2/Khám phá:(30 giây) Ở hoang mạc khi khai thác tài nguyên con người phải đối mặt với cái nóng khô hạn khắc nghiệt gây ra, còn ở MT đới lạnh thì con người phải khắc phục cái lạnh giá và khô hạn đem lại .Vì vậy, từ ngàn xưa đến nay các dân tộc phương Bắc đã chinh phục, khai thác bảo vệ xứ tuyết trắng mênh mông này như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, hôm nay các em tìm hiểu bài mới : “Hoạt động kinh tế đới lạnh” 
 3/Kết nối: 
Hoạt động của Thầy và Trò:
 HĐ 1: (20phút)/Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc: 
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
-Theo em, trong điều kiện khí hậu rất lạnh lẽo, khắc nghiệt mà dân cư phân bố ở đới lạnh như thế nào?
 - HS quan sát H22.1 SGK cho biết :
 + Tên các dân tộc sống ở đới lạnh phương Bắc?
 + Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắn?
Ghi bảng:
1/Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc. 
 *Do KH lạnh lẽo, khắc nghiệt nên đới lạnh ít dân cư.
 a/Hoạt động kinh tế cổ truyền: 
 Chủ yếu là chăn nuôi Tuần lộc, đánh cá, săn bắt thú có bộ lông quý để lấy thịt, mỡ, da và lông...
+ Địa bàn cư trú của các dân tộc sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi?
 - Như vậy hoạt động kinh tế cổ truyền là gì? - Tại sao con ngươì chỉ sống ở ven bờ biển Bắc Á, Bắc Âu mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam cực?
 Các dân tộc chỉ sống ven các bờ biển vì khí hậu ở đó ít lạnh hơn ở 2 cực, nguồn thực phẩm phong phú, có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi và săn bắt.
 HĐ 2: (18phút Việc nghiên cứu và khai thác môi trường:)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
-HS quan sát các hình 22.3 và 22.4 mô tả hiện tượng địa lý trong ảnh? 
 - HS thảo luận nhóm: 
 +Các nhóm 1,3: .Tuy là vùng có KH lạnh nhất thế giới nhưng đới lạnh cũng có những nguồn tài nguyên nào? (khoáng sản, hải sản, thú có bộ lông quý hiếm)
 .Tại sao đới lạnh có nhiều tài nguyên TN nhưng vẫn chưa được thăm dò và khai thác? (Vì khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng dày, mùa đông kéo dài thiếu nhân lực lao động thiếu phương tiện vận chuyển và kỹ thuật...) 
 +Các nhóm 2,4: Quan sát H24-4, H24-5 cho biết: 
 .Con người ở đây khai thác tài nguyên như thế nào? Các hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là gì?
 .Các vấn đề quan tâm lớn của MT phải giải quyết ngay ở đới lạnh là gì? 
 -Sau 5’thảo luận, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày nội dung, các nhóm khác theo dõi, bổ sung cho hoàn chỉnh, GV chuẩn xác lại kiến thức và ghi bảng:
 GV giới thiệu cho HS:
 +Hiện nay có 12 nước đặt trạm nghiên cứu ở Nam cực trong các lĩnh vực: Khí hậu học, hải dương học, địa chất học, sinh vật học... 
 +Các tổ chức hòa bình thế giới đã có những biện pháp, chống những tàu săn bắt cá voi xanh ở phía Nam.
 b/Hoạt động kinh tế hiện đại: 
 Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý.
2/Việc nghiên cứu và khai thác môi trường:
 -Do đới lạnh có khí hậu quá lạnh lẽo, khắc nghiệt nên việc sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế còn ít.
 -Các hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác dầu mỏ, khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến cá voi, chăn nuôi thú có lông quý hiếm.
 *Một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh: 
 -Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế.
 - Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
 4/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (2 phút) 
 Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người ở môi trường đới lạnh là gì?
 -Cho HS làm bài tập 3 (SGK):
Địa 7 - Nguyễn Thị Hà - Trường THCS Mỹ Hoà 64
Khí hậu rất lạnh
Rất ít người sinh sống
Băng tuyết phủ quanh năm
Thực vật rất nghèo nàn
 *GV treo bảng phụ có ghi nội dung sau lên bảng, HS lên bảng nối nội dung bên trái với các nội dung bên phải sao cho đúng các vấn đề cần quan tâm ở 3 môi trường đã học: 
Ô nhiễm môi trường nước, không khí
Đới nóng
Săn bắt quá mức thú có lông quý
Đới ôn hòa
Xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng
Đới lạnh
 c/Dặn dò (30 giây):
 Về nhà học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong tập bản đồ đồng thời soạn trả lời các câu hỏi 1,2 SGK trang 49 để tìm hiểu bài mới “Môi trường vùng núi”.
Tuần: 12
Tiết : 24
Nội dung 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI – HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
NS : 30/10/15
NG : 05/11/15
Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I/Mục Tiêu:
 1/Kiến thức: HS Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT vùng núi đồng thời biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
 2/Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích ảnh địa lý và cách đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa.
 3/Thái độ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
 4/Định hướng PTNL: Sử dung CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên thế giới
 - Sưu tầm ảnh chụp phong cảnh vùng núi Việt Nam hoặc các nước trên thế giới.
 2/HS chuẩn bị: Sưu tầm ảnh chụp về các núi Việt Nam và thế giới.
 - Vẽ H 23.2 SGK vào vở tìm hiểu kỹ bài mới.
VI/Tiến trình lên lớp:
 1Khởi động: 
 a/Ổn định lớp(30 giây):
 b/Kiểm tra bài cũ: (1 phút)Trình bày các hoạt động KT chính của con người ở đới lạnh.
 2/Khám phá(30 giây) Khác với đồng bằng, miền núi do ảnh hưởng của độ cao mà thực vật thay đổi theo độ cao của địa hình, dân cư thưa thớt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu đặc điểm này?
 3/Kết nối)
Hoạt động của thầy và trò:
 HĐ 1: (20phút)/ Đặc điểm của môi trường:
 *Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
 - HS nhức lại kiến thức lớp 6: Càng lên cao không khí càng như thế nào? Nhiệt độ của không khí ra sao?
 - HS quan sát ảnh 23.1 cho biết: ảnh chụp gì? ở đâu? trong ảnh có những đối tượng địa lý nào? (Cảnh vùng núi Himalaya Châu Á ở đới nóng. Toàn cảnh lá cây lùn, thấp hoa đỏ phía xa, trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi) .
 - Đặc điểm của vùng núi là gì? Tại sao ở đới nóng quanh năm có To cao nhưng lại có tuyết phủ trắng xoá trên đỉnh núi?
Ghi bảng:
 1-Đặc điểm của môi trường:
 - Vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.
 - Vậy nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật như thế nào? (phần nầy cho HS quan sát hình 23.2 thảo luận theo nhóm). Nhận xét sự phân bố thực vật ở 2 sườn cả dãy An-Pơ. Cho biết nguyên nhân?
 - HS tiếp tục quan sát H23.3 so sánh độ cao của từng vành đai tương tự ở 2 đới? Cho biết đặc điểm khác nhau nổi bật giữa sự phân tầng thực vật ở 2 đới?
 - Độ dốc của sườn núi ảnh hưởng đến thiên nhiên – kinh tế của vùng núi như thế nào? (Lũ, xói mòn, giao thông khó khăn)
- GV nhấn mạnh: Hoạt động kinh tế của con người làm gia tăng tác động của ngoại lực đến địa hình vùng núi. Để bảo vệ MT vùng núi chúng ta phải làm gì?
HĐ 2: (18phút) Cư trú của con người ở vùng núi:
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử, sinh học
*Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông...
- Do đặc điểm trên của MT vùng núi mà con người cư trú ở miền núi như thế nào?
 - Người dân ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
- Ở nước ta, vùng núi là địa bàn cư trú của những dân tộc nào? Đặc điểm dân cư ra sao? Sống phụ thuộc và điều kiện gì? 
- Ở nước ta, các dân tộc miền núi có thói quen cư trú :
 + Người Mèo : Ở trên núi cao .
 +Người Tày : Ở lưng chừng núi và vùng núi thấp .
 +Người Mường : Ở vùng núi thấp và chân núi .
 +Người Cơ tu : Ở dọc theo khe suối .
- Vùng núi Quảng Nam quê em có những dân tộc nào sinh sống? Đặc điểm dân cư như thế nào?
-Địa bàn huyện Đại Lộc có dân tộc thiểu số nào sinh sống không? GV giới thiệu người Cơ tu ở làng Yều xã Đại Hưng huyện Đại Lộc, con em người dân tộc Cơ Tu ở làng này hiện nay đang tham gia học tập tại các trường Tiểu học Trương Đình Nam và trường THCS Quang Trung.
- Thực vật cũng thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.
- Sự phân tầng thực vật theo độ cao giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao
- Hướng núi và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng sâu sắc tới MT miền núi.
2/Cư trú của con người ở vùng núi:
 - Vùng núi dân cư thưa thớt
 - Ở nước ta,vùng núi là nơi cư trú của các dâ tộc ít người .
 - Người dân ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau:
 +Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. 
 +Các dân tộc ở miền núi Nam Mỹ ưa sống ở độ cao trên 300m, nhiều đất bằng, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
 +Các dân tộc ở vùng Sừng Châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn nuiscao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.
 4/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (3 phút) 
 -Nêu đặc điểm của MT vùng núi? Đặc điểm cư trú của con người ở vùng núi? 
 Cho ví dụ minh họa?
 -Giải bài tập 3(SGK):
 Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung tiêu đề lên bảng - HS lên điền vào bảng phụ -cả lớp theo dõi bổ sung cụ thể như sau:
Độ cao (mét)
Đới ôn hoà
Đới nóng
200m-900m
Rừng lá rộng
Rừng rậm nhiệt đới
900m-1600m
Rừng hỗn giao
Rừng cây n0 trên núi
1600m-2200m
Rừng lá kim
Rừng hỗn giao ôn đới trên núi
2200m-3000m
Đồng cỏ núi cao
Rừng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_21_Moi_truong_doi_lanh.doc